Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng thăng long (Trang 66 - 68)

- Cơ chế quản lý và các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Các chính sách của Nhà nước rất quan trọng đối với HĐKD của DN như chính sách

2.2.2.3.Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty

2. Số dư bình quân các khoản phải thu Đồng 7.63826.496 6.251.269.263 3 Vòng quay các khoản phải thu

2.2.2.3.Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty

Hiệu quả sử dụng VKD là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của quá trình SXKD. Vì thế, thông qua việc đánh giá hiệu quả sử dụng VKD ta có thấy được chất lượng công tác quản lý, sử dụng vốn cũng như chất lượng hoạt động SXKD, đồng thời vạch ra khả năng tiềm tàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty. Phần trên đã đánh giá về hiệu quả sử dụng VCĐ và VLĐ của công ty. Để có cái nhìn toàn diện nhất về hiệu quả sử dụng VKD tại công ty trong năm 2012 , ta xem xét bảng 2.16.

Nhìn chung trong năm qua kết quả HĐKD của công ty có phần giảm đi. DTT giảm mạnh, LNST thì giảm và đang âm, đây là một bước thụt lùi trong công tác quản lý và sử dụng hiệu quả VKD của công ty. Trong sự khó khăn chung của nền kinh tế cũng như của ngành xây dựng và cả thị trường bất động sản, DTT của công ty trong năm qua đã sụt giảm tới 31,35% đồng thời LNST của công ty cũng giảm tới 419,26% và đang là -3,05 tỉ đồng, VKD bình quân lại tăng gần 20%, VCSH bình quân giảm 7,95%. Chính sự biến động này đã làm cho số vòng quay VKD và các tỷ suất lợi nhuận của công ty đều bị sụt giảm và đang có giá trị âm. Đi sâu vào xem xét:

 Vòng quay toàn bộ VKD năm 2012 là 0,28 đã giảm đi 0,21 so với năm 2011, điều này là do DTT của công ty giảm mạnh trong khi VKD bình quân lại tăng lên trong năm. VKD bình quân tăng nhưng DTT lại giảm mạnh cho thấy việc sử dụng VKD chưa được hiệu quả.

 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD (ROA) năm 2012 là -4,08% giảm -3,14% tương ứng với mức giảm 334,29% so với năm 2011. Như vậy trong năm 2012 cứ 1 đồng VKD tham gia vào SXKD công ty lại bị thua lỗ mất 0,0314 đồng. VKD tăng lên nhưng lợi nhuận lại càng giảm đi đòi hỏi công ty phải xem xét lại việc tổ chức và sử dụng vốn của mình.

 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu cũng giảm đi 12,78 so với năm trước, hiện đang là -14,72, một đồng doanh thu không hề tạo ra lợi nhuận mà mỗi một đồng doanh thu đang gánh chịu 0,1472 đồng lỗ.

 Tỷ suất lợi nhuận VCSH của công ty đang là -14,49% giảm 11,92% tương ứng tỷ lệ giảm là 464,12% so với năm trước. Điều này có nghĩa là cứ một đồng VCSH đưa vào SXKD thì bị lỗ mất 0,1449 đồng. Để phân tích nguyên nhân ta sử dụng phương trình DUPONT:

LNST/VCSH (ROE)= Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần) x (Doanh thu thuần/Tổng số vốn kinh doanh) x (Tổng số vốn kinh doanh/Vốn chủ sở hữu)

= Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn x Mức độ sử dụng của đòn bẩy tài chính

 ROE2011 = -1,95% x 0,48 x 2,72 = -2,57% (2.2) ROE2012 = -14,72% x 0,28 x 3,55 = -14,72% (2.3)

Theo công thức ở trên ta thấy nguyên nhân làm giảm ROE trong năm 2012 là do hệ số lãi ròng và vòng quay toàn bộ vốn giảm. Hệ số lãi ròng cho biết khi thực hiện 1 đồng doanh thu trong kỳ, DN có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Qua đó có thể thấy công ty càng ngày càng làm ăn kém hiệu quả hơn, VKD của công ty đang quay vòng chậm đi. Như vậy công tác quản lý sử dụng VKD của công ty chưa thật sự hiệu quả.

Nhìn chung các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của công ty đang ở mức rất thấp và đang có chiều hướng giảm đi trong năm qua.

Tuy trong năm VKD bình quân tăng nhưng tình hình tài chính của công ty có thể nói là khá ảm đạm, doanh thu sụt giảm mạnh kéo theo LNST giảm mạnh và đang làm ăn thua lỗ nhiều hơn so với năm trước, tình trạng lợi nhuận âm có thể giúp công ty không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng đây chỉ là trước mắt, về lâu dài nếu công ty không xem xét lại toàn bộ tình hình quản lý cũng như sử dụng đồng vốn của mình bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì phá sản luôn là một nguy cơ tiềm ẩn rất lớn, đồng vốn không những không tiết kiệm được mà sẽ ngày càng bị lãng phí. Trong thời gian tới công ty không đặc biệt chú trọng khắc phục tình trạng này thì sẽ dần đưa công ty rơi vào tình trạng mất hoàn toàn khả năng thanh toán, thua lỗ càng lớn, và không thể đứng vững được trong nền KTTT cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng thăng long (Trang 66 - 68)