Tăng cường quản lý vốn bằng tiền và cải thiện khả năng thanh toán của công ty

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng thăng long (Trang 76 - 77)

- Cơ chế quản lý và các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Các chính sách của Nhà nước rất quan trọng đối với HĐKD của DN như chính sách

3.2.2.Tăng cường quản lý vốn bằng tiền và cải thiện khả năng thanh toán của công ty

2. Số dư bình quân các khoản phải thu Đồng 7.63826.496 6.251.269.263 3 Vòng quay các khoản phải thu

3.2.2.Tăng cường quản lý vốn bằng tiền và cải thiện khả năng thanh toán của công ty

Vốn bằng tiền của DN gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của một DN. Đây là một loại tài sản có tính linh hoạt cao. Một trong những yêu cầu của công tác quản lý tài chính DN là phải làm cho đồng vốn đầu tư vào kinh doanh không ngừng vận động và sinh lời. Chính vì thế, việc quản lý vốn bằng tiền là vấn đề hết sức quan trọng trong công tác tài chính DN.

Thực tiễn ở công ty cổ phần xây dựng Thăng Long ta thấy hiện tại lượng vốn bằng tiền của công ty là còn thấp chưa tương xứng với quy mô kinh doanh của công ty, tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng giá trị VLĐ của công ty và đang có xu hướng giảm, trong năm qua đã giảm đột biến làm cho quỹ tiền mặt của công ty còn rất thấp và tiền gửi ngân hàng của công ty thì chỉ còn chưa tới 1 tỉ đồng. Nguyên nhân của tình trạng này là do tốc độ thu tiền về của công ty là chưa cao đồng thời với việc thua lỗ trong 2 năm qua khiến cho việc chi tiền của công ty tăng đột biến. Điều này đã tác động không tốt tới khả năng thanh toán của công ty, gây ra rủi ro tiềm ẩn trong quá trình thanh toán kèm theo mất tính chủ động trong việc tận dụng các cơ hội đầu tư. Các hệ số thanh toán đang ở mức thấp chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty còn yếu kém. Trong thời gian tới công ty cần cải thiện khả năng thanh toán của mình bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:

 Xác định mức dự trữ ngân quỹ hợp lý. Công ty cần dự đoán và quản lý chặt chẽ các nguồn nhập, xuất quỹ tiền mặt bằng cách xây dựng nội quy, quy chế chỉ tiêu.

 Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình và bàn giao cho chủ đầu tư đúng hạn để thu tiền về, tránh tình trạng bị chậm tiến độ thi công và bàn giao muộn sẽ bị phạt hợp đồng.

 Duy trì quỹ tiền gửi ngân hàng hợp lý hơn số hiện tại, để có thể đảm bảo thanh toán cho các đối tác qua tín dụng ngân hàng.

Để chủ động thanh toán, DN phải thực hiện tốt việc lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ, trên cở sở đó có biện pháp thích ứng nhằm đảm bảo sự cân bằng thu chi vốn bằng tiền của DN và nâng cao khả năng sinh lời của vốn tiền tệ nhàn rỗi.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng thăng long (Trang 76 - 77)