Mô hình tài trợ vốn của công ty

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng thăng long (Trang 48 - 51)

- Cơ chế quản lý và các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Các chính sách của Nhà nước rất quan trọng đối với HĐKD của DN như chính sách

2.2.1.3.Mô hình tài trợ vốn của công ty

1. Hệ số khả năng thanh toán hiện

2.2.1.3.Mô hình tài trợ vốn của công ty

Để đánh giá chính sách huy động vốn để tài trợ cho tài sản của công ty có hợp lý hay không ta đi phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn theo thời gian huy động sử dụng vốn của công ty qua bảng 2.6.

Qua bảng 2.6 cho thấy cả đầu năm và cuối năm nguồn VLĐTX của công ty đều lớn hơn 0. Từ đó ta thấy TSDH được tài trợ toàn bộ bởi nguồn vốn thường xuyên và một phần TSNH được tài trợ bởi nguồn vốn thường xuyên. Việc sử dụng mô hình tài trợ này công ty sử dụng nhiều nguồn vốn thường xuyên đem lại cho công ty một chi phí sử dụng vốn cao hơn, việc sử dụng vốn sẽ trở nên kém linh hoạt hơn.

Chính sách tài trợ của công ty được thể hiện quan mô hình tài trợ: Cuối năm Đầu năm

NVLĐTX

Ta thấy tại hai thời điểm đầu năm và cuối năm NVDH (nguồn vốn chủ sở hữu) được dùng để tài trợ cho toàn bộ TSDH, một phần để tài trợ cho TSNH; còn NVNH được dùng toàn bộ để tài trợ cho TSNH. Phần lớn NVDH dùng để tài trợ cho TSDH, còn phần lớn TSNH được tài trợ bởi NVNH. Cơ cấu tài trợ này là hợp lý, tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn. Bên cạnh đó:

Nguồn vốn lưu động thường xuyên đầu năm 2012 = Tài sản ngắn hạn đầu năm - Nguồn vốn ngắn hạn đầu năm = 14.924.472.074 đồng.

Nguồn vốn lưu động thường xuyên cuối năm 2010 = Tài sản ngắn hạn cuối năm – Nguồn vốn ngắn hạn cuối năm = 11.748.739.479 đồng.

NVNH (70,74%) (70,74%) NVTX (29,26%) TSNH (90%) TSDH(10%) TSNH (89,06%) TSDH(10,94%) NVNH (72,73%) NVDH (27,27%)

Như vậy, đầu năm và cuối năm, NVLĐTX của Công ty luôn dương. NVLĐTX tạo ra một mức độ an toàn cho DN trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của công ty được đảm bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên, về cuối năm NVLĐTX đã giảm so với đầu năm. Nguyên nhân là do về cuối năm tỷ trọng TSNH đã bị thu hẹp, trong khi đó tỷ trọng NVNH lại tăng vì vậy NVLĐTX đã giảm cả về số tuyệt đối và tương đối. Điều đó làm cho mức độ an toàn về mặt tài chính cuối năm có giảm so với đầu năm. Mặc dù vậy, chính sách tài trợ của công ty vẫn an toàn. Việc sử dụng NVDH để tài trợ cho một phần TSNHsẽ giúp giảm nguy cơ mất khả năng thanh toán nợ của công ty. Tuy nhiên nguồn vốn này có chi phí sử dụng vốn cao hơn NVNH vì vậy công ty cần phải xem xét một cơ cấu nguồn vốn hợp lý để vừa phù hợp với tình hình tài chính của mình, vừa tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn.

Ta thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công ty. Trong nợ phải trả chủ yếu là nợ do công ty đi chiếm dụng nguồn tài chính của khách hàng mà cụ thể ở đây chủ yếu là khoản mà người mua trả tiền trước (chiếm tới 83,64% trong cơ cấu nợ phải trả). Ở thời điểm cuối năm và đầu năm công ty đã giảm cả 2 nguồn ngắn hạn và dài hạn nhưng tốc độ giảm của nguồn dài hạn là lớn hơn so với nguồn ngắn hạn dẫn đến NVLĐTX của DN đã giảm đi đáng kể. Do đang làm ăn thua lỗ nên công ty không đi vay nợ bên ngoài mà chỉ sử dụng các nguồn tài trợ bên trong để tránh khỏi gánh nặng nợ. Trong điều kiện lãi suất vay vốn của thị trường là khá cao (khoảng 13% ) và việc nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là bất động sản đóng băng nên ngành xây dựng nói chung cũng gặp trở ngại rất lớn, nhưng công ty vẫn không phải dùng NVNH để tài trợ cho TSDH, đây có thể coi là sự cố gắng của công ty trong thực trạng nền kinh tế hiện nay và đặc biệt là tình hình hoạt động SXKD của công ty đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Hơn nữa nguồn VLĐ của công ty chiếm phần lớn vì ngành nghề kinh doanh của công ty là xây dựng,

sản phẩm cần yếu tố đầu vào có giá trị lớn nhưng thời gian dài mới có thể hoàn thành, từ đó yêu cầu công ty cần phải có một lượng VLĐ lớn để đảm bảo cho hoạt động SXKD được liên tục.

Như vậy trong năm 2012 cơ cấu tài sản mà công ty đang duy trì là tương đối hợp lý, phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn mà công ty đang áp dụng vẫn còn đem lại khá nhiều rủi ro khi mà hệ số nợ của công ty vẫn còn duy trì ở mức cao. Trong thời gian tới công ty cần chú ý điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm thấp hệ số nợ và cần chú ý điều chỉnh chính sách tài trợ của công ty sao cho đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính để tình hình tài chính của công ty an toàn hơn, đảm bảo cho các hoạt động SXKD của công ty diễn ra bình thường trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp như hiện nay.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng thăng long (Trang 48 - 51)