Tăng cường xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế đối vớivịnh Hạ Long

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Trang 90 - 124)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.3.6. Tăng cường xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế đối vớivịnh Hạ Long

Tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Đồng thời, thực hiện công tác đối ngoại, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để tăng cường ảnh hưởng, vị thế của VHL, tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ về kinh phí và công nghệ phục vụ cho công tác quản lý. Hiện nay, Ban QLVHL đang giữ vai trò Phó chủ tịch Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới và có mối quan hệ mật thiết với Trung tâm di sản thế giới, tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN), tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI), cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), mạng lưới các khu bảo tồn biển quốc tế (MPA), hiệp hội du lịch Châu Á- Thái Bình Dương, mạng lưới các DSTNTG khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển thế giới (MAB). Ban cũng mở rộng quan hệ hợp tác với các các cá nhân, tổ chức quốc tế mới như: Trường Đại học Queensland, Tổ chức New Open World, cơ quan giám sát về khí quyển và đại dương của Mỹ (NOAA), Trường Đại học Osaka (Nhật Bản), mạng lưới công viên địa chất toàn cầu (GGN), mạng lưới công viên địa chất Châu Á - Thái Bình Dương (APGN) và một số nước như: Đan Mạch, Na Uy, Australia, Newzeland, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản. Thông qua các mối quan hệ này Ban QLVHL hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, đầu tư về vật chất, kỹ thuật,công nghệ, chuyên môn để phục vụ công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Từ các mối quan hệ trên, nhiều chương trình, dự án quản lý, bảo tồn di sản được thực hiện, như: Dự án tuần hoàn tài nguyên có sự tham gia của người dân địa phương; dự án hợp tác kỹ thuật bảo vệ môi trường VHL; dự án Con thuyền sinh thái...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.3.7. Thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long

Để tăng cường QLNN đối với VHL, Ban QLVHL cần chủ động phối hợp với các ban, ngành, địa phương có liên quan thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh tế xã hội trên vịnh đồng thời thực hiện các công tác sau:

Thứ nhất, tiến hành đánh giá, khảo sát lại toàn bộ hiện trạng công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá VHL; rà soát lại các văn bản pháp quy, văn bản chỉ đạo có liên quan, làm cơ sở để xây dựng thống nhất hệ thống văn bản chỉ đạo trong quản lý.

Thứ hai, điều chỉnh, bổ sung quy chế QLVHL, quy chế phối hợp liên ngành về quản lý di sản;

Thứ ba, hoàn thiện, triển khai quy hoạch chi tiết VHL, vịnh Bái Tử Long và quy hoạch chi tiết khu chức năng Sửng Sốt, Ti Tốp.

Thứ tư, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị VHL giai đoạn 2011-2015.

Thứ năm, điều tra, đánh giá nguồn xả thải xuống vịnh, nhất là nguồn nước thải từ dân cư trong và ven bờ, từ các hoạt động kinh tế - xã hội trên vịnh.

Thứ sáu, tổng kiểm tra, rà soát hiện trạng các công trình đầu tư, xây dựng trên vịnh.

Thứ bảy, rà soát, kiểm tra các hoạt động kinh tế - xã hội trên VHL để quản lý chặt chẽ, hiệu quả, đảm bảo các hoạt động diễn ra có tổ chức, hệ thống, chất lượng, được quản lý đầy đủ không ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan và giá trị VHL.

4.4. Kiến nghị

Từ thực tế tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích về vấn đề quản lý DSTNTG VHL, tôi xin có một số kiến nghị đóng góp cho các cơ quan quản lý, nhằm mục tiêu quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long ngày một tốt, hiệu quả hơn:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ nhất, về năng lực

Bên cạnh việc ngành văn hóa và chính quyền địa phương phải tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, thống nhất tổ chức bộ máy quản lý, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sán thiên nhiên thế giới. Một điều ai cũng biết, nhưng ít khi thực hiện, đó là cần nhìn nhận đánh giá lại các mặt tích cực và tiêu cực trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới phục vụ phát triển và ngược lại tác động của quá trình phát triển đối với di sản, rút ra các bài học kinh nghiệm. Phát huy mặt tích cực, hạn chế, tiến tới kiểm soát hoàn toàn những tác động tiêu cực. Trong những năm tới, ngoài những điều đã nêu ở trên để di sản thế giới phục vụ tốt hơn cho sự phát triển, cần tập trung vào một số điểm sau đây để nâng cao năng lực quản lý:

- Tăng cường hợp tác giữa các cấp, các ngành ở trung ương và địa phương, trước hết là giữa ngành du lịch và cơ quan quản lý, bảo tồn di sản để tạo ra sự phát triển du lịch thực sự bền vững.

- Cần lồng ghép tốt giữa chương trình mục tiêu quốc gia về chống xuống cấp và tôn tạo di tích, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể và chương trình quốc gia về du lịch, các chương trình về môi trường, phát triển rừng, giáo dục, các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tại di sản vịnh Hạ Long.

-Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, song song với quá trình đào tạo các cán bộ chuyên môn, cần có kế hoạch tập huấn về chuyên môn và thái độ ứng xử đối với di sản, với khách tham quan cho cán bộ và nhân dân Thành phố Hạ Long, các đối tượng tham gia khai thác du lịch, không chỉ cán bộ du lịch mà cả đối với những người bán hàng, dân cư trên vịnh, những người đạp xích lô, lái “xe ôm”, hướng dẫn du lịch tự do.v.v. để thực sự tạo ra những hoạt động du lịch bền vững tại vịnh Hạ Long.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Ban QLVHL cần nâng cao năng lực quản lý và chủ động hơn nữa trong việc tham mưu với tỉnh và Trung ương trong việc hoàn thiện các quy định, giao thẩm quyền cho Ban về QLNN đối VHL. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực quản lý di sản VHL giai đoạn 2011 - 2015; Hàng năm tổ chức cho cán bộ tham quan học tập các mô hình quản lý di sản thế giới trong nước; tham dự hội thảo, tập huấn ở nước ngoài. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiêp vụ, trang bị những kỹ năng mới, phù hợp với xu hướng phát triển chung xứng tầm với DSTNTG đang quản lý.

Thứ hai, về thể chế

Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới chính là một định hướng quan trọng nhằm hỗ trợ phát triển du lịch. Khoản 3 Điều 10 Pháp lệnh Du lịch quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, quá trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”. Như vậy, nếu làm tốt việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên chính là góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nguồn tài nguyên du lịch của nước ta. Muốn thực hiện được việc đó yêu cầu đặt ra là phải hoàn thiện thể chế.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến di sản nói chung (di sản thiên thiên, di sản văn hoá, di sản hỗn hợp) nhất là các nội dung liên quan đến di sản thiên nhiên.

Những quy định, những chế tài thông thường chưa đủ để bảo vệ và điều chỉnh các hoạt động diễn ra trên vịnh Hạ Long và vùng ven bờ cũng như các hành vi gây phương hại đến Hạ Long. Chính phủ ban hành văn bản có tính pháp lý cao hơn về quản lý VHL, có Nghị định riêng đối với việc quản lý DSTNTG và các di tích quốc gia đặc biệt, tạo khung pháp lý cho việc xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với DSTNTG VHL, đặc biệt là quy định các chế tài xử lý các hành vi gây phương hại đến Hạ Long.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xây dựng lộ trình thu phí tham quan rõ ràng, tương xứng với giá trị của di sản để khai thác hiệu quả.

Xây dựng quy chế phối hợp kiểm tra, giám sát công tác QLNN đối với VHL để có những điều chỉnh kịp thời.

Để phát triển bền vững, đồng bộ kinh tế ngành thủy sản Quảng Ninh (trong đó có Hạ Long) về khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hầu cần nghề cá đảm bảo hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường sinh thái. Cần phải điều chỉnh quy hoạch tổng thể ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Về cơ chế tài chính: Cho chủ trương thu phí neo đậu, cầu bến (tách phí cầu bến ra khỏi phí tham quan VHL). Có cơ chế chính sách đặc thù về tài chính cho Ban QLVHL; Có quy định chung về định mức, khấu hao, nhân công đối với việc đầu tư, sửa chữa các công trình trên vịnh.

Thứ ba, về bộ máy quản lý

Về tổ chức bộ máy quản lý di sản, tuy mỗi di sản thế giới đã có một tổ chức quản lý riêng, song quy mô và cơ chế tổ chức của các cơ quan quản lý các di sản còn chưa thống nhất. Đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ ở một số cơ quan quản lý di sản thế giới còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Sự thiếu đồng bộ trong tổ chức và đội ngũ cán bộ ảnh hưởng rất rõ đến công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản cũng như tài nguyên du lịch. Sự chồng chéo về quản lý và nhiệm vụ đã tạo nên những mâu thuẫn, gây bất lợi cho di sản cả trong công tác bảo tồn và phát triển du lịch. Chính vì thế, chất lượng công tác quản lý nhà nước về di sản cũng còn rất khác nhau.

Với DSTNTG VHL yêu cầu đặt ra là phải sắp xếp, đổi mới tổ chức bộ máy cơ quan quản lý di sản theo hướng gọn nhẹ, nâng cao vai trò, chức năng quản lý nhà nước; tách hoạt động sự nghiệp và khai thác du lịch, dịch vụ ra khỏi nhiệm vụ của Ban.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hiện nay quy định về chức năng của Ban còn chưa có sự thống nhất cao, chưa rõ ràng. Cụ thể: Ban có những nhiệm vụ thuộc về quản lý nhà nước, đồng thời có những nhiệm vụ thuộc về hoạt động sự nghiệp như nhiệm vụ: Tổ chức bán vé và sử dụng phí tham quan vịnh Hạ Long theo quy định của pháp luật. Tổ chức các dịch vụ phục vụ hoạt động kinh tế - xã hội trên vịnh Hạ Long.

Quy định chức năng và nhiệm vụ còn chưa thống nhất, đồng bộ. Nếu Ban QLVHL có chức năng quản lý nhà nước thì tổ chức bộ máy phải là cơ quan hành chính nhà nước. Hiện nay Ban QLVHL là đơn vị sự nghiệp nhưng thực hiện nhiệm vụ là quản lý nhà nước như công tác quản lý và bảo tồn: Quản lý và giám sát các hoạt động kinh tế - xã hội trên VHL, tổ chức giao mặt nước cho các hộ dân, chủ dự án theo quy định của pháp luật, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động kinh tế - xã hội trên VHL…

Để công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, mà trọng tâm là khu vực DSTNTG VHL được tốt, tôi đề xuất:

Bộ máy của Ban QLVHL là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh có chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long mà trọng tâm là khu vực di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Giao thẩm quyền cho Ban có chức năng quản lý nhà nước toàn diện đối với Di sản. Thành lập Thanh tra di sản trực thuộc Ban QLVHL để nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực QLNN về di sản.

Đồng thời tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan của Trung ương và địa phương để quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị VHL hiệu quả. Phân cấp quản lý cho các ngành chức năng trong công tác quản lý VHL, tránh chồng chéo về chức năng nhiệm vụ. Phân công quản lý một cách rõ ràng từ trung ương đến địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ tư, Đẩy mạnh tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật, chính sách QLNN đối với VHL

Tuyên truyền quảng bá, giáo dục cộng đồng về các chính sách QLNN đối với VHL và trách nhiệm bảo tồn, phát huy những giá trị là công việc cần thiết, tạo tiền đề cho sự phát triển ngành du lịch. Bởi vậy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật, chính sách QLNN đối với VHL là một trong những mục tiêu trọng tâm, công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng và khách du lịch cần được xác định là sự ưu tiên, bởi vậy tại Quảng Ninh, chương trình giáo dục về Hạ Long cần được đưa vào nội dung giáo dục bắt buộc ở tất cả các cấp học, có sự đầu tư xứng đáng và đa dạng hóa nội dung giáo dục về vịnh Hạ Long, có chính sách bắt buộc giáo dục và nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long cho tất cả nhân viên làm việc trên tàu du lịch cũng như người lao động làm việc tại các cơ sở dịch vụ trong vùng nhằm:

Thứ nhất, ý thức của dân cư sống trên Vịnh được nâng lên, từ đó các khu dân cư làng chài chủ động thành lập các tổ thu gom, vận chuyển rác đến nơi quy định.

Thứ hai, khách tham quan du lịch nâng cao ý thức bảo vệ di sản, không có hiện tượng vi phạm xâm hại đến giá trị Di sản. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên Vịnh sẽ thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý, bảo tồn Di sản.

Thứ ba, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý thường xuyên cập nhật thông tin về hoạt động liên quan đến công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản VHL;

Thứ tư, có điều kiện xuất bản, tái bản các ấn phẩm tuyên truyền với nội dung phong phú nhằm tuyên quảng bá giá trị di sản VHL đến cộng đồng.

Như vậy, đẩy mạnh công tác tuyên phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách QLNN đối với VHL là một trong những giải pháp hữu hiệu để nâng cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ý thức cộng đồng trong việc bảo tồn giá trị di sản thiên nhiên, cũng như tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của cộng đồng. Tạo tiền đề phát triển du lịch và nâng vị trí VHL xứng tầm quốc tế.

Sau khi nghiên cứu quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, tôi có một số kiến nghị nêu trên, hy vọng rằng sẽ được cộng đồng và các cơ quan quản lý quan tâm, đóng góp nhiều ý kiến và giải pháp phù hợp để Hạ Long được quản lý bảo tồn và phát huy giá trị với hiệu quả cao nhất, làm nền tảng cho du lịch phát triển thực sự đột phá, cùng với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Hạ Long – Quảng Ninh trở thành động lực và là đầu tàu dẫn dắt đoàn tàu Du lịch Việt Nam tiến về phía trước, để Việt Nam thực sự trở thành một điểm đến hấp dẫn, có đủ năng lực cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, vịnh Hạ Long mãi mãi xứng đáng với danh hiệu di tích quốc gia đặc biệt, di sản – kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Trang 90 - 124)