- Cơ chế quản lý và các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Các chính sách của Nhà nước rất quan trọng đối với HĐKD của DN như chính sách
2. Số dư bình quân các khoản phải thu Đồng 7.63826.496 6.251.269.263 3 Vòng quay các khoản phải thu
3.2.5. Tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh
Trong năm chi phí sản xuất kinh doanh tăng do tài sản thiếu đồng bộ làm lãng phí vật tư, nhân công. Ngoài ra do việc quản lý nhân công, quản lý chi phí vật tư, chi phí máy thi công, chi phí quản lý còn thiếu tính chặt chẽ, khoa học làm tổng chi phí tăng, dẫn đến giá thành tăng và hệ số lãi ròng giảm. Vì vậy để tiết kiệm chi phí có thể ngoài những chi phí cơ bản cần thực hiện các giải pháp cụ thể đối với các chi phí sau:
Đối với tất cả các chi phí trực tiếp sản xuất sản phẩm cần xác định dựa trên định mức nhất định. Việc tiết kiệm chỉ có thể thực hiện tránh lãng phí ở mức thấp nhất.
Khoản chi phí này là khoản chi rất lớn trực tiếp tạo ra sản phẩm, ngoài những nguyên vật liệu dùng ngay vào sản xuất còn một khối lượng nguyên vật liệu nằm trong HTK làm tăng lượng vốn ứng trước, tăng chi phí cần có biện pháp làm giảm bớt chi phí có thể đối với chi phí này.
Ví dụ: Khi tiến hành thi công xây dựng cầu, người ta cần tiến hành theo một chu trình nhất định: làm cọc, dầm… hoàn thành. Vì vậy xác định nhu cầu một cọc cần bao nhiêu thép, bao nhiêu giờ máy hoàn thành một cọc, một ngày hoàn thành bao nhiêu cọc, trong bao nhiêu ngày thì hoàn thành giai đoạn đầu, lần lượt các giai đoạn sau, trên cơ sở đó xác định các giải pháp.
Xác định chính xác nhu cầu nguyên vật liệu đối với từng khâu của từng công trình, phân loại nhu cầu theo từng loại vật tư chính, phụ; nguyên vật liệu nào cần trước, nguyên vật liệu nào cần sau. Tránh tình trạng xác định nhu cầu một cách chung chung dẫn đến tình trạng vận chuyển vật tư đến chân công trình, vật tư cần trước chưa có, đáp ứng không đủ, vật tư chưa cần thì thừa.
Xây dựng định mức tiêu hao cho từng công trình, từng hạng mục công trình, xác định được định mức này để xác định cụ thể nhu cầu trong khoảng thời gian nhất định (Ví dụ: nhu cầu dự trữ vật tư trong một tuần để vừa đảm bảo kịp thời nhu cầu sản xuất vừa lại giảm thiểu chi phí do vận chuyển bảo quản, tiêu hao vật tư do để tại công trường).
Tìm kiếm nguồn cung cấp đủ tin cậy, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý và chi phí vận chuyển đến chân công trình thấp nhất. Nguồn cung cấp vật liệu của công ty do những đối tác tin cậy đảm bảo chất lượng vật tư, vừa đảm bảo chặt chẽ chi phí thu mua vật tư do việc mua rải rác, cân nhắc giữa chi phí vật tư công ty mua về vận chuyển tới công trình với chi phí mua tại địa phương để có quyết định mua vật tư chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo về chất lượng.
Bố trí phương tiện vận tải, tổ chức tốt quá trình vận chuyển để nguyên vật liệu luôn đáp ứng đủ sản xuất mà không tồn đọng quá nhiều. Vì nếu không đủ phương tiện vận tải, do nhu cầu phục vụ một lúc nhiều công trình nên nguyên
vật liệu được chuyển với số lần ít nhưng khối lượng nhiều làm nguyên vật liệu dự trữ tại công trình tăng lên.
Trong quá trình sử dụng, cần tiến hành giao sử dụng theo định mức đối với từng tổ, đội sản xuất theo từng công trình và hạng mục công trình để vừa đảm bảo nhu cầu sản xuất, vừa nâng cao tinh thần trách nhiệm của người quản lý tại các đội.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thi công, hạn chế đến mức thấp nhất lỗi sai kỹ thuật, sai quy cách, tránh hiện tượng phá đi làm lại, gây lãng phí và giảm uy tín đối với khách hàng.
* Chi phí nhân công
Nhân công sản xuất tại công trường do các đội quản lý lập bảng chấm công, hàng tháng các đội gửi về thanh toán, vì vậy cần quản lý chi phí này một cách chặt chẽ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các đội quản lý. Nhân công được chia thành: Nhân công chủ chốt có tay nghề ở công ty và nhân công phổ thông do thuê ngoài.
Đối với nhân công của công ty
Là nguồn nhân công có tay nghề đã qua đào tạo, cần thường xuyên bổ túc tay nghề, có điểm mới phát sinh về kỹ thuật cần cử người đi học để truyền đạt cho các công nhân còn lại.
Do đặc điểm xây dựng công trình rải rác cần điều chuyển nhân công đi các nơi ở có chính sách, biện pháp khuyến khích về mặt tài chính, tạo nơi ăn ở thuận tiện để nâng cao tính tự giác và tinh thần trách nhiệm.
Có cơ chế thưởng phạt trên cơ sở bảng chấm công để tạo mội trường làm việc lành mạnh, nâng cao năng suất, tinh thần tự giác lao động.
Là những lao động phổ thông làm việc khuôn vác, vận chuyển… có thể sử dụng nguồn lao động dồi dào này ngay tại địa phương mà không cần điều chuyển nhân công của mình từ xa tới. Nguồn lao động này có ưu thế: dồi dào, giá thành rẻ, không cần lo cơ sở vật chất như nơi ăn, ngủ nên giảm được một khoản chi phí.
Đối với lao động này cần:
- Đưa ra chế độ thù lao hợp lý, khuyến khích họ làm việc tích cực. - Tổ chức phân bố đều lao động thuê ngoài vào từng đội sản xuất để thuận lợi cho việc quản lý và giám sát thi công trong quá trình sản xuất.
* Đối với chi phí quản lý:
Đây là khoản chi phí gián tiếp nhưng trực tiếp làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của DN. Đây cũng là khoản chi khó quản lý vì nó không được dựa trên định mức nhất định. Vì vậy cần:
- Đưa ra giới hạn các chi phí quản lý, giao dịch tiếp khách để khống chế khoản chi này.
- Giảm tối đa nhân viên quản lý, chỉ giữ lại những cán bộ có năng lực, trách nhiệm với công ty.
- Thiết bị phục vụ quản lý là thiết bị hiện đại dễ hao mòn vô hình nên cần xem xét kỹ lưỡng trước khi đầu tư mua sắm, gắn những thiết bị này với kế hoạch sử dụng, kế hoạch sản xuất.
- Mọi chi phí quản lý, chi phí hội nghị… trên cơ sở hóa đơn, chứng từ rõ ràng đảm bảo tính hợp lý, mục đích của chi phí bỏ ra.