Gia đình, mối quan hệ gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu GIÁO án và bài GIẢNG lược KHẢO LỊCH sử tư TƯỞNG xã hội CHỦ NGHĨA (Trang 70 - 73)

1.1. Khái niệm về gia đình1.1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm

Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con

ngời, một thiết chế văn hoá - xã hội đặc thù, đợc hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dỡng và giáo dục …giữa các thành viên.

- Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, nhỏ nhất, cơ bản nhất.

- Gia đình đựơc hình thành từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài: gia đình huyết tộc, gia đình bè bạn, gia đình đối ngẫu, gia đình một vợ một chồng.

1.1.2. Các mối quan hệ cơ bản của gia đình

- Quan hệ hôn nhân - quan hệ giữa vợ và chồng, là một quan hệ cơ bản của sự hình thành, tồn tại và phát triển của gia đình.

• Là quan hệ tính giao giữa nam và nữ nhằm thoả mãn các nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm và đảm bảo tái sản xuất ra con ngời. • Luôn chiụ sự chi phối của các quan hệ kinh tế và bản chất chế

độ xã hội mà trên đó nó đợc hình thành và phát triển, do đó, trong bất cứ chế độ xã hội nào nó có thể và cần phải đợc xã hội thừa nhận ở những mức độ, trình độ xã hội khác nhau (thông qua luật pháp và đạo đức xã hội).

- Quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản, đặc trng của gia đình.

• Là quan hệ máu mủ, ruột thịt, gồm: quan hệ cha, mẹ - con; anh, chị - em; ông, bà - cháu…

• Thay đổi theo tiến trình lịch sử : đợc quy định, chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế, văn hoá chính trị của xã hội: gia đình mẫu hệ (công xã nguyên thuỷ), gia đình phụ hệ (gia đình chủ nô, gia đình phong kiến, gia đình t sản).

- Quan hệ quần tụ trong một không gian sinh tồn (sống chung).

• Do nhu cầu của mối quan hệ giữa con ngời với tự nhiên và giữa con ngời với con ngời.

• Biến đổi theo sự phát triển của kinh tế xã hội, của văn hoá - Quan hệ nuôi dỡng giữa các thành viên và thế hệ thành viên trong gia đình.

• Thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đồng thời là một quyền lợi thiêng liêng của gia đình, của các thành viên trong gia đình đối với nhau.

• Tồn tại lâu dài, ngay cả trong xã hội hiện đại.

Xét một cách đầy đủ gia đình là một đơn vị tình cảm - tâm lý, một tổ chức kinh tế - tiêu dùng, một môi trờng giáo dục - văn hoá, một cơ cấu - thiết chế xã hội.

1.2. Vai trò, vị trí và chức năng của gia đình trong xã hội1.2.1. Vai trò, ví trí của gia đình trong xã hội 1.2.1. Vai trò, ví trí của gia đình trong xã hội

- Gia đình là tế bào của xã hội có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Gia đình là một đơn vị nhỏ cấu thành xã hội, là nơi sinh ra con ngời và thể hiện chính bản thân cuộc sống con ngời, là nơi duy trì và bảo tồn nhiều yếu tố truyền thống trong quan hệ gia đình, cả những yếu tố tiến bộ, tích cực lẫn những yếu tố lạc hậu, tiêu cực.

- Gia đình là sản phẩm của xã hội, của lịch sử. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội quyết định đến quy mô, kết cấu, hình thức tổ chức và tính chất của gia đình.

+ Gia đình là những hình thức phản ánh đặc thù của trình độ sản xuất, của trình độ phát triển kinh tế.

Thực tế lịch sử cho thấy, gia đình lần lợt biến đổi tong xứng với những giai đoạn phát triển và xã hội khác nhau. Theo Ph. Ăngghen về đại thể đã có 3 chế độ hôn nhân là: quần hôn, đối ngẫu, một vợ một chồng và tơng ứng có 4 hình thức gia đình là: huyết tộc, Punaluna (bạn thân), đối ngẫu, một vợ một chồng.

+ Dới chế độ t hữu gia đình là một đơn vị kinh tế cá thể. Chức năng cơ bản của gia đình là tích luỹ tài sản t nhân và tái tạo ra ngời chủ t hữu nhằm bảo vệ quyền t hữu bằng con đờng thừa kế tài sản. - Gia đình là một thiết chế cơ sở đặc thù của xã hội, là cầu nối giữa các thành viên gia đình với các xã hội.

+ Quan hệ gia đình chịu sự chi phối, tác động của quan hệ xã hội và trên cơ sở thừa kế các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc, các vùng và địa phong với nhau.

+ Vai trò cầu nối của gia đình đợc thể hiện ở chỗ thông qua gia đình mà xã hội tác động đến từng cá nhân và cá nhân tác động đến xã hội.

- Gia đình là tổ ấm mang lại giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội.

+ Từng thành viên đợc nuôi dỡng chăm sóc về đời sống mọi mặt.

+ Là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, bảo đảm hiệu quả cho các hoạt động lao động của xã hội.

1.2.2. Các chức năng xã hội cơ bản của gia đình

- Chức năng sinh sản - tái sản xuất ra con ngời.

• Đây là chức năng cơ bản và riêng có của gia đình, vừa đáp ứng nhu cầu tự nhiên, tâm - sinh lý của con ngời, đồng thời mang ý nghĩa xã hội là cung cấp những công dân mới, lực lợng lao động mới đảm bảo sự phát triển liên tục và trờng tồn của xã hội loài ngời.

• Nội dung, gồm: sinh đẻ con cái để có ngời "nối dõi tông đờng", nuôi dỡng nâng cao thể lực, trí lực để cung cấp nguồn lao động cho xã hội.

• Thực hiện chức năng này đòi hỏi phải quan tâm đời sống vật chất và tinh thần của gia đình, nhất là bà mẹ và trẻ em, đồng thời thực hiện sinh đẻ có kế hoạch để vừa đảm bảo hạnh phúc gia đình và góp phần phát triển xã hội. Sinh đẻ có kế hoạch hoàn toàn đối lập với học thuyết Man - Tuýt về "nạn nhân khẩu thừa".

- Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình.

• Đây là chức năng cơ bản của gia đình. Thực hiện chức năng này các gia đình tiến hành các hoạt động lao động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo ra thu nhập chính đáng để nâng cao đời sống, đảm bảo hạnh phúc cho gia đình, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng CNXH.

• Thực hiện chức năng này còn là việc các gia đình sử dụng nguồn thu nhập để mua sắm những sản phẩm phục vụ cho đời sống vật chất và đời sống tinh thần của gia đình (tiêu dùng), thông qua đó mà góp phần thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển.

• Từng thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện.

- Chức năng giáo dục của gia đình.

• Đây là chức năng rất quan trọng của gia đình. Nội dung giáo dục gia đình là tơng đối toàn diện. Cha mẹ có nghĩa vụ thơng yêu, nuôi dỡng giáo dục con cái, chăm lo việc học tập và sự phát triển lành mạnh của con cái cả về thể chất lẫn tinh thần để con cái trở thành những công dân có ích cho xã hội.

• Chức năng giáo dục của gia đình đợc thực hiện ở mọi giai đoạn của đời sống con ngòi với những hình thức thích hợp. Biện pháp

• Giáo dục của gia đình gắn liền với giáo dục của nhà trờng và xã hội là một yêu cầu quan trọng của sự nghiệp xây dựng con ngời mới trong CNXH.

- Chức năng thoả mãn các nhu cầu tâm - sinh lý, tình cảm.

• Là chức năng quan trọng, có tính chất văn hoá - xã hội để xây dựng gia đình hạnh phúc.

• Nội dung: giải quyết các vấn đề liên quan đến giới tính, tâm lý lứa tuổi, những căng thẳng mệt mỏi, chia sẻ và đáp ứng nhu cầu tâm - sinh lý giữa vợ - chồng, giữa cha mẹ - con cái…

Nh vậy, gia đình là một thiết chế đa chức năng, các chức năng của gia đình là một thể thống nhất và nhiều khi đợc thể hiện tổng hợp trong một công việc hoặc nhiều hoạt động gia đình. Thực hiện chức năng là trách nhiệm của mọi thành viên gia đình, trớc hết và quan trọng nhất là phụ nữ. Vì vậy việc xây dựng gia đình mới gắn với việc giải phóng phụ nữ là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng CNXH.

Gia đình và xã hội có tác động qua lại. Mọi quan điểm tuyệt đối hoá, đề cao quá mức hay phủ nhận, hạ thấp vai trò của gia đình đều là sai lầm.

Một phần của tài liệu GIÁO án và bài GIẢNG lược KHẢO LỊCH sử tư TƯỞNG xã hội CHỦ NGHĨA (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w