Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng thăng long (Trang 27 - 29)

- Cơ chế quản lý và các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Các chính sách của Nhà nước rất quan trọng đối với HĐKD của DN như chính sách

1.4.Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Trong môi trường cạnh tranh của nền KTTT, việc bảo toàn VKD và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD là yêu cầu sống còn đối với mỗi DN. Để đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD, DN cần thực hiện các biện pháp cơ bản sau:

Thứ nhất: Thực hiện chặt chẽ việc thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư. Việc lựa chọn dự án đầu tư tốt hay không có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN.

Thứ hai: Lựa chọn hình thức huy động vốn hợp lý, tổ chức khai thác triệt để các nguồn vốn bên trong để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho SXKD và giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, đồng thời tận dụng linh hoạt các nguồn vốn bên ngoài cho các dự án đầu tư. Huy động vốn phải đảm bảo được tính

độc lập, chủ động trong SXKD của DN. Cơ cấu nguồn tài trợ phải đảm bảo có chi phí sử dụng vốn bình quân là thấp nhất.

Thứ ba: Tổ chức tốt quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và phải làm tốt công tác thanh toán nợ đến hạn.

Thứ tư: Phát huy vai trò của Tài chính DN trong việc quản lý, sử dụng vốn, có phương thức quản lý thích hợp đối với từng loại vốn như cần phải xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động để giúp DN tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn sai mục đích, xác định rõ ràng tốc độ luân chuyển trong từng khâu của quá trình SXKD... Đối với vốn cố định cần lựa chọn phương pháp khấu hao đúng đắn, phù hợp với từng loại sản phẩm, thường xuyên đánh giá lại tài sản cố định, chú trọng đến công tác đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất … Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc sử dụng vốn từ khâu mua sắm tài sản, vật tư đến dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Thứ năm: Chủ động phòng ngừa rủi ro bằng cách mua bảo hiểm tài sản. Đồng thời, lập quỹ dự phòng tài chính để có nguồn bù đắp khi VKD bị thiếu hụt.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng thăng long (Trang 27 - 29)