Quyền định đoạt

Một phần của tài liệu Quyền tài sản - một loại tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 85)

Trong ba quyền năng là nội dụng của quyền sở hữu mỗi quyền có một ý nghĩa pháp lý riêng. Quyền định đoạt là quyền có ý nghĩa pháp lý nhất đối với chủ sở hữu. Điều 195 BLDS năm 2005; quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Quyền định đoạt một tài sản nói chung đ-ợc thể hiện trên hai khía cạnh đó là: định đoạt thực tế và định đoạt pháp lý, tức là chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản thông quan các giao dịch dân sự. Chủ sở hữu có thể tự mình định đoạt tài sản hoặc uỷ quyền cho ng-ời khác định đoạt. Ng-ời đ-ợc uỷ quyền phải định đoạt theo ý chí của ng-ời uỷ quyền và quy định chung. Chủ sở hữu, ng-ời đ-ợc uỷ quyền hợp pháp có thể định đoạt thông qua các hành vi nh- bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, quyền định đoạt cũng bị hạn chế trong những điều kiện nhất định. Đó là tr-ờng hợp tài sản đ-ợc đem làm vật bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ hoặc bị cơ quan Nhà n-ớc có thẩm quyền kê biên ...

Quyền tài sản thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, do vậy, việc định đoạt quyền tài sản đ-ợc thực hiện trên từng đối t-ợng cụ thể. Đối với quyền tài sản là quyền yêu cầu thì việc định đoạt giống nh- những tài sản thông th-ờng khác, nh-ng nh-ng bị hạn chể bởi thoả thuận của các bên về việc chuyển giao hoặc pháp luật quy định đối với những đối t-ợng cụ thể.

Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm hai loại quyền đó là quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân phi tài sản là quyền gắn với tác giả và không thể chuyển giao. Trong đó quyền tài sản có thể chuyển giao, nh-ng do tính chất đặc biệt của nó mà việc chuyển giao các quyền tài sản là quyền sử dụng chứ không phải là quyền định đoạt.

Định đoạt đối với quyền sử dụng đất cũng có những đặc thù nh- việc định đoạt phải trong thời hạn sử dụng đất, đúng mục đích, nhìn chung so với những tài sản khác thì việc định đoạt quyền sử dụng đất có những hạn chế trong những quyền mà ng-ời sử dụng đất đ-ợc phép thực hiện.

Nh- vậy, quyền tài sản là một loại tài sản theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam đ-ợc nghiên cứu với các nội dung chủ thể, khách thể, nội dung quyền sở hữu. Tài sản cũng nh- quyền tài sản là một khái niệm động, mang tính lịch sử luôn đ-ợc bổ sung bởi những giá trị mới. Quyền tài sản là quyền sở hữu trí tuệ, quyền yêu cầu, quyền sử dụng đất và những quyền tài sản khác là một lĩnh vực rộng trong khi đó Điều 181 BLDS năm 2005 chỉ đ-a ra những đặc tr-ng của quyền tài sản. Một quyền là quyền tài sản khi thoả mãn hai điều kiện đó là trị giá đ-ợc bằng tiền và đ-ợc phép chuyển giao. Những quyền tài sản cụ thể sẽ đ-ợc nghiên cứu cụ thể, trong phạm vi đề tài tác giả chỉ tập trung làm rõ một số vấn đề về lý luận.

Ch-ơng 3

Thực trạng áp dụng pháp luật về quyền tài sản và ph-ơng h-ớng hoàn thiện

Ngày nay, cùng với sự nghiệp đổi mới đất n-ớc khi chúng ta đã là thành viên của Tổ chức th-ơng mại thế giới (WTO), sự hội nhập đòi hỏi hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng phải đ-ợc hoàn thiện cho phù hợp. Sự hội nhập quốc tế sẽ dẫn đến những giao dịch liên quan đến tài sản và quyền tài sản ngày càng phát triển. Mặc dù, chúng ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến quyền tài sản nh- BLDS năm 2005, Luật đất đai năm 2003, Luật sở hữu trí tuệ năm 2006 ... đây là những cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh những quan hệ liên quan đến lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với n-ớc ta.

Thực tiễn những năm qua, những tranh chấp có liên quan đến quyền tài sản còn rất ít chủ yếu tập trung trong lĩnh vực đất đai và một số liên quan đến chuyển giao quyền yêu cầu. Điều này không có nghĩa là chúng ta đã có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Thực tế cho thấy những vi phạm pháp luật trong đó lĩnh vực sở hữu trí tuệ diễn ra rất phổ biến nhất là trong lĩnh vực quyền tác giả và sở hữu công nghiệp. Những giao dịch, tranh chấp liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ không chỉ diễn ra trong n-ớc mà còn có tính chất quốc tế sẽ ngày ngày càng phổ biến khi n-ớc ta là thành viên chính thức của Tổ chức th-ơng mại thế giới.

Từ những lý do trên mà việc đánh giá thực trạng pháp luật cũng nh- thực tiễn áp dụng pháp luật từ đó đ-a ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tài sản là một việc rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Quyền tài sản - một loại tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)