Tình hình quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng thăng long (Trang 51 - 55)

- Cơ chế quản lý và các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Các chính sách của Nhà nước rất quan trọng đối với HĐKD của DN như chính sách

2.2.2.1.Tình hình quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1. Hệ số khả năng thanh toán hiện

2.2.2.1.Tình hình quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

VLĐ là một bộ phận quan trọng của VKD. Quy mô và cơ cấu VLĐ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất của DN, đến sự liên tục hay gián đoạn trong sản xuất của DN qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của công ty. Vì vậy, việc sử dụng VLĐ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của Công ty. Để đánh giá tình hình sử dụng VLĐ của Công ty ta đi nghiên cứu cơ cấu và sự biến động của VLĐ của Công ty trong năm 2012 qua bảng 2.7.

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình biến động VLĐ của Công ty như sau: tại thời điểm cuối năm 2012 VLĐ của Công ty là 64,1 tỉ đồng, giảm 5,65 tỉ đồng so với đầu năm tương ứng với tỷ lệ giảm là 8,10%. VLĐ của DN bao gồm vốn bằng tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, HTK và TSNH khác. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là HTK (chiếm tới 74,20% VLĐ ở thời điểm cuối

năm), tiếp đến là các khoản phải thu ngắn hạn (chiếm 13,12%), vốn bằng tiền (12,16%) và chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là TSNH khác (chỉ khoảng 0,53%). Sở dĩ VLĐ của Công ty cuối năm giảm so với đầu năm chủ yếu là do sự giảm đột biến vốn bằng tiền và TSNH khác, tuy HTK và các khoản phải thu ngắn hạn có tăng nhưng không bù đắp được mức giảm của vốn bằng tiền và TSNH khác. Trong đó giảm mạnh nhất đó là vốn bằng tiền, giảm tới 9,53 tỉ đồng tương ứng mức giảm 55,02% nhưng xét về số tương đối thì mức giảm của TSNH khác lại cao hơn (78,26%) do có tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu VLĐ.

Để đánh giá một cách cụ thể và chính xác hơn, ta phân tích cơ cấu VLĐ theo từng khoản mục cấu thành VLĐ.

* Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán

Vốn bằng tiền là một bộ phận cấu thành VLĐ của công ty. Tiền là tài sản linh động, dễ dàng chuyển hóa thành các tài sản khác, giúp các DN có thể tận dụng cơ hội kinh doanh khi có thể. Ngược lại tiền cũng là đối tượng dễ tham ô, lạm dụng tiền để mưu lợi cho cá nhân. Do đó DN phải quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền. Vốn bằng tiền của một DN còn phản ánh khả năng thanh toán của DN tại thời điểm đó. Do đó ứng với một quy mô nhất định đòi hỏi thường xuyên phải có một quy mô vốn bằng tiền tương ứng để đảm bảo khả năng thanh toán cũng như đảm bảo tình hình tài chính của công ty ở trạng thái bình thường.

Ta thấy vốn bằng tiền của Công ty bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng và không có các khoản tương đương tiền. Qua bảng 2.7 ở trên ta thấy thời điểm cuối năm vốn bằng tiền của công ty đã giảm mạnh cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong cơ cấu VLĐ. Nguyên nhân là do lượng tiền mặt của Công ty và cả lượng tiền gửi ngân hàng đều đã giảm rất nhiều trong năm qua, đặc biệt là tiền mặt giảm hơn một nửa và lượng tiền gửi ngân hàng chỉ còn khoảng 5 triệu đồng vào thời điểm cuối năm 2012. Đi sâu xem xét thì xây dựng là lĩnh vực mà quá trình tạo ra một sản phẩm trải qua một quá trình dài,

các công trình xây dựng mà công ty đang đảm trách thường có thời gian thi công trên 1 năm và nhiều chủ đầu tư chỉ quyết toán hết khi nghiệm thu và bàn giao công trình nên thời gian quay vòng vốn là tương đối dài. Do vậy, nên với việc không đi vay vốn nên công ty đã phải sử dụng quỹ tiền mặt của mình để rót vào các công trình nhằm hoàn thành và bàn giao đúng thời hạn cho chủ đầu tư và thu lại tiền về. Nhìn vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Cồng ty thì tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm qua đã giảm chỉ còn gần bằng một nửa của năm trước đồng thời khoản thu này là không bù đắp được các chi phí bỏ ra để tiếp tục duy trì SXKD như: Chi cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ, chi cho người lao động và các khoản chi khác cho hoạt động kinh doanh. Do vậy nên Công ty dùng quỹ tiền mặt để bù đắp và dẫn tới luân chuyển tiền thuần trong năm là -9,53 tỉ đồng.

Sự biến động vốn bằng tiền có ảnh hưởng trực tiếp tới hệ số khả năng thanh toán của DN. Để xem xét khả năng thanh toán của Công ty trong năm vừa qua ta đi phân tích khả năng thanh toán của Công ty thời điểm đầu năm và cuối năm thông qua chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán đã tính toán ở bảng 2.2.

Cả ở thời điểm đầu năm và cuối năm hệ số khả năng thanh toán hiện thời của Công ty đều lớn hơn 1. Mặc dù khả năng thanh toán hiện thời cuối năm có giảm nhưng mức giảm không đáng kể, Công ty vẫn đang đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính. TSNH của Công ty vẫn đang đảm bảo sẵn sàng thanh toán được các khoản nợ khi đến hạn mặc dù Công ty vẫn đang sử dụng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (0,32) của Công ty đang thấp hơn nhiều so với hệ số khả năng thanh toán hiện thời cho thấy HTK của Công ty đang tồn trữ với lượng lớn và đang có xu hướng gia tăng. Đặc biệt hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty lại đang rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với hệ số khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện thời và đang có xu hướng giảm trong năm 2012

vừa qua. Điều này cho thấy lượng tiền dự trữ của Công ty trong năm vừa qua đang ở mức thấp và chưa tương xứng với quy mô SXKD, có thể thấy nguyên nhân chủ yếu là do trong năm qua công ty làm ăn thua lỗ và đang không sử dụng vay nợ nên để duy trì hoạt động buộc phải sử dụng rất nhiều vốn bằng tiền làm cho lượng tiền của công ty bị hao hụt khá lớn. Ngoài ra lượng vốn tồn đọng ở các khoản phải thu và HTK lại đang có xu hướng tăng lên làm cho Công ty chưa thu được tiền và làm giảm lượng tiền mặt, làm giảm tính chủ động về tài chính của Công ty. Điều này có thể gây bất lợi cho hoạt động SXKD bởi lẽ vốn bằng tiền nếu ở mức thấp công ty sẽ không tận dụng được các cơ hội kình doanh, mặt khác làm giảm tính linh hoạt trong các hoạt động kinh doanh của Công ty...

Như vậy, khả năng thanh toán của công ty vẫn chưa thực sự được đảm bảo, khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời vẫn còn đang ở mức rất thấp. Vấn đề đặt ra cho công ty là trong thời gian tới phải cải thiện khả năng thanh toán đồng thời xác định và duy trì lượng vốn bằng tiền hợp lý đáp ứng nhu cầu thanh toán, tối ưu hóa lượng tiền mặt hiện có và giảm thiểu tối đa các rủi ro tài chính.

* Các khoản phải thu ngắn hạn

Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng không quá lớn trong VLĐ của Công ty. Trong năm 2012 khoản mục này có sự biến đổi cũng khá lớn, tăng tới 22,63% tương ứng tăng 1,55 tỉ đồng làm cho tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên con số 13,12% VLĐ. Điều này là do khoản phải thu của khách hàng tăng lên và trả trước cho người bán của Công ty trong năm đã tăng lên so với năm trước trong khi khoản phải thu khác là không thay đổi.

Khoản trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản phải thu ngắn hạn (chiếm tới 60,05% thời điểm cuối năm và 61,87% vào thời điểm đầu năm), đồng thời cuối năm tăng 1,55 tỉ đồng với tỷ lệ tăng 22,63%. Điều này cho thấy một lượng vốn tương đối lớn của công ty đã bị đối tác

chiếm dụng và nó có xu hướng tăng vào thời điểm cuối năm. Công ty tiến hành mua nguyên vật liệu dự trữ để đưa vào thi công các công trình còn đang dang dở, đặt hàng một lô nguyên vật liệu của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Ngọc Giang. Đây cũng là một bước đi đúng đắn trong bối cảnh đầu năm 2013 dự báo giá các yếu tố đầu vào của ngành xây dựng sẽ tăng.

Phải thu của khách hàng tăng gần 1 tỉ đồng trong năm qua và đang có tỉ trọng 38,33% trong tổng các khoản phải thu ngắn hạn. Nguyên nhân chính của tình trạng này là chủ yếu xuất phát từ đặc điểm ngành của Công ty, chủ yếu thực hiện theo các đơn đặt hàng từ đối tác thông qua đấu thầu hay chỉ định thầu vì vậy việc để dành được đơn đặt hàng là rất khó khăn. Do đó Công ty phải chấp nhận thanh toán chậm để có thể cạnh tranh với các đối thủ. Mặt khác phải lưu giữ một phần giá trị công trình để đảm bảo, từ đó một số chủ đầu tư cố tình chậm trả tiền ảnh hưởng tới tình hình công nợ của công ty. Cụ thể là để có thể dành được dự án xây dựng Trường trung học cơ sở Dương Quang công ty đã phải chấp nhận cho chủ đầu tư là ban quản lý dự án Quận Long Biên chậm trả tiền trong vòng 6 tháng nên mặc dù đã hoàn thành và bàn giao nhưng tới cuối năm công ty vẫn chỉ nhận được một phần tiền trong hợp đồng.

Để có thể đánh giá thêm về các khoản phải thu ta có bảng tính toán các chỉ tiêu sau:

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng thăng long (Trang 51 - 55)