- Cơ chế quản lý và các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Các chính sách của Nhà nước rất quan trọng đối với HĐKD của DN như chính sách
2.1.3.3. Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh
* Vị thế của công ty trong môi trường cạnh tranh
Hiện nay Công ty Cổ phần Xây dựng Thăng Long đang được coi là công ty có năng lực cạnh tranh khá mạnh trong địa bàn. Dù trong địa bàn có sự cạnh tranh rất quyết liệt nhưng công ty vẫn giữ được vị thế cạnh tranh của mình.
Trong nền KTTT có nhiều sự chuyển biến, biến động lớn như hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin thì mọi công ty phải cố gắng khai thác phát huy hết khả năng để cạnh tranh với đối thủ của mình. Các công ty xây dựng nói chung hiện nay đang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, có nhiều cơ hội cũng như thách thức cần vượt qua. Công ty đã chứng tỏ được bản lĩnh, sức mạnh của mình trong hoàn cảnh mới của đất nước.
Xây dựng cơ sở hạ tầng là một lĩnh vực thu hút nhiều công ty xây dựng trong và ngoài nước tham gia nên mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt.
- Các công ty xây dựng trong nước:
+ Công ty xây dựng công trình giao thông 1.
+ Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4,5,6,8. + Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng điện lực Hà Nội. - Các công ty xây dựng nước ngoài:
+ Tai Sai (Nhật Bản) + Sam One (Hàn Quốc)
+ Các công ty xây dựng khác của Trung Quốc. - Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
2.1.4. Sơ lược về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty một số năm gần đây2.1.4.1. Một số thuận lợi và khó khăn 2.1.4.1. Một số thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi của công ty trong quá trình hoạt động:
- Công ty có hệ thống máy móc, thiết bị thi công đầy đủ, đồng bộ và hiện đại có thể đáp ứng cho mọi công trình.
- Về đội ngũ lao động: Công ty có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, kiến trúc sư, kỹ sư, chuyên viên kinh tế đã được đào tạo ở trong nước và nước ngoài, có trình độ học vấn cao, có năng lực và kinh nghiệm trong quản lý và điều hành thi công xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp, tư vấn giám sát các công trình xây dựng. Bên cạnh đó, công ty cũng có đội ngũ công nhân lành nghề và đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật theo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Đội ngũ này ngày càng được nâng cao về tay nghề và bổ sung thế hệ công nhân lành nghề trẻ được đào tạo chính quy. Có chính sách thu hút nhân lực hấp dẫn, tạo điều kiện tốt cho công nhân làm việc.
- Về công tác quản lý: Bộ máy điều hành được tổ chức ổn định, hoạt động chuyên nghiệp, phân công quản lý từ giám đốc đến các phòng ban trong công ty, đảm bảo sự linh hoạt, chủ động và hiệu quả làm việc cho toàn công ty.
* Khó khăn của công ty trong quá trình hoạt động:
- Khó khăn lớn nhất hiện nay của công ty là VKD, nhu cầu VKD cần cho sản xuất là rất lớn, trong khi VCSH do quá ít. Vì vậy khó khăn trong chủ động về sử dụng vốn. Hơn nữa, do đặc điểm sản xuất của ngành xây dựng là chu kỳ SXKD dài (ít nhất là 1 năm), chi phí về sản phẩm dở dang là rất lớn, cần số vốn ứng ra là lớn vì vậy càng làm tăng khó khăn về vốn.
- Địa bàn hoạt động của công ty rộng, vì vậy máy móc thiết bị không đủ đáp ứng nhu cầu. Có công trình thiếu máy móc thiết bị phải đi thuê, có công trình máy móc thiết bị nhàn rỗi nhưng không điều chuyển được vì chi phí điều chuyển lớn gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công và thời gian hoàn thành bàn giao công trình, đồng thời ảnh hưởng chi phí khấu hao TSCĐ.
- Do đặc điểm của sản phẩm, số vốn ứng ra chủ yếu là vốn vay nhưng chủ đầu tư quyết toán chậm hoặc không quyết toán hết mà giữ lại bảo hành công trình, trong khi đó vẫn phải trả lãi vay cho ngân hàng dẫn đến giảm lợi nhuận của công ty.