Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bán lẻ BIDV

Một phần của tài liệu Quản lý dịch vụ bản lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 50 - 57)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bán lẻ BIDV

3.2.1.1. Đánh giá kết quả của nghiệp vụ huy động vốn bán lẻ

Bảng 3.1: Tổng nguồn vốn huy động của dịch vụ bán lẻ tại BIDV Vĩnh Phúc

ĐVT: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2011 Năm 2013

Số

tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng nguồn vốn huy động

của DVBL 1.492 100 1.530 100 1.992 100 2.282 100 1.Tiền gửi của TCKT 310 20 265 17 472 23,69 521 23 2.Tiền gửi dân cư 712 48 776 51 1.028 51,61 1.179 52 3. Các định chế tài chính 470 32 487 32 492 24,70 582 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.Thị phần huy động vốn (%) 10,38 8,81 9,83 10,30

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp của ngân hàng (giai đoạn 2010-2013)

Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, là yếu tố quyết định để Đảng và nhà nước thực hiện các mục tiêu, chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại chó của đất nước. Đối với NHTM, hoạt động huy động vốn có vai trò rất lớn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và hội nhập quốc tế. Với chức năng trung gian tín dung, huy đông và tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời từ trong dân cư, từ các thành phần kinh tế xã hội. Thực chất của hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại được tiến hành dựa trên cơ sở tiền của người khác, vốn của ngân hàng thương mại chỉ chiếm một phần nhỏ trong hoạt động kinh doanh.

Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại, những năm qua BIDV Vĩnh Phúc đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau để tăng cường nguồn vốn huy động cho ngân hàng. Trong đó phải kể đến nguồn vốn huy động trong dịch vụ bán lẻ của BIDV Vĩnh Phúc. Trong thời gian qua công tác triển khai dịch vụ bán lẻ đối với hoạt động huy động vốn tại BIDV Vĩnh Phúc đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Tổng nguồn vốn huy động của dịch vụ bán lẻ tại BIDV Vĩnh Phúc liên tục tăng trong thời gian qua:

Xét về tổng nguồn vốn huy động của dịch vụ bán lẻ năm 2010 đạt mức 1.492 tỷ đồng thì năm 2011 tổng nguồn vốn huy động tăng lên đến 1.530 tỷ đồng và tăng 2,54%. Sang tới năm 2012 tổng vốn huy động của ngân hàng tiếp tục được tăng lên đến 1.992 tỷ đồng và năm 2013, tổng vốn huy động của ngân hàng là 2.282 tỷ đồng. Đây là điểm đáng mừng trong việc huy động vốn của ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi của tổ chức dân cư chiếm tỷ lệ cao nhất. Hàng năm tỷ lệ tiền gửi dân cư chiếm khoảng 48-52%. Năm 2010, tiền gửi của tổ chức dân cư là 712 tỷ đồng tương ứng với 48% thì năm 2011, tổng tiền gửi của tổ chức dân cư tăng lên đến 776 triệu và chiếm 51%. Tổng tiền gửi của tổ chức dân cư tiếp tục tăng lên đến 1.028 triệu vào năm 2012 và đạt mức 1.179 triệu vào năm 2013. Tổng tiền gửi của tổ chức dân cư hai năm này đều chiếm tỷ lệ là 52%. Như vậy có thể nói nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ lệ lớn và đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Ngoài nguồn vốn huy động từ tổ chức dân cư thì ngân hàng còn huy động vốn từ các nguồn khác: tiền gửi của tổ chức kinh tế, các định chế tài chính. Với mục tiêu đa dạng hóa các nguồn huy động vốn tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn của ngân hàng.

Tuy nhiên, đánh giá về thị phần huy động vốn của BIDV chi nhánh Vĩnh Phúc thì vốn huy động của BIDV của chi nhánh đang có xu hướng tăng giảm thay đổi không ổn định qua 4 năm trở lại đây. Mặc dù, BIDV là một trong những ngân hàng khá có thương hiệu trên thị trường nhưng tại thị trường Vĩnh Phúc thì hoạt động huy động vốn của BIDV vẫn chiếm thị phần huy động vốn là thấp. Năm 2010, tổng thị phần đạt mức 10,38%. Năm 2011, thị phần chỉ đạt 8,81%. Năm 2012 thị phần có chút tăng hơn năm đạt mức 9,83% và năm 2013 là 10,3%.

Qua việc đánh giá tình hình huy động vốn tại BIDV Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2013 cho thấy hoạt động huy động vốn đối với dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng tăng khá mạnh về tổng nguồn vốn huy động trong thời gian qua. Để đạt được kết quả này là sự đúng đắn trong chính sách quản lý của ngân hàng, những năm qua ngân hàng phối hợp thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để tăng cường nguồn vốn huy động. Mặc dù trong điều kiện nền kinh tế hết sức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ khó khăn nhưng với chiến lược đúng đắn, BIDV đã chủ đông đưa ra nhiều hình thức huy động vốn với sản phẩm đa dạng và lãi suất cạnh tranh để mở rộng nguồn vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên xét về yếu tố thị phần huy động vốn thì BIDV vẫn còn chiếm thị phần nhỏ mới dao động trong khoảng 10%. Vì vậy, cần tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp hơn nữa trong công tác quản lý các dịch vụ bán lẻ để mở rộng thị phần huy động vốn cho ngân hàng.

3.2.1.2. Nghiệp vụ cho vay cá nhân

Căn cứ vào bảng số liệu 3.2 cho thấy dư nợ tín dụng bán lẻ và doanh số cho vay của hoạt động cho vay bán lẻ có diễn biến thay đổi tăng giảm trong thời gian qua.

Xét về tổng dư nợ tín dụng dịch vụ bán lẻ

Năm 2010, tổng dư nợ tín dụng bán lẻ của ngân hàng là 316,4 tỷ đồng chiếm 21,3% trong tổng dư nợ. Năm 2011 tổng dư nợ tín dụng là 476 tỷ đồng chiếm 30% trong tổng dư nợ và năm 2012 tổng dư nợ tín dụng tiếp tục tăng lên đến 529.4 tỷ đồng. Tuy nhiên tính về tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ trên tổng dư nợ tín dụng thì tỷ lệ này lại giảm khá mạnh chỉ chiếm 11.3%. Năm 2012, tổng dư nợ tín dụng cũng tăng về số tương đối và đạt mức 565.7 tỷ đồng nhưng nếu xét về tỷ lệ dư nợ tín dụng trong tổng dư nợ thì chỉ chiếm 6.9%.

Qua đây cho thấy tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ của ngân hàng đang có xu hướng giảm trong thời gian qua và chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Điều này cho thấy ngân hàng BIDV vẫn chưa chú trọng đến dịch vụ cho vay của hoạt động bán lẻ, cần tăng cường hơn nữa để mở rộng thị phần cho vay của hoạt động bán lẻ của ngân hàng.

Xét về doanh số cho vay

Doanh số cho vay của dịch vụ bán lẻ cũng có xu hướng thay đổi qua các năm. Năm 2010, doanh số tín dụng đạt mức 1.693 tỷ đồng tương ứng với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 11.2% thì năm 2011 doanh số tín dụng chỉ đạt mức 928 tỷ đồng. Tuy nhiên, xét về tỷ lệ trên tổng doanh số tín dụng thì doanh số tín dụng của ngân hàng lại có xu hướng tăng khá cao chiếm tới 29%. Năm 2012, doanh số tín dụng tăng lên đến 1.036 tỷ đồng và năm 2012 doanh số tín dụng tăng nhẹ và đạt 1.052 tỷ đồng.

Qua việc đánh giá doanh số tín dụng cho vay đối với dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng cho thấy doanh số tín dụng có xu hướng tăng qua các năm nhưng về tỷ lệ thì doanh số tín dụng của hoạt động bán lẻ mới chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.

Như vậy có thể nói, dư nợ và doanh số cho vay của hoạt động tín dụng có xu hướng tăng trong thời gian qua. Tuy nhiên tỷ lệ về doanh số cho vay của hoạt động tín dụng lại có xu hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân thực tế là giai đoạn 2010 đến 2013 kinh tế đang khó khăn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các cá nhân, hộ gia đình đang gặp nhiêu khó khăn. Vì vậy ngân hàng cũng thắt chặt các khoản cho vay để giảm thiểu tình trạng nợ xấu và nợ quá hạn, giảm rủi ro cho ngân hàng. Đây cũng là một trong những chiến lược đúng đắn của ngân hàng trong thời gian qua.

Bảng 3.2: Bảng đánh giá tình hình dƣ nợ tín dụng và doanh số cho vay tại BIDV Vĩnh Phúc

ĐVT: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1 Dư nợ tín dụng bán lẻ 316.4 21.3 476 30 529.4 11.3 565.7 6.9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3 Tổng dư nợ tín dung 1,487 100 1,586 100 4,685 100 3,536 100 4 Tổng doanh số cho vay 15,116 100 3,200 100 8,633 100 9,564 100

Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2010-2013

3.2.1.2. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ thẻ, ngoại tệ và cá dịch vụ khác

Bảng 3.3: Doanh thu từ hoạt động dịch vụ thẻ, ngoại tệ và các hoạt động khác

ĐVT: tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thu phí dịch vụ ròng 13,49 22,26 19,30 22,10 - Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền 7,46 9,39 8,75 8,04 - Bảo lãnh 0,82 1,59 2,38 5,70 - Kinh doanh ngoại tệ 1,35 3,54 1,70 1,50 - Tài trợ thương mại 1,57 2,00 1,41 1,20 - Dịch vụ thẻ ATM 0,47 0,64 0,79 1,13 - Dịch vụ khác 1,82 5,10 4,27 4,53

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doannh tổng hợp tại BIDV Vĩnh Phúc năm 2010 -2013

Căn cứ vào số liệu trong bảng 3.3 cho thấy doanh thu từ các hoạt động của dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ và dịch vụ khác có diễn biến thay đổi tăng giảm trong thời gian qua.

Thứ nhất, doanh thu từ hoạt động dịch vụ thanh toán và chuyển tiền. Trong bảng số liệu thì đây là khoản doanh thu chiếm tỷ lệ lớn nhất hàng năm.

Năm 2010, doanh thu từ dịch vụ thanh toán và chuyển tiền của ngân hàng là 7,46 tỷ thì năm 2011 doanh thu tiếp tục được tăng lên đến 9,39 tỷ tương ứng với tốc độ tăng là 126%. Năm 2012 doanh thu từ dịch vụ thanh toán và chuyển tiền lại giảm xuống còn 8,75 tỷ và tiếp tục giảm vào năm 2013 là 8,04 tỷ. Như vậy trong 3 năm trở lại đây doanh thu từ hoạt động dịch vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thanh toán và chuyển tiền có xu hướng giảm. Ngân hàng cần có các biện pháp tích cực hơn nữa trong các chính sách quản lý để nâng cao các khoản thu từ dịch vụ này.

Thứ hai, về dịch vụ kinh doanh ngoại tệ. Sau dịch vụ thanh toán và chuyển tiền thì dịch vụ kinh doanh ngoại tệ cũng là chiếm một tỷ lệ lớn trong bảng trên.

Năm 2010 dịch vụ kinh doanh ngoại tệ đạt mức 1,35 tỷ đồng. Năm 2011, thu nhập từ hoạt động này là 3,54 tỷ đồng và năm 2012 thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ giảm mạnh và chỉ đạt 1,7 tỷ giảm hơn 50% so với năm 2012. Năm 2013, thu nhập từ hoạt động này giảm xuống còn 1,5 tỷ.

Thứ ba, đối với hoạt động bảo lãnh. Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đang có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh cũng đem lại một khoản thu nhập tương đối lớn cho các dịch vụ này. Năm 2010 thu nhập từ hoạt động bảo lãnh chỉ đạt 0,82 tỷ đồng thì năm 2011 thu nhập tăng lên đến 1,59 tỷ và năm 2012 thu nhập tăng lên 2,38 tỷ và tiếp tục tăng đến 5,7 tỷ vào năm 2013.

Thứ tư, dịch vụ thẻ ATM của ngân hàng cũng đang có xu hướng gia tăng, cho thấy dịch vụ thẻ ATM của ngân hàng đang dần chiếm được thị phần trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngoài ra việc phát triển dịch vụ kinh doanh ngoại tệ , dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thẻ ATM, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền thì dịch vụ tài trợ thương mại và dịch vụ khác cũng đang có xu hướng phát triển tại ngân hàng.

Qua việc đánh giá một số dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng cho thấy dịch vụ huy động vốn và dịch vụ cho vay vẫn là các dịch vụ đem lại khoản thu nhập lớn cho ngân hàng BIDV chi nhánh Vĩnh Phúc. Mặc dù trong chiến lược quản lý và phát triển dịch vụ của ngân hàng có sự đa dạng hóa các dịch vụ bán lẻ bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau: dịch vụ thẻ, dịch vụ ngoại tệ, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, dịch vụ tài trợ thương mại và một số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ dịch vụ khác nữa nhưng hiệu quả của các hoạt động này vẫn chưa cao. Một mặt do nguyên nhân khách quan là người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Mặt khác, nhu cầu đối với dịch vụ của ngân hàng đối với nhiều bộ phận dân cư không thực sự cấp bách và không cần phải có, vì vậy không làm hiện đại hóa được cuộc sống của họ. Thậm chí còn rất nhiều người coi dịch vụ ngân hàng là chỉ để dành cho những người nhiều tiền. Ngay trong dịch vụ thẻ, nhiều người còn cảm thấy rắc rối khi phải dùng tới thẻ bởi cho tới thời điểm hiện nay, khả năng thanh toán bằng thẻ chưa cao, các tiện ích của thẻ chưa được khai thác hết, nhiều người dân trên địa bàn coi dịch vụ thẻ ATM chỉ để rút tiền mặt. Một hạn chế nữa là do tâm lý của người dân trên địa bàn rất ngại để người khác biết thu nhập của mình, kể cả trong trường hợp các nguồn thu nhập là hoàn toàn hợp pháp, họ sợ bị lộ bí mật đời tư nên rất ngại việc mở tài khoản tại ngân hàng.

Ngoài nguyên nhân khách quan trên thì cần kể đến các nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng. Để đánh giá các nguyên nhân chủ quan này tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn điều tra về các nhân tố ảnh hưởng tới dịch vụ bán lẻ của ngân hàng BIDV chi nhánh Vĩnh Phúc, thông qua kết quả điều tra tác giả sẽ xử lý kết quả bằng phần mềm SPSS để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố, phần này sẽ được trình bày cụ thể trong mục 3.3 của luận văn.

Một phần của tài liệu Quản lý dịch vụ bản lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)