Dân tộc và hai xu hớng khách quan của sự phát triển dân tộc.

Một phần của tài liệu GIÁO án và bài GIẢNG lược KHẢO LỊCH sử tư TƯỞNG xã hội CHỦ NGHĨA (Trang 57 - 60)

chủ nghĩa xã hội (4 tiết)

1. Dân tộc và hai xu hớng khách quan của sự phát triểndân tộc. dân tộc.

1.1. Khái niệm và những đặc trng cơ bản của dân tộc1.1.1. Khái niệm dân tộc 1.1.1. Khái niệm dân tộc

Dân tộc đợc hiểu theo hai nghĩa:

- Nghĩa hẹp: Dân tộc chỉ một cộng đồng ngời có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, có những nét đặc thù về văn hoá; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa phát triển cao hơn những nhân tố tộc ngời ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc ngời của dân c cộng đồng đó.

Theo nghĩa này dân tộc là một bộ phận của quốc gia, là dân tộc - tộc ngời (Ethnie).

- Nghĩa rộng: Dân tộc chỉ một cộng đồng ngời ổn định làm thành nhân dân một nớc, có lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nớc và giữ nớc.

Theo nghĩa này dân tộc là dân c của một quốc gia nhất định, là quốc gia - dân tộc (Nation).

1.1.2. Các đặc trng cơ bản của dân tộc

- Về kinh tế: có chung một phơng thức sinh hoạt kinh tế.

Các mối quan hệ kinh tế là cơ sở để liên kết các bộ phận, các thành viên của dân tộc lại. Nó tạo nên nền tảng cho sự vững chắc của cộng đồng dân tộc.

- Về lãnh thổ: có thể c trú tập trung trên một vùng lãnh thổ của quốc gia, hoặc c trú đan xen với nhiều dân tộc anh em.

Lãnh thổ dân tộc thể hiện quyền làm chủ của dân tộc đối với không gian c trú của mình. Vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọng gắn với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ đất nớc.

- Về ngôn ngữ: có ngôn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng (trên cơ sở ngôn ngữ chung của quốc gia).

Ngôn ngữ dân tộc là công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, tình cảm…trong nội bộ dân tộc.

- Về văn hoá: có nét tâm lý riêng (tâm lý dân tộc) biểu hiện kết tinh trong đặc thù văn hoá dân tộc, gắn bó với nền văn hoá của cả cộng đồng các dân tộc (quốc gia dân tộc).

Nền văn hoá của một dân tộc đợc thể hiện qua lối sống, phong tục, tập quán, tín ngỡng… thể hiện bản sắc riêng của từng dân tộc, là "thẻ căn cớc" của dân tộc.

Các đặc trng chủ yếu của dân tộc gắn bó chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể, mỗi đặc trng có một vị trí xác định làm cho khái niệm dân tộc và khái niệm quốc gia gắn bó chặt chẽ với nhau.

1.1.3. Sự hình thành dân tộc.

- Dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài ngời.

Trớc khi cộng đồng dân tộc xuất hiện, loài ngời đã trải qua các cộng đồng ngời khác nhau từ thấp đến cao: thị tộc (ở giai đoạn đầu xã hội Cộng sản nguyên thuỷ), bộ lạc (ở giai đoạn cuối xã hội Cộng sản nguyên thuỷ), bộ tộc (trong chế độ nô lệ và phong kiến, khi xã hội có sự phân chia giai cấp, có sự xuất hiện của Nhà nớc - quốc gia).

- Mỗi quốc gia, khu vực sự hình thành dân tộc có những nét đặc thù khác nhau, trên thế giới các dân tộc ra đời cũng không đều nhau.

ở phơng Tây, dân tộc xuất hiện khi phơng thức sản xuất t bản chủ nghĩa đợc xác lập - đó là dân tộc t bản chủ nghĩa (do giai cấp t sản đại diện).

ở một số nớc phơng Đông, cộng đồng dân tộc xuất hiện trớc chủ nghĩa t bản - đó là dân tộc tiền t bản chủ nghĩa.

- Trên con đờng phát triển của lịch sử từ CNTB lên CNXH, loại hình dân tộc TBCN và dân tộc tiền TBCN sẽ trải qua sự cải biến sâu sắc để trở thành dân tộc XHCN, trong đó giai cấp công nhân đóng vai trò lãnh đạo, nhân dân lao động trở thành chủ thể tích cực quyết định mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh và sự tiến bộ của dân tộc.

1.2. Hai xu hớng khách quan của sự phát triển dân tộc

- Nghiên cứu vấn đề dân tộc và phong trào dân tộc trong điều kiện của chủ nghĩa t bản V.I. Lênin đã phát hiện 2 xu hớng khách quan:

+ Xu hớng thức tỉnh ý thức dân tộc hình thành các quốc gia dân tộc độc lập.

Xu hớng này thể hiện nổi bật trong giai đoạn đầu của CNTB đa đến sự ra đời của các dân tộc. Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, xu hớng này biểu hiện thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức.

+ Xu hớng xích lại gần nhau giữa các dân tộc (Liên hiệp giữa các dân tộc).

Do sự phát triển của lực lợng sản xuất, của khoa học công nghệ, của giao lu kinh tế và văn hoá trong xã hội t bản làm xuất hiện nhu cầu xoá bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, tạo nên mối liên hệ quốc gia, quốc tế giữa các dân tộc làm cho các dân tộc xích lại gần nhau tạo nên sự thống nhất của thị trờng t bản.

- Trong thời đại ngày nay hai xu hớng này biểu hiện khác nhau trong từng nớc và trên thế giới.

+ Trong điều kiện của CNXH, hai xu hớng tác dụng cùng chiều, bổ sung, hỗ trợ cho nhau và diễn ra trong từng dân tộc, trong cả quốc gia và đụng chạm đến tất cả các quan hệ dân tộc (về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội…)

+ Trên phạm vi thế giới, sự thức tỉnh ý thức dân tộc đã làm bùng lên phong trào đấu tranh đòi giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân dới mọi hình thức, đấu tranh chống kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc. Trong thời đại ngày nay, các dân tộc còn bị cuốn hút vào xu hớng liên minh, liên kết quốc tế và khu vực vì các lợi ích kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật…Mở cửa, hoà nhập cũng là một xu thế chủ yếu trong mối quan hệ giữa các dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: "Giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phơng hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại" là nguyên tắc thống nhất của đờng lối đối ngoại của Đảng và Nhà nớc ta (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb CTQG, HN 1996, tr84).

1.3. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp

- Các phong trào dân tộc đều mang tính chất giai cấp sâu sắc.

- Thực chất của áp bức dân tộc là áp bức giai cấp, cơ sở để giải phóng các dân tộc bị áp bức, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc là xoá bỏ sự phân chia giai cấp và áp bức giai cấp.

- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề dân tộc là một bộ phận của vấn đề giai cấp, giải quyết vấn đề dân tộc phải đứng trên lập trờng quan điểm của giai cấp công nhân và thông qua cách mạng XHCN.

- Trong thời đại ngày nay cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức, bảo vệ nền độc lập dân tộc không tách rời cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động thoát khỏi áp bức bóc

lột của giai cấp t sản. Mặt khác, giai cấp công nhân muốn giải phóng mình phải đồng thời giải phóng toàn xã hội, toàn dân tộc, phải "trở thành giai cấp dân tộc", chủ nghĩa yêu nớc chân chính thống nhất với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

Một phần của tài liệu GIÁO án và bài GIẢNG lược KHẢO LỊCH sử tư TƯỞNG xã hội CHỦ NGHĨA (Trang 57 - 60)