Quyền sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu Quyền tài sản - một loại tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 43)

Theo nghĩa rộng, sở hữu trí tuệ là quyền xuất phát từ hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực sở hữu công nghiệp và văn học nghệ thuật. Hầu hết các n-ớc đều có luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với những lý do nh-: đ-a ra khái niệm về quyền nhân thân và quyền tài sản, và các quyền của công chúng tiếp cận sáng tác, nhằm thúc đẩy hoạt động sáng tạo, phổ biến áp dụng những kết quả của hoạt động sáng tạo. Đối với sở hữu công nghiệp, pháp luật nhằm mục đích bảo vệ những ng-ời sáng tạo và những nhà sản xuất hàng hoá, dịch vụ với việc trao họ những quyền bị khống chế về thời gian để kiểm soát việc sử dụng các sản phẩm đó.

Hiện nay, trong luật thực định ch-a có định nghĩa chính thức về quyền sở hữu trí tuệ mà chỉ có khái niệm đối với những đối t-ợng cụ thể. Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam “Quyền sở hửu trí tuệ l¯ quyền của tố tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng” {8 tr 8}. Trong điều luật này chỉ liệt kê quyền sở hữu trí tuệ là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, mà không đ-a ra khái niệm khoa học về loại quyền này. Quyền sở hữu trí tuệ ngoài những điểm chung nh- quyền sở hữu tài sản, đ-ợc cấu thành bởi chủ thể, nội dung và khách thể, nó còn mang những đặc điểm riêng biệt đó là:

- Quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu những tài sản vô hình, là sản phẩm sáng tạo của con ng-ời, những tài sản này có thể mua bán, chuyển giao quyền sử dụng, tặng cho, thừa kế ...

- Tính vô hình, là sản phẩm của sáng tạo trí tuệ, mang tính vô hình, nó chỉ đ-ợc vật chất hoá hoặc đ-ợc thể hiện trên những vật cụ thể, nghĩa là nó phải đ-ợc thể hiện thông qua những vật hữu hình.

- Tính không gian, khác với quyền sở hữu tài sản vật chất, quyền sở hữu trí tuệ chỉ đ-ợc xác lập khi tác phẩm đ-ợc thể hiện d-ới một hình thức vật chất nhất định hoặc đ-ợc đăng ký, cấp văn bằng bảo hộ hoặc trong phạm vi quốc gia lãnh thổ nhất định.

- Tính thời gian, quyền sở hữu trí tuệ chỉ đ-ợc bảo hộ trong một thời hạn nhất định (trừ quyền nhân thân phi tài sản), thời hạn bảo hộ trong, sau thời gian tác giả chết hoặc đ-ợc ghi nhận trong văn bằng bảo hộ do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Quyền sử dụng là quyền năng quan trọng nhất của quyền sở hữu trí tuệ, do tính chất lan truyền vô hạn của đối t-ợng quyền sở hữu trí tuệ mà quyền chiếm hữu hầu nh- không có ý nghĩa. Thông qua việc cho phép sử

hữu đối t-ợng sở hữu công nghiệp có thể bù đắp những chi phí đã bỏ ra. Do vậy, quyền sử dụng là quyền năng quan trọng nhất của quyền sở hữu trí tuệ.

- Quyền sở hữu trí tuệ vừa mang tính chất t- song vừa mang tính chất chất xã hội. Trong th- gửi Iseas Mepherson 1813, Thomas Jefferson đã nói

“Các ý t-ởng phải đ-ợc tự do truyền bá từ ng-ời này đến ng-ời khác trên phạm vi toàn cầu, vì sự phát triển chung cho trí tuệ nhân loại. Do đó, về bản chất sự sáng tạo không phải là một đối t-ợng của quyền sở hữu. Tuy nhiên, xã hội có thể thừa nhận sự độc quyền đối với lợi nhuận sinh ra từ sự s²ng t³o để khuyến khích mọi người đến với nhửng ý tưởng có ích”{12}.

Mặc dù không có định nghĩa chính thức về quyền sở hữu trí tuệ, nh-ng qua phân tích đặc tr-ng chúng ta có thể hiểu quyền sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu đối với tài sản vô hình là thành quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của các chủ thể, đ-ợc pháp luật quy định và bảo hộ {23 tr 11}.

Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp giữa chúng có những đặc đặc điểm chung, nh- đều là những sản phẩm của sự sáng tạo, đều là những tài sản vô hình... Nh-ng giữa hai đối t-ợng này có sự khác nhau. Về lịch sử, quyền tác giả xuất hiện sớm hơn so với quyền sở hữu công nghiệp. Về bản chất của sự bảo hộ; đối với quyền tác giả, sự bảo hộ là đối với hình thức sáng tạo chứa đựng nội dung tác phẩm thông qua hình thức biểu hiện khác nhau, bảo hộ đối với quyền tác giả là bảo hộ hình thức chuyển tải ý t-ởng, chuyển tải nội dung. Bản chất bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp là bảo hộ đối t-ợng sáng tạo thông qua các quy định không cho ng-ời khác không đ-ợc sử dụng những đối t-ợng sở hữu công nghiệp khi ch-a đ-ợc phép của chủ sở hữu. Một trong những nội dung bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp là tính mới. Sự bảo hộ này xuất phát từ nguyên tắc là quyền sở hữu là nhằm mục đích bù đắp những chi phí sáng tạo và áp dụng vào trong đời sống-xã hội. Sự khác nhau còn thể hiện ở thời điểm bảo hộ, đối với quyền tác giả thì thời điểm để đ-ợc bảo hộ xuất hiện ngay khi tác phẩm đ-ợc thể

hiện d-ới dạng vật chất cụ thể mà không phụ thuộc vào việc đăng ký hoặc đ-ợc cấp chứng chỉ văn bằng của cơ quan có thẩm quyền. Thời điểm phát sinh quyền sở hữu công nghiệp khi đ-ợc cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ. Ngoài ra thời hạn bảo hộ quyền tác giả th-ờng dài hơn so với quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp th-ờng liên quan đến yếu tố th-ơng mại.

Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm hai loại đó là quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, chủ sở hữu đối t-ơng sở hữu công nghiệp có những quyền nhân thân và quyền tài sản, song phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu quyền tài sản.

2.2.1.1. Quyền tác giả là quyền tài sản

Theo khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ có giải thích quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm của mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, cũng theo Điều 736 BLDS năm 2005 tác giả là ng-ời sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học nghệ thuật. Tác giả cũng là ng-ời sáng tạo ra tác phẩm phái sinh từ tác phẩm của ng-ời khác nh- dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể. Để trở thành tác giả pháp luật quy định cá nhân phải trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần của tác phẩm. Điều đó có nghĩa là tác phẩm phải là thành quả lao động trí tuệ và t- duy độc lập mang tính hệ thống những ý t-ởng sáng tạo đặc biệt của tác giả.

Tác phẩm đó phải đ-ợc thể hiện d-ới một dạng vật chất nhất định, nó là sự vật chất hoá ý t-ởng sáng tạo của tác giả, độc lập với ý nghĩ của tác giả. Biểu hiện vật chất của tác giả là sản phẩm trí tuệ của tác giả, phải là hoạt động sáng tạo của chính tác giả. Việc đăng ký bảo hộ chỉ là ph-ơng thức ghi nhận quyền tác giả chứ không phải là căn cứ xác lập quyền tác giả. Ngoài ra hình thức biểu hiện vật chất đó phải chứa đựng tính độc đáo, thể hiện đ-ợc kết quả hoạt động trí tuệ của tác giả, phân biệt kết quả sáng tạo của tác tác giả với chủ

Mặc dù, trong luật có đề cập đến nội dung của quyền tác giả nh-ng không có quy định nào định nghĩa quyền tác giả. Với t- cách là quyền dân sự, quyền tác giả đ-ợc cấu thành bởi ba yếu tố đó là chủ thể, nội dung, khánh thể. Tác giả, chủ sở hữu, có các quyền nhân thân và quyền tài sản. Khách thể của quyền tác giả là những tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học. Quyền tác giả hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của chủ sở hữu đối với tác phẩm. Về mặt pháp lý quyền tác giả là tổng hợp những quy định của pháp luật quy định, bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật.

Quyền tác giả bao gồm hai bộ phận là những quyền nhân thân và những quyền về tài sản. Quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật đ-ợc hiểu là quyền của tác giả đ-ợc h-ởng lợi ích về vật chất từ việc cho phép ng-ời khác sử dụng tác phẩm của mình. Quyền tài sản của tác giả đ-ợc thực hiện thông qua việc sử dụng hoặc cho phép ng-ời khác sử dụng tác phẩm của mình. Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có quyền cho phép hoặc ngăn cấm ng-ời khác thực hiện một công việc cụ thể có liên quan đến tác phẩm nh-: sao chép, biểu diễn tác phẩm, dịch tác phẩm, chuyển thể tác phẩm.

Quyền nhân thân và quyền tài sản có mối quan hệ mật thiết thể hiện ở những nội dung sau: quyền nhân thân và quyền tài sản phát sinh từ thời điểm tác phẩm đ-ợc hình thành, trong đó quyền nhân thân là tiền đề của quyền tài sản. Về vấn đề này, có quan điểm cho rằng nếu tác phẩm ch-a đ-ợc công bố thì quyền tài sản ch-a đ-ợc xác định và quyền tài sản chỉ phát sinh khi tác phẩm đó đ-ợc công bố. Theo chúng tôi, quyền tài sản đối với tác phẩm văn học nghệ thuật phát sinh từ lúc tác phẩm đó đ-ợc thể hiện d-ới một hình thức vật chất nhất định, không phụ thuộc vào tác phẩm đó đã đ-ợc công bố hay ch-a.

Nh- vậy, quyền tác giả là tổng hợp những quy định của pháp luật quy định về quyền của ng-ời trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm văn học nghệ thuật

đ-ợc h-ởng các quyền nhân thân và quyền tài sản do kết quả sáng tạo và quyền đ-ợc yêu cầu bảo vệ khi có hành vi xâm phạm.

Về bản chất quyền tài sản là quyền sử dụng hoặc cho phép sử dụng tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Thông qua việc sử dụng tác phẩm hoặc cho phép sử dụng tác phẩm mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đ-ợc h-ởng những lợi ích vật chất. Theo quy định tại khoản 3 Điều 738 BLDS năm 2005 quyền tài sản bao gồm:

- Sao chép tác phẩm.

- Cho phép sao chép tác phẩm phái sinh.

- Phân phối, nhập khẩu tác phẩm gốc và bản sao tác phẩm. - Truyền đạt tác phẩm đến công chúng.

-Cho thuê bản gốc hoặc bản sao ch-ơng trình máy tính {6tr 341}. Quyền sao chép tác phẩm là quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền hoặc cho phép ng-ời khác thực hiện việc tạo ra bản sao của tác phẩm. Sao chép tác phẩm có thể bằng bất kỳ ph-ơng tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc cho phép l-u trữ th-ờng xuyên hoặc tạm thời tác phẩm d-ới hình thức điện tử. Việc sao chép có thể bằng hình thức photocopy, in ấn, hoặc các ph-ơng tiện truyền thông kỹ thuật số nh- đĩa CD... Sao chép tác phẩm d-ới bất kỳ hình thức nào mà không có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bị coi là vi phạm quyền tác giả. Về nguyên tắc, sao chép tác phẩm thì ng-ời sao chép phải trả một khoản phí nhất định cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, nếu sao chép phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phi lợi nhuận thì không cần sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm cũng nh- không phải trả phí.

Quyền cho phép tạo tác phẩm phái sinh là một trong những quyền tài sản của tác giả. Việc tạo ra tác phẩm phái sinh rất đa dạng nh-: dịch, phóng tác, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn của tác phẩm gốc. Muốn tạo

tác giả một khoản thù lao nhất định. Ví dụ Hãng phim truyện 1 đã chuyển thể truyện ngắn “Hôn nhân không giá thú” của nhà văn Nguyễn Kim ánh thành kịch bản phim truyện.

Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc và bản sao tác phẩm, đây là quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Phân phối và nhập khẩu bản gốc, bản sao là kênh đ-a tác phẩm đến với công chúng. Đ-a tác phẩm đến với công chúng có thể bằng bất kỳ hình thức nào mà công chúng có thể tiếp cận đ-ợc để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nh-ợng khác từ bản gốc hoặc bản sao tác phẩm. Thông qua việc phân phối, nhập khẩu tác phẩm tác giả, chủ sở hữu tác phẩm thu đ-ợc khoản lợi ích vật chất nhằm bù đắp những chi phí đã bỏ ra trong quá trình sáng tạo ra tác phẩm. Ngoài ra, nếu tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không trực tiếp phân phối, nhập khẩu tác phẩm thì có thể chuyển giao cho chủ thể khác thông qua hợp giao dịch dân sự.

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21-6- 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và h-ớng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, thì truyền đạt tác phẩm đến công chúng có thể bằng ph-ơng tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ ph-ơng tiện kỹ thuật nào khác.

Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng là một quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Truyền đạt tác phẩm đến công chúng có thể bằng ph-ơng tiện hữu tuyến hoặc vô tuyến, mạng l-ới thông tin điện từ hoặc bất kỳ hình thức nào. Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có thể độc quyền thực hiện việc truyền đạt tác phẩm đến công chúng hoặc cho phép ng-ời khác thực hiện quyền này.

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có độc quyền thực hiện, cho phép ng-ời khác sử dụng hoặc cho thuê bản gốc hoặc bản sao ch-ơng trình máy tính.

Khi sử dụng tác phẩm hoặc cho phép sử dụng tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền tài sản đó là đ-ợc h-ởng nhuận bút và h-ởng thù lao khi tác phẩm đ-ợc sử dụng. Nhuận bút là phí sử dụng tác phẩm mà bên sử dụng tác phẩm của tác giả phải trả cho tác giả khi tác phẩm đ-ợc sử dụng d-ới hình thức nguyên thuỷ của nó nh- xuất bản, tái bản, tr-ng bày, triển lãm ... Bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào sử dụng tác phẩm nhằm mục đích kinh doanh th-ơng mại đều phải trả nhuận bút cho tác giả. Khoản nhuận bút này đ-ợc trả bằng tiền hoặc hiện vật theo thoả thuận trong hợp đồng sử dụng tác phẩm, giá trị của nó có thể lớn hoặc nhỏ tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố nh- số l-ợng phát hành, giá trị kinh doanh của xuất bản phẩm, uy tín của tác giả tác phẩm... Mục đích của quy định h-ởng nhuận bút của tác giả trong BLDS là nhằm bù đắp công sức và chi phí lao động sáng tạo của tác giả. Ng-ời sử dụng tác phẩm d-ới hình thức dịch, phóng tác, chuyển thể, cải biên theo quy định của pháp luật phải trả cho tác giả của tác phẩm gốc một khoản tiền nhất định gọi là thù lao sử dụng tác phẩm.

Thù lao sử dụng tác phẩm là một trong những quyền lợi vật chất của tác

Một phần của tài liệu Quyền tài sản - một loại tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)