Quyền tài sản với giấy tờ có giá

Một phần của tài liệu Quyền tài sản - một loại tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 32)

Theo nghĩa rộng, giấy tờ có giá nói chung, đ-ợc hiểu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định (tổ chức, cá nhân) xét trong mối quan hệ pháp lý với chủ thể khác {34 tr 89}

Điều 163 BLDS năm 2005 chỉ quy định giấy tờ có giá là một loại tài sản mà không đ-a ra những đặc tr-ng pháp lý. Tuy nhiên, qua nghiên cứu những quy định liên quan chúng tôi thấy giấy tờ có giá có những đặc điểm nh- sau:

Về hình thức, giấy tờ có giá là một chứng chỉ đ-ợc lập theo hình thức, trình tự luật định. Về nội dung, thể hiện những quyền tài sản, giá của các giấy tờ có giá là giá trị quyền tài sản và quyền này đ-ợc pháp luật bảo vệ; giấy tờ có giá có tính thanh khoản, là công cụ có thể chuyển nh-ợng với điều kiện chuyển nh-ợng toàn bộ một lần.

- Quyền tài sản và giấy tờ có giá đều là tài sản, do vậy chúng có điểm giống nhau là đều trị giá đ-ợc bằng tiền (nguyên tắc giá trị). Quyền tài sản và giấy tờ có giá rất rộng; đối với quyền tài sản đó là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, quyền yêu cầu ....; giấy tờ có giá là hối phiếu, sec, chứng khoán ... nh-ng đều trị giá đ-ợc bằng tiền. Mặc dù, giấy tờ có giá và quyền tài sản rất đa dạng nh-ng chúng đều đ-ợc phép chuyển giao trong giao dịch dân sự (nguyên tắc chuyển giao) với những điều kiện nhất định.

- Về bản chất giấy tờ có giá và quyền tài sản có những điểm rất giống nhau, vì nội dung của giấy tờ có giá là ghi nhận quyền tài sản. Vì vậy, phân biệt đâu nào giấy tờ có giá và đâu là quyền tài sản chúng ta phải xem xét chúng trong từng mối quan hệ. Ví dụ công trái là giấy tờ có giá nh-ng nội dung của công trái lại ghi nhận quyền tài sản là quyền yêu cầu đ-ợc nhận một khoản tiền mà chủ sở hữu đã mua hoặc đ-ợc tặng cho.

- Tuy nhiên, sự khác nhau giữa quyền tài sản và giấy tờ có giá thể hiện trên những ph-ơng diện sau:

Giấy tờ có giá là tài sản hữu hình, đó là những tài sản đ-ợc biểu hiện d-ới giá trị bằng những đại l-ợng cụ thể nh- đồng hoặc số l-ợng quyền tài sản... Ví dụ, nh- cổ phiếu, th-ơng phiếu, công trái, chứng khoán ... Quyền tài sản có những loại là tài sản vô hình, trong đó vô hình tuyệt đối nh- quyền sở

hữu trí tuệ. Vì vậy, khi xác định giá trị của quyền sở hữu trí tuệ phải thông qua các hành vi nh- chuyển giao, sử dụng đối t-ợng sở hữu trí tuệ.

Chủ sở hữu của giấy tờ có giá thực hiện nội dung quyền sở hữu trên đầy đủ ba ph-ơng diện đó là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Ví dụ, chủ sở hữu của hối phiếu có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình. Chủ sở hữu quyền tài sản cũng có đầy đủ các quyền năng đ-ợc pháp luật quy định, nh-ng do tính chất vô hình của đối t-ợng sở hữu, thì việc chiếm hữu các đối t-ợng này không đ-ợc thực hiện một cách đầy đủ nh- các loại tài sản khác. Ngoài ra, việc định đoạt đối với tài sản là quyền tài sản cũng khác so với giấy tờ có giá. Đối với giấy tờ có giá khi định đoạt chúng thì chủ sở hữu không còn quyền gì đối với giấy tờ có giá đó. Ví dụ mua bán, tặng cho hối phiếu, chứng khoán.

Ch-ơng 2

Quyền tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự

Quan hệ pháp luật nói chung là những quan hệ xã hội đ-ợc pháp luật điều chỉnh. Luật dân sự điều chỉnh những quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Thành phần của quan hệ pháp luật đ-ợc cấu thành bởi các yếu tố nh- chủ thể, khách thể, nội dung. Quyền tài sản là khách thể của quan hệ sở hữu, không tồn tại độc lập mà tồn tại trong mối quan hệ thể hiện quyền và nghĩa vụ của một chủ thể nhất định. Chính vì vậy, quyền tài sản không chỉ chịu sự điều chỉnh của luật dân sự mà còn chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nh- luật sở hữu trí tuệ, luật đất đai, luật kinh tế ...

BLDS năm 1995, lần đầu tiên đ-ợc ghi nhận quyền tài sản là một loại tài sản, nay quyền tài sản đ-ợc quy định tại Điều 163, Điều 181 BLDS năm 2005.

Trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành, trong ch-ơng này quyền tài sản đ-ợc nghiên cứu d-ới góc độ chủ thể, một số quyền tài sản và nội dung quyền sở hữu.

Một phần của tài liệu Quyền tài sản - một loại tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 32)