Quyền tài sản là quyền yêu cầu

Một phần của tài liệu Quyền tài sản - một loại tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 55)

Quyền hiểu theo nghĩa chung nhất là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận đ-ợc h-ởng, đ-ợc làm, đ-ợc đòi hỏi. Quyền trong khoa học pháp lý đ-ợc hiểu theo hai nghĩa; quyền theo nghĩa khách quan là việc pháp luật quy định cho mà nội dung là năng lực chủ thể; quyền theo nghĩa chủ quan là quyền của chủ thể trong quan hệ xác lập cụ thể.

Trong cuộc sống thuật ngữ quyền yêu cầu dùng để chỉ những quyền của một chủ thể t-ơng ứng với nghĩa vụ của chủ thể khác. Trong khoa học pháp lý quyền yêu cầu đ-ợc hiểu là quyền t-ơng đối, điều đó có nghĩa là quyền đó chỉ

phát sinh đối với những ng-ời có nghĩa vụ và không phát sinh đối với những chủ thể khác.

2.2.2.1. Đặc điểm của quyền yêu cầu

Quyền yêu cầu là một loại quyền tài sản, vì vậy giống nh- quyền tài sản khác quyền yêu cầu có những đặc tr-ng đó là trị giá đ-ợc bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự.

- Quyền yêu cầu trị giá đ-ợc bằng tiền, trong BLDS không có điều luật nào liệt kê quyền yêu cầu gồm những quyền nào, nh-ng dựa vào những đặc tr-ng của quyền tài sản và quy định của pháp luật hiện hành có thể nêu ra một số loại quyền tài sản là quyền yêu cầu bao gồm: quyền đòi nợ, quyền chuyển giao một tài sản, quyền thực hiện một công việc hoặc không thực hiện công việc, quyền yêu cầu bồi th-ờng thiệt hại về tài sản, quyền chia lợi nhuận, quyền phát sinh từ hợp đồng ... Mặc dù, quyền yêu cầu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể là nghĩa vụ về tài sản hoặc thực hiện một công việc hay không thực hiện một công việc thì những quyền này đều có thể định giá đ-ợc bằng tiền.

- Quyền tài sản là quyền yêu cầu đ-ợc phép chuyển giao trong giao dịch dân sự. Về nguyên tắc tất cả các quyền, nghĩa vụ liên quan đến tài sản có thể chuyển giao. Tuy nhiên, có những quyền có thể định giá đ-ợc bằng tiền nh-ng không thể chuyển giao đó là những quyền gắn với nhân thân, pháp luật không cho phép chuyển giao hoặc các bên thoả thuận không đ-ợc chuyển giao. Theo quy định tại Điều 309 BLDS năm 2005 bao gồm:

- Quyền yêu cầu cấp d-ỡng, yêu cầu bồi th-ờng thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín.

- Bên có quyền và bên có nghĩa vụ thoả thuận không đ-ợc chuyển giao quyền yêu cầu.

Những quyền yêu cầu mà pháp luật quy định không thể chuyển giao, đó là những quyền có thể trị giá đ-ợc bằng tiền nh-ng gắn với nhân thân của ng-ời có quyền, hoặc có đối t-ợng phát sinh không phải là tài sản nh-: quyền yêu cầu cấp d-ỡng, quyền yêu cầu bồi th-ờng thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín. Việc pháp luật quy định những quyền này không thể chuyển giao đ-ợc bởi những lý do. Trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại về bản chất nhằm khôi phục tình trạng nh- ban đầu của ng-ời bị thiệt hại. Những hành vi gây thiệt hại trên đối t-ợng không phải là tài sản mà là về tính mạng sức khoẻ, danh dự nhân phẩm những yếu tố có tính chất nhân thân. Tuy nhiên, pháp luật quy định, ngoài việc ng-ời gây thiệt hại phải có những hành vi nhằm phục hồi những giá trị nhân thân, pháp luật cũng quy định buộc ng-ời gây thiệt hại phải bồi th-ờng về vật chất. Việc bồi th-ờng về vật chất nhằm mục đích khắc phục những tổn thất do thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín gây ra.

Ngoài ra, pháp luật dân sự còn tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận trên cơ sở tự do, bình đẳng, việc thoả thuận không đ-ợc trái pháp luật và đạo đức xã hội. Trong đó những quyền mà các bên thoả thuận không đ-ợc chuyển giao thì không đ-ợc chuyển giao cho ng-ời khác.

Quyền yêu cầu là quyền tài sản-một loại tài sản, giống nh- những tài sản khác, quyền yêu cầu có thể là biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 322 BLDS năm 2005.

2.2.2.2. Chuyển giao quyền yêu cầu

Chuyển giao quyền yêu cầu là sự thoả thuận giữa ng-ời có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự với ng-ời thứ ba nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho ng-ời đó. Khi chuyển giao quyền yêu cầu, ng-ời có quyền rút ra khỏi quan hệ nghĩa vụ, ng-ời đ-ợc chuyển nh-ợng trở thành ng-ời có quyền yêu cầu còn ng-ời có nghĩa vụ không thay đổi.

Thực chất chuyển giao quyền yêu cầu là ng-ời thứ ba thay thế ng-ời có quyền tr-ớc tham gia vào quan hệ với t- cách là chủ thể có quyền. Về nguyên tắc, chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của ng-ời có nghĩa vụ vì trong tr-ờng hợp này ng-ời có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ cho dù quyền yêu cầu có thể chuyển giao cho ng-ời khác. Tuy nhiên, nếu chuyển giao quyền yêu cầu thì phải thông báo cho ng-ời có nghĩa vụ để ng-ời có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ. Trong tr-ờng hợp chuyển giao quyền yêu cầu mà gây bất lợi cho ng-ời có nghĩa vụ thì phải đ-ợc sự đồng ý của ng-ời có nghĩa vụ.

Chuyển giao quyền yêu cầu có thể diễn đến hạn hoặc ch-a đến hạn, hoặc là quyền yêu cầu có điều kiện. Điều này có nghĩa là quyền yêu cầu có thể chuyển giao khi đến hạn mà các bên đã thoả thuận hoặc có thể chuyển giao tr-ớc thời hạn đã thoả thuận. Việc chuyển giao khi đến hạn thì không cần phải sự đồng ý của ng-ời có nghĩa vụ. Còn chuyển giao quyền yêu cầu tr-ớc hạn thì phải có sự đồng ý của ng-ời có nghĩa vụ.

Quyền yêu cầu cũng có thể đ-ợc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng các biện pháp nh- cầm cố, thế chấp. Vì vậy, khi chuyển giao quyền yêu cầu thì cũng chuyển giao cả biện pháp bảo đảm nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Về hình thức chuyển giao quyền yêu cầu, theo quy định tại Điều 310 BLDS năm 2005

“Việc chuyển giao quyền yêu cầu được thể hiện b´ng văn b°n hoặc lời nói.

Trong tr-ờng hợp pháp luật quy định việc chuyển giao quyền yêu cầu phải đ-ợc thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng, chứng thực, đăng ký thì ph°i tuân theo quy định đó” {6 tr 150}.

phải lập thành văn bản và phải có công chứng của công chứng viên hoặc chứng thực, đăng ký tại cơ quan Nhà n-ớc có thẩm quyền. Trong tr-ờng hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp bảo đảm.

BLDS năm 2005 mới chỉ quy định quyền yêu cầu là một loại tài sản mà không quy định cụ thể quyền yêu cầu là những quyền nào. Dựa vào những đặc điểm của quyền tài sản có thể liệt kê một số loại quyền tài sản là quyền yêu cầu nh-: quyền đòi nợ, quyền bồi th-ờng thiệt hại về tài sản, quyền yêu cầu chuyển giao một tài sản, quyền thực hiện một công việc, quyền không thực hiện một công việc, quyền yêu cầu chấm dứt một hành vi đang thực hiện, quyền chia lợi nhuận ....

2.2.2.3. Một số quyền yêu cầu a. Quyền yêu cầu là quyền đòi nợ

Quyền đòi nợ là một quyền tài sản theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam. Việc mua bán quyền đòi nợ là tr-ờng hợp đặc biệt của quyền yêu cầu.

So với quyền tài sản khác quyền đòi nợ có những đặc điểm nh- sau:

- Căn cứ phát sinh của quyền đòi nợ là do hợp đồng vay tài sản, hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao cho bên vay một số tiền hoặc tài sản làm sở hữu. Hết hạn của hợp đồng, bên vay có nghĩa vụ trả cho bên cho vay số tiền hoặc hiện vật t-ơng đ-ơng với số tiền hoặc vật t-ơng đ-ơng hoặc vật đã vay đồng thời trả thêm một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật quy định.

- Quyền đòi nợ có căn cứ phát sinh từ hợp đồng vay tài sản vì vậy khi tham gia vào hợp đồng vay tài sản thì các bên phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Chính vì vậy, chủ sở hữu quyền đòi nợ phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Đây là sự khác nhau giữa chủ sở hữu quyền tài sản là quyền đòi nợ với chủ sở hữu tài sản khác. Đối với những tài sản khác

thì chủ sở hữu có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức, Nhà n-ớc. Đối với cá nhân chỉ cần có năng lực pháp luật mà không nhất thiết phải có đầy đủ năng lực hành vi. Trong khi đó quyền đòi nợ xuất phát từ quan hệ hợp đồng vay tài sản do vậy phải chủ sở hữu phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

- Xét trên ph-ơng diện thực hiện nội dung quyền sở hữu thì chủ sở hữu quyền đòi nợ bị hạn chế so với chủ sở hữu của những loại tài sản khác. Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Ba loại quyền này hợp thành nội dung của quyền sở hữu. Tuy nhiên, xét trên ph-ơng diện pháp lý thì quyền định đoạt có vai trò hơn cả vì nó quyết định số phận pháp lý cũng nh- thực tế của tài sản. Đối với những tài sản thông th-ờng khác về nguyên tắc chủ sở hữu có quyền tự do định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình với điều kiện không làm ảnh h-ởng đến lợi ích của Nhà n-ớc, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của ng-ời khác. Đối với quyền đòi nợ thì việc định đoạt bị hạn chế bởi những dung thoả thuận giữa các bên đ-ợc ghi nhận trong hợp đồng về điều kiện cũng nh- nội dung chuyển giao. Đây là sự khác nhau về nội dung quyền sở hữu của quyền đòi nợ với những loại tài sản khác. Nguyên nhân này xuất phát từ căn cứ phát sinh đó là hợp đồng vay tài sản và nguyên tắc tự do bình đẳng, thoả thuận trong giao kết hợp đồng. Khi tham gia giao kết hợp đồng vay tài sản các bên có thể thoả thuận những nội dung của hợp đồng cũng nh- việc chuyển giao tự do hoặc hạn chế chuyển giao cho một số đối t-ợng nhất định. Về nguyên tắc, những hợp đồng vay tài sản không quy định việc hạn chế chuyển giao thì có thể chuyển giao cho bất kỳ chủ thể nào. Đối với những có thoả thuận hạn chế việc chuyển giao chỉ ng-ời có quyền yêu yêu cầu chỉ đ-ợc chuyển giao trong những tr-ờng hợp nhất định.

- Quyền đòi nợ là một trong những quyền đối nhân, do vậy, quyền sở hữu quyền đòi nợ mang tính t-ơng đối. Quyền t-ơng đối là quyền giữa chủ thể có quyền và chủ thể có nghĩa vụ đ-ợc xác định. Điều này có nghĩa là chủ sở hữu chỉ có quyền đối với ng-ời có nghĩa vụ mà không có quyền đối với ng-ời

- Quyền đòi nợ có căn cứ phát sinh là hợp đồng vay tài sản vì vậy nó mang tính hạn định, điều này có nghĩa là quyền đòi nợ là tài sản chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, có thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc. Đây là sự khác biệt so với những loại tài sản khác. Đối với những tài sản khác về nguyên tắc tồn tại không có thời hạn trừ một số quyền tài sản nh- một số quyền tài sản là quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ do mục đích bảo vệ cũng nh- vai trò của đối t-ợng của quyền sở hữu trí tuệ trong đời sống mà pháp luật quy định thời hạn bảo hộ. Đối với tài sản là quyền đòi nợ thời hạn tồn tại đ-ợc xác định cụ thể thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc. Đây là điểm đặc biệt so với những tài sản khác.

Chuyển giao quyền đòi nợ

Do không có quy định cụ thể về loại hợp đồng này, vì vậy về hình thức, quyền, nghĩa vụ do các bên thỏa thuận giống nh- hợp đồng mua bán tài sản khác.

Về đối t-ợng của hợp đồng là quyền đòi nợ việc chuyển giao quyền đòi nợ mang đầy đủ tính chất của hợp đồng mua bán tài sản, nghĩa là bên bán chuyển giao tài sản (quyền đòi nợ) còn bên mua trả tiền theo quy định tại Điều 429 BLDS năm 2005 thì trong tr-ờng hợp mua bán quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc bằng chứng khác chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán.

Về hình thức giao kết do luật không có quy định cụ thể về điều kiện giao kết hợp đồng vì vậy những quy định chung của hợp đồng mua bán đ-ợc áp dụng. Do đó, hợp đồng mua bán quyền đòi nợ có thể bằng miệng hoặc văn bản, có thể đ-ợc công chứng chứng thực, đăng ký nếu pháp luật có quy định cụ thể. Khi mua bán quyền đòi nợ bên bán hoặc bên mua phải làm thủ tục thông báo cho ng-ời mắc nợ biết giống nh- chuyển giao quyền yêu cầu.

Hợp đồng mua bán quyền đòi nợ phát sinh hiệu lực khi ng-ời bán chuyển quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ cho ng-ời mua. Theo quy định tại

khoản 2 Điều 449 BLDS năm 2005 thì thời điểm chuyển giao quyền sở hữu là thời điểm bên mua nhận đ-ợc giấy tờ xác nhận quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ hoặc từ thời điểm đăng ký chuyển gia quyền sở hữu nếu pháp luật có quy định.

Ng-ời bán quyền đòi nợ phải bảo đảm về sự hiện diện của khoản nợ chứ không phải là khả năng thanh toán của ng-ời mắc nợ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 449 BLDS năm 2005 thì trong tr-ờng hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của ng-ời mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán nếu khi đến hạn mà ng-ời mắc nợ không trả.

Nh- vậy, quyền đòi nợ là một trong những quyền yêu cầu, chuyển giao quyền đòi nợ là tr-ờng hợp đặc biệt của chuyển giao quyền yêu cầu. Do không có quy định cụ thể nên việc mua bán quyền đòi nợ giống nh- hợp đồng mua bán tài sản khác với một số quy định cụ thể đối với chuyển giao quyền đòi nợ.

b. Quyền yêu cầu bồi th-ờng thiệt hại về tài sản

Bồi th-ờng thiệt hại là một trong những chế định ra đời rất sớm trong lịch sử. Pháp luật n-ớc ta cũng nh- các n-ớc đều ghi nhận nguyên tắc chung là ng-ời gây thiệt hại phải bồi th-ờng thiệt hại cho ng-ời bị thiệt hại. Bồi th-ờng thiệt hại có thể trong hợp đồng, ngoài hợp đồng hoặc do pháp luật quy định.

Bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng có căn cứ phát sinh rất đa dạng có thể do xâm phạm sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, uy tín của cá nhân tổ chức hoặc do hành vi gây thiệt hại về tài sản. Bồi th-ờng thiệt hại với nhiều mục đích khác nhau nh-ng với mục đích chính là khôi phục hoặc hạn chế thiệt hại do hành vi xâm hại gây ra.

Một phần của tài liệu Quyền tài sản - một loại tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)