Nội dung quyền sở hữu quyền tài sản

Một phần của tài liệu Quyền tài sản - một loại tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 77)

Tài sản và quyền sở hữu là chế định nền tảng của luật dân sự. Quyền sở hữu bao giờ cũng nhằm mục đích, xác lập và bảo vệ bằng pháp luật việc chiếm giữ những t- liệu sản xuất chủ yếu trong giai cấp thống trị. Bảo vệ quan hệ sở hữu phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, tạo điều kiện pháp lý cần thiết cho giai cấp thống trị khai thác đ-ợc nhiều nhất những t- liệu sản xuất phục vụ cho sự thống trị.

Quyền sở hữu theo nghĩa rộng đó chính là pháp luật về quyền sở hữu trong một hệ thống pháp luật nhất định. Quyền sở hữu là tổng hợp hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà n-ớc ban hành để điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.

Theo nghĩa hẹp, quyền sở hữu đ-ợc hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể đ-ợc thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong những điều kiện nhất định. Theo nghĩa này, quyền sở hữu chính là quyền năng dân sự chủ quan của từng chủ sở hữu đối với một tài sản cụ thể.

Tài sản có vị trí đặc biệt trong pháp luật dân sự, Điều 164 BLDS năm 2005 quy định; quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật .

Nh- vậy, “quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng thể những quy phạm

pháp luật nhằm điều chỉnh những quan hệ sở hữu trong xã hội. Các quan hệ pháp luật về sở hữu xác nhận, quy định và bảo vệ các quyền lợi của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản” {31 tr 150}

Quyền sở hữu đ-ợc nghiên cứu trên ba góc độ khác nhau: thứ nhất, quyền sở hữu đ-ợc tiếp cận d-ới góc độ là quan hệ pháp luật dân sự. D-ới góc độ này, quyền sở hữu đ-ợc cấu thành bởi các bộ phận trong một quan hệ pháp luật đó là chủ thể, nội dụng, khách thể, căn cứ xác lập, chấm dứt ... Thứ hai, khái niệm quyền sở hữu còn đ-ợc tiếp cận d-ới góc độ là tập hợp các quy định pháp luật về sở hữu. D-ới góc độ này, thì việc tiếp cận quyền sở hữu đ-ợc thực hiện thông qua hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà n-ớc ban hành để điều chỉnh các quan hệ sở hữu. Hay nói cách khác, khái niệm quyền sở hữu theo nghĩa rộng không chỉ có quy pháp luật dân sự điều chỉnh mà còn có các quy phạm pháp luật của nhiều ngành khác điều chỉnh, suy rộng ra đó là chế độ sở hữu của một nền kinh tế. Thứ ba, theo nghĩa chủ quan khái niệm quyền sở hữu đ-ợc hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép chủ sở hữu thực hiện các hành vi nhất định theo ý chí của mình lên tài sản của mình. D-ới góc độ này, quyền sở hữu đ-ợc coi là những quyền năng cơ bản của chủ thể đối với tài sản. Những quyền này làm cho chủ sở hữu khác với những quyền của ng-ời khác không phải là chủ sở hữu đối với tài sản đó ví dụ nh- quyền sử dụng bất động sản liền kề.

Quyền tài sản là một loại tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam, vì vậy nội dung quyền sở hữu quyền tài sản gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Tuy nhiên, quyền tài sản là một loại tài sản có tính chất đặc biệt khác với những tài sản khác, vì vậy nội dung quyền sở hữu cũng có sự khác biệt so với những tài sản khác.

Một phần của tài liệu Quyền tài sản - một loại tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 77)