Xây dựng chính sách quản lý Nhà nước đối vớivịnh Hạ Long

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Trang 88 - 90)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.3.3. Xây dựng chính sách quản lý Nhà nước đối vớivịnh Hạ Long

Cần phải có văn bản qui phạm pháp luật riêng dành cho Hạ Long.VHL

là một di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, là một không gian chứa đựng nhiều giá trị, nhiều tiềm năng lợi thế và hiện là đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tượng điều chỉnh của nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế. Những quy định, những chế tài thông thường chưa đủ để bảo vệ và điều chỉnh các hành vi gây phương hại đến Hạ Long. Vì vậy, cần có một bộ luật riêng dành cho Hạ Long để điều chỉnh những vấn đề, những hoạt động và hành vi liên quan đến VHL. Trong khi chờ bộ luật này được ban hành, cần phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền xây dựng một Nghị định của Chính phủ để điều chỉnh những vấn đề về quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị VHL, đặc biệt là quy định các chế tài xử lý các hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến Hạ Long.

Tiến hành xây dựng, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật phục vụ cho công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Tiến hành điều tra các nhà quản lý, các chuyên gia, người dân và các du khách, để xây dựng chính sách quy định thu phí tham quan một cách rõ ràng, theo một lộ trình phát triển để có thể vừa khai thác tiềm năng du lịch một cách hiệu quả, vừa bảo tồn và phát huy được giá trị VHL.

4.3.4. Củng cố tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước

Đội ngũ cán bộ QLNN là nhân tố rất quan trọng quyết định kết quả quản lý. Đây cũng là nhân tố trực tiếp, tiếp thu và triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về việc quản lý VHL. Củng cố tổ chức bộ máy là: Kiện toàn đổi mới tổ chức bộ máy của Ban QLVHL phù hợp với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, đảm bảo gọn nhẹ chuyên môn hóa cao, không chồng chéo thực thi nhiệm vụ đồng thời phải xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng được nhiệm vụ được giao.

4.3.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Đây là một việc làm cần thiết để nâng cao trình độ cán bộ làm công tác quản lý di sản. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, các hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ, tiến tới chuẩn hóa cán bộ đáp ứng được công tác quản lý và phục vụ du khách trong và ngoài nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên, cần phải tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực, trình độ, kỹ thuật, tiếp thu công nghệ quản lý di sản thông qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Trang 88 - 90)