Bảng 2.10: Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời gian
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chỉ tiêu
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)
DS cho vay 97.291 100 123.520 100 149.308 100
Ngắn hạn 40.862 42 53.113 43 67.189 45
Trung, dài hạn 56.429 58 70.406 57 82.120 55
( Nguồn: Báo cáo tín dụng tiêu dùng MB – Khánh Hòa)
Nhận xét:
Qua số liệu trên ta thấy doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn gia tăng. Năm 2009 doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn là 40.862 triệu đồng chiếm 42% tỷ trọng doanh số cho vay, năm 2010 doanh số này là 53.113 triệu đồng chiếm 43% doanh số cho vay và tăng 26.229 triệu đồng so với năm 2009. Qua năm 2011 doanh số cho
vay tiêu dùng ngắn hạn tiếp tục tăng lên đạt 67.189 triệu đồng tức là tăng 25.789 triệu đồng chiếm 45% tỷ trọng doanh số cho vay. Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn luôn tăng qua các năm và cũng chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng. Cho vay ngắn hạn chủ yếu hiện nay là đáp ứng những nhu cầu đột xuất của người vay và đảm bảo bằng cầm cố các chứng từ có giá: trái phiếu, sổ tiết kiệm, tài khoản tiền gửi tại ngân hàng…do xuất hiện nhu cầu chi tiêu trước khi các khoản tiết kiệm này đến hạn. Khi qua một thời gian ngắn thì họ sẽ có nguồn vốn để trả nợ, nên họ chủ yếu là vay ngắn hạn và số lượng khách hàng này chiếm một số lượng lớn.
Trong khi đó doanh số cho vay tiêu dùng trung và dài hạn lại chiếm ưu thế lớn hơn qua các năm (chiếm trên 55% tổng doanh số), vì nhu cầu vay tiêu dùng tập trung ở vay mua và sữa chữa nhà, ô tô và cho vay sản xuất kinh doanh, đây thường là những khoản vay có giá trị lớn mà nguồn trả nợ là từ thu nhập hàng quý, hàng tháng của người vay, kỳ hạn trả nợ dài sẽ thu hút được nhiều khách hàng do nó phù hợp với mức thu nhập trung bình của nhiều người trong xã hội. Doanh số cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn gần tương đối với nhau điều này cho thấy ngân hàng đã cân đối được nguồn vốn cho vay của mình đối với hoạt động cho vay tiêu dùng.