Giám sát chặt chẽ các khoản nợ phải thu, tổ chức tốt công tác thu hồi nợ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng thăng long (Trang 77 - 78)

- Cơ chế quản lý và các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Các chính sách của Nhà nước rất quan trọng đối với HĐKD của DN như chính sách

3.2.3.Giám sát chặt chẽ các khoản nợ phải thu, tổ chức tốt công tác thu hồi nợ

2. Số dư bình quân các khoản phải thu Đồng 7.63826.496 6.251.269.263 3 Vòng quay các khoản phải thu

3.2.3.Giám sát chặt chẽ các khoản nợ phải thu, tổ chức tốt công tác thu hồi nợ

Qua phân tích tình hình các khoản phải thu ở trên ta thấy các khoản phải thu của công ty tuy chiếm tỷ trọng không lớn lắm nhưng cần phải có chính sách quản lý thật tốt để thu tiền về và tiếp tục đưa tiền vào sản xuất. Trong năm 2012 vốn bị chiếm dụng của công ty tuy nhỏ so với vốn đi chiếm dụng tuy nhiên đang có xu hướng tăng lên, tuy chỉ chiếm khoảng 10% trong VLĐ của công ty nhưng trong điều kiện mà công ty đang thiếu tiền mặt như hiện nay thì việc thu hồi các khoản bị chiếm dụng là điều hết sức cần thiết. Đồng thời việc các khoản bị chiếm dụng tăng lên cũng góp phần làm chậm tốc độ luân chuyển VKD của công ty và làm giảm lượng lượng tiền mặt thu về. Để khắc phục tình trạng trên và cải thiện công tác quản lý khoản bị chiếm dụng của công ty có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

 Đốc thúc thu hồi nợ các khoản phải thu khách hàng đã quá hạn, cần có những biện pháp với những chủ đầu tư chây ỳ trong việc thanh toán khiến công ty gặp khó khăn trong công tác quay vòng vốn.

 Chủ động trong việc đốc thúc các nhà cung cấp giao hàng đúng tiến độ, không để tình trạng chậm giao hàng khiến cho việc thi công bị gián đoạn.

 Trong khi ký kết các hợp đồng thi công cho khách hàng, công ty cần phải xem xét kiểm tra tình hình tài chính của khách hàng, xem nhà đầu tư là ai, soạn thảo chi tiết các điều khoản trong hợp đồng nhất là vấn đề cấp vốn và vấn để thu hồi vốn trong nghiệm thu và giao quyết toán. Vẫn biết để có được hợp

đồng thì công ty cũng phải chấp nhận việc chậm trả tiền thực hiện công trình, tuy nhiên công ty cũng cần quy định rõ các biện pháp sẽ áp dụng khi khách hàng vi phạm kỷ luật thanh toán về thời hạn thanh toán thông qua lãi suất phạt nếu nhà đầu tư chậm thanh toán tới từng thời điểm cụ thể. Điều đó sẽ buộc các nhà đầu tư có trách nhiệm nghiêm túc hơn khi tham gia ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó, công ty cũng nên áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán. Điều này sẽ khuyến khích khách hàng trả tiền sớm, mang lại lợi ích cho cả công ty và khách hàng.

 Đối với những khoản phải thu mà công ty nhận thấy khó có thể thu hồi lại, hoặc quá thời hạn thu hồi mà vẫn không thể thu hồi được, công ty có thể áp dụng biện pháp bán nợ cho ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Như vậy sẽ giảm rủi ro không thu hồi được vốn bị chiếm dụng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng thăng long (Trang 77 - 78)