quyền yêu cầu
Quyền yêu cầu là quyền tài sản bao gồm rất nhiều loại nh-: quyền đòi nợ, quyền yêu cầu chuyển giao một tài sản, thực hiện công việc hoặc không thực hiện một công việc, quyền bồi th-ờng thiệt hại về tài sản, quyền yêu cầu chấm dứt một hành vi đang thực hiện, quyền chia lợi nhuận ... Nhìn chung BLDS năm 2005 đã quy mở rộng tạo điều kiện cho loại tài sản này tham gia vào các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, BLDS năm 2005 chỉ quy định về điều kiện và nguyên tắc chuyển giao quyền và nghĩa vụ nói chung mà thiếu những quy định cụ thể đối với từng loại.
Do những quy định còn thiếu, không phù hợp, một số quy định còn chồng chéo, trong một số tr-ờng hợp việc xác định nghĩa vụ dân sự, chuyển giao quyền yêu cầu của Toà án còn ch-a chính xác.
Ví dụ nh- vụ án tranh chấp đòi nợ chuyển giao quyền yêu cầu đòi nợ và nghĩa vụ trả nợ ở thành phồ Hồ Chí Minh giữa ông Lê Minh Q với ông Nguyễn Văn H và bà Nguyễn Thị Th.
Cuối năm 1999 vợ chồng ông H, bà Th cùng với ông Thái Văn T (là em rể ông H) có làm ăn buôn bán hàng điện tử với ông Vũ Mạnh C theo ph-ơng thức ông C gửi hàng từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh cho ông T, ông H tiêu thụ.
Ngày 26-3-2002 các bên đối chiếu sổ sách, quyết toán công nợ đã thống nhất xác định ông H, ông T còn nợ ông C 782.713.000 đồng trong đó phần ông T là 513.227.000 đồng. Hồi 20 giờ ngày 28-3-2002 ông H và ông T có lập biên bản xác nhận “Số tiền của anh T còn nợ phải hoàn trả theo bảng
kết toán là 513.227.000 đồng để bàn giao trả cho anh C. Mọi ng-ời nhất trí thông qua số tiền trên anh T phải chịu trách nhiệm giao cho anh H để anh H chịu trách nhiêm trả cho anh C”, ông C đồng ý ký vào biên bản. Hồi 22 giờ
cùng ngày ông C với ông H đã nhận biên bản giao, theo đó ông H, bà Th ký nhận nợ của ông C 782.713.000 đồng, hẹn đến ngày 01-5-2002 nếu không trả thì phải chịu lãi 1%, biên bản có ông T ký làm chứng. Ngoài ra, ông H và ông C còn lập biên bản thế chấp giấy tờ nhà của ông H có ông T làm chứng với nội dung “sau thời gian hoàn trả tiền trên giấy vay nợ mà ông H, bà Th không trả
tiền cho ông C thì toàn bộ ngôi nhà sẽ thuộc quyền sở hữu của ông C”.
Sau đó ông C đã nhiều lần yêu cầu ông H, bà Th trả nợ nh-ng không trả. Ngày 14-11-2004 ông C đã lập hợp đồng chuyển quyền đòi nợ với số tiền 782.713.000 đồng kèm theo giấy tờ nhà của ông H, bà Th cho ông Lê Minh Q với số giá 720.500.000 đồng có sự đồng ý của ông H, ông H cam kết sẽ trả tiền cho ông Q sau 6 tháng kể từ ngày ông C chuyển quyền đòi nợ cho ông Q.
Do ông H, bà Th không trả nợ đúng hạn ngày 14-10-2005 ông Q đã khởi kiện ông H, bà Th ra TAND quân TB yêu cầu ông H, bà Th trả nợ.
Tại phiên toà sơ thẩm ông H, bà Th có yêu cầu phản tố về việc tách phần nghĩa vụ trả nợ của ông T đối với ông C. Ông H cho rằng do bị lừa dối nên mới ký vào thoả thuận trả nợ cho ông C thay ông T và việc chuyển giao quyền đòi nợ giữa ông C với ông Q không có sự đồng ý của bà Th.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 90/2006/DSST ngày 8-6-2006 TAND quận TB quyết định:
Không chấp nhận yêu cầu phản tố của ông H, bà Th yêu cầu tách phần nghĩa vụ trả nợ của ông Thái Văn T đối với ông C nay là ông Q, công nhận hợp đồng chuyển nh-ợng quyền đòi nợ giữa ông C với ông Q lập ngày 14-11-2004.
Buộc ông H, bà Th trả cho ông Q tổng cộng 821.612.431 đồng chấm dứt nghĩa vụ trả nợ theo thoả thuận lập ngày 28-3-2003 giữa ông C và ông H,
Ngày 10-6-2006 ông H, bà Th kháng cáo cho rằng trong thời gian làm ăn với ông C ông H và ông T có nợ ông C 782.713.000 đồng trong đó ông T nợ là 513.227.000 đồng và phần của ông H, bà Th chỉ còn 269.486.000 đồng, thỏa thuận trong biên bản bàn giao ngày 28-3-2002 là do ông, bà lừa dối. Bà Th còn cho rằng hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ giữa ông C với ông Q không có sự đồng ý của bà Th, vì vậy không có hiệu lực đối với phần nghĩa vụ của bà
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 816/2006/DSPT ngày 15-8-2006 của TAND thành phố HCM quyết định:
Chấp nhận yêu cầu phản tố của ông H, bà Th về việc tách phần nghĩa vụ trả nợ thay ông T cho ông H nay ông Q là ng-ời thế quyền, huỷ một phần hợp đồng chuyển nh-ợng quyền đòi nợ giữa ông C với ông Q.
Chấp nhận một phần yêu cầu của ông H, buộc ông H, bà Th trả cho ông Q 140.109.264 đồng (bao gồm 94.986.000 đồng và 45.123.264 đồng tiền lãi) để chấm dứt nghĩa vụ trả tiền theo biên bản lập ngày ngày 28-3-2002.
Sau đó ông Q khiếu nại, tại quyết định số 52/KN-DS ngày 4-5-2007 Chánh án TAND tối cao đã kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm trên. Tại quyết định giám đốc thấm số 107/DS-GĐT ngày 23-5-2007 Hội đồng xét xử Toà dân sự TAND tối cao đã huỷ bản án dân sự phúc thẩm 816/2006/DSPT ngày 15-8-2006 của TAND thành phố Hồ Chí Minh giữ nguyên 90/2006/DSST ngày 8-6-2006 TAND quận TB.
Qua ví dụ trên cho thấy hiện nay, việc chuyển giao quyền đòi nợ và nghĩa vụ trả nợ diễn ra rất phổ biến trong đời sống. Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp thì việc xác định chuyển giao hay ch-a chuyển giao quyền, nghĩa vụ dân sự ở Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm có định khác nhau. Trong vụ án này, cần phải xác định các mối quan hệ đó là; thứ nhất việc chuyển giao nghĩa vụ trả nợ của ông T cho ông H, bà Th có phù hợp với quy định của BLDS không?
Ông C chuyển giao quyền đòi nợ cho ông Q có phù hợp với quy định của BLDS không?
Theo quy định tại Điều 315 BLDS năm 2005 thì việc ông T chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho ông H, bà Th là hợp pháp. Nghĩa vụ của ông T với ông C đã chấm dứt. Do vậy, Toà án cấp phúc thẩm không công nhận việc chuyển giao nghĩa vụ trả nợ giữa ông T với ông H, bà Th đồng thời xác định nghĩa vụ trả nợ của ông T với ông C (ông Q là ng-ời thế quyền) là không đúng. Việc ông H, bà Th kháng cáo cho rằng việc chuyển giao nghĩa vụ trả nợ thay cho ông T do bị lừa dối là không có cơ sở. Trên thực tế các bên đã thỏa thuận lập biên bản và có sự đồng ý của ng-ời có quyền đồng thời có giao nhận giấy tờ nhà của ông H, bà Th là tài sản đảm bảo.
Việc bà Th kháng cáo cho rằng việc chuyển nh-ợng quyền đòi nợ giữa ông C với ông Q chỉ có sự đồng ý của ông H vì vậy chỉ có hiệu lực đối với phần nghĩa vụ của ông H. Theo quy định tại Điều 309 và 449 BLDS năm 2005 việc chuyển nh-ợng quyền đòi nợ giữa ông C với ông Q là hợp pháp. Tuy nhiên, ở đây Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm cần đ-a ông Vũ Mạnh C vào tham gia tố tụng với t- cách là ng-ời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan mới đảm bảo việc giải quyết vụ án đ-ợc khách quan, toàn diện.