3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước
Đây là một khâu quan trọng đóng vai trò quyết định hiệu quả của công tác QLNN đối với DSTNTG. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý DSTNTG xây dựng quy chế, quy định, các văn bản liên quan đến công tác QLVHL như: Quy chế QLVHL; Quy hoạch chi tiết quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị VHL đến năm 2020 (theo Quyết định số 142/TTG ngày 21/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ), quy hoạch quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị vịnh Bái Tử Long; Nghị quyết của HĐND về tăng cường quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DSTNTG VHL
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giai đoạn 2013 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020; sửa đổi dự thảo quyết định thay thế quyết định số 2055/UBND của UBND tỉnh về việc phân công thu gom, xử lý chất thải trên VHL; ban hành Quy định tạm thời vùng, tuyến hoạt động của xuồng cao tốc tại khu vực đảo Ti Tốp.
3.2.2. Triển khai phổ biến quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long
Sau khi các chính sách, pháp luật liên quan đến QLNN đối với VHL được ban hành thì bước tiếp theo đó là: Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh tế - xã hội trên vịnh; tổ chức họp báo, mời các cơ quan thông tin đại chúng trong và ngoài tỉnh, đánh giá công tác tuyên truyền hàng năm, xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền ; phát huy vai trò hướng dẫn viên, hướng dẫn trên VHL, vì đây là lực lượng chính vừa tuyên truyền các giá trị của VHL vừa là lực lượng tuyên truyền phổ biến đến cộng đồng về các quy định của pháp luật, đồng thời đã tổ chức trên 30 buổi (3 năm) tuyên truyền, giáo dục cộng đồng nâng cao ý thức bảo vệ di sản.
Bảng 3.1: Tổng hợp công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật quản lý nhà nƣớc đối với vịnh Hạ Long cho du khách
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số đoàn Số ngƣời Số đoàn Số ngƣời Số đoàn Số ngƣời
Người Việt Nam 5.053 118.161 4.243 95.412 4.050 101.827
Người nước ngoài 1.264 10.739 1.511 16.146 715 6.763
Tổng số 6.317 128.900 5.684 111.558 4.765 108.590 (Nguồn Ban quản lý vịnh Hạ Long)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhìn vào bảng 3.1 ta có thể thấy công tác tuyên truyền các chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý di sản, cũng như các văn bản chỉ đạo của tỉnh được thực hiện từ năm 2010 đến 2012 khá đều đặn. Số lượt du khách được truyền mỗi năm khoảng từ 108.590 đến 128.900. Số lượng du khách được tuyên truyền phụ thuộc vào số lượt khách tới tham quan mỗi năm. Cụ thể: Năm 2010 số đoàn khách du lịch trong nước và ngoài nước tới vịnh Hạ Long là 6.317 đoàn, số lượng khách được tuyên truyền là 128.900. Tới năm 2012, số đoàn khách tới tham quan là 4765 đoàn và tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo vệ DSTNTG VHL được 108.590 người.
3.2.3. Phối hợp giám sát quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long
Để giám sát hiệu quả công tác QLNN đối với VHL, thời gian qua Ban QLVHL đã phối hợp với nhiều cơ quan chức năng của tỉnh như: sở Giao Thông vận tải, sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh, sở Tài nguyên Môi trường và các ngành, địa phương có liên quan để sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định QLVHL.
Ban QLVHL thường xuyên tổ chức phối hợp với các ngành, các địa phương giám sát các hoạt động kinh tế - xã hội, tuần tra kiểm soát các hoạt động trên vịnh.
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả giám sát công tác quản lý tàu du lịch trên vịnh Hạ Long từ năm 2010 - 2012
Đối tƣợng giám sát Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1.Tàu du lịch biển
Số tàu giám sát 14 241 179
Số lượng khách 6855 13.850 33.682
2. Tàu lƣu trú trên vịnh
Số lượng tàu 14.975 8.075 28.912
Số lượng khách 221.296 129.119 501.829
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhìn bảng 3.2, ta thấy công tác giám sát quản lý tàu du lịch trên VHL từ 2010 - 2012 được thực hiện thường xuyên và khoa học. Ban QLVHL đã tách đối tượng giám sát thành 2 đối tượng là tàu du lịch biển và tàu lưu trú trên vịnh để giám sát. Đây là cách làm khoa học để Ban theo dõi một cách cụ thể, có hiệu quả lượng tầu và khách tham quan.
Hàng năm, theo chỉ đạo của tỉnh, Ban QLVHL phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức phân loại, xếp hạng các tàu du lịch đang hoạt động trên VHL theo tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 716/2011/QĐ-UBND ngày 15/3/2011, Quyết định số 3018/2011/QĐ-UBND ngày 23/9/2011, Quyết định số 1886/2012/QĐ-UBND ngày 30/7/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý hoạt động tàu vận chuyển khách tham quan du lịch và tàu lưu trú khách du lịch trên VHL. Nếu đủ điều kiện sẽ cho phép tiếp tục hoạt động.
Bảng 3.3: phân hạng tàu du lịch hoạt động trênVHL năm 2012
Tàu lƣu trú Tổng số
Tiêu chuẩn Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 Hạng 4
Số tàu đủ tiêu chuẩn
hoạt động 03 45 91 20 159
Tàu tham quan Tổng
số
Tiêu chuẩn Hạng 2 Hạng 3 Hạng 4 Đạt hạng đủ tiêu chuẩn
Số tàu đủ tiêu chuẩn
hoạt động 02 71 116 65 254
(Nguồn: Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh)
3.2.4. Thực hiện xây dựng chiến lược, quy hoạch quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long
VHL là khu vực diễn ra nhiều hoạt động kinh tế như: khai thác khoáng sản, phát triển công nghiệp điện, xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, giao thông hàng hải, cảng biển, vận tải thủy nội địa, đánh bắt, nuôi trồng chế biến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hải sản… phát triển du lịch, đô thị hóa với tốc độ nhanh. Những lĩnh vực trên mặc dù đã đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhưng đều là các hoạt động nhạy cảm có thể gây xung đột và phương hại đến môi trường VHL. Trước thực tế đó, việc hoạch định chiến lược và chính sách phát triển đảm bảo cân đối, hài hòa giữa các lĩnh vực kinh tế, phát triển kinh tế phải đặt trong mối quan hệ tương tác với VHL, coi bảo tồn VHL là ưu tiên số một. Những hệ lụy ảnh hưởng từ phát triển công nghiệp khai thác than, đô thị hóa thời gian qua, đã vượt quá giới hạn để cơ chế tự làm sạch của Hạ Long. Đã đến lúc phải từ chối những dự án đầu tư tạo ra nguy cơ ô nhiễm tới VHL. Quyết định của tỉnh gần đây tạm dừng lấn biển và đầu tư cho công tác nghiên cứu, xây dựng quy hoạch để đảm bảo mục tiêu phát triển xanh và bền vững.
Mặt khác,VHL là một di tích quốc gia đặc biệt, là đối tượng điều chỉnh của nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam và công ước quốc tế. Những quy định, chế tài thông thường chưa đủ để bảo vệ và điều chỉnh các hoạt động diễn ra trên VHL. Vì vậy, cần có một bộ luật riêng dành cho công tác quản lý VHL để điều chỉnh những hoạt động và hành vi liên quan đến quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị VHL, đặc biệt là quy định các chế tài xử lý các hành vi vi phạm ảnh hưởng đến Hạ Long.
3.2.5. Kiện toàn tổ chức quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long
Hiện nay, Ban QLVHL thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, tổ chức bộ máy của Ban gồm có 14 đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ được giao chưa phân biệt và tách rõ chức năng QLNN và chức năng khai thác, kinh doanh dịch vụ.
Cán bộ, viên chức đang trực tiếp quản lý DSTNTG VHL hiện nay còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ và Ngoại ngữ. Ngoại ngữ là một yếu tố rất quan trọng đóng góp cho sự thành công của công tác quản lý nhà nước đối với VHL. Hạn chế về ngoại ngữ khiến cho cán bộ quản lý nơi đây gặp khó khăn trong hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tác quốc tế, cũng như học hỏi các nước có ngành du lịch phát triển trên thế giới về kinh nghiệm quản lý, bảo tồn và khai thác DSTNTG một cách hiệu quả.
Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao hơn trong công tác QLNN đối với VHL cũng như việc khai thác kinh doanh dịch vụ đạt hiệu quả cả về trước mắt và lâu dài, thì cần thiết phải thực hiện việc kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban QLVHL, theo đó phân định rõ chức năng QLNN và chức năng khai thác, kinh doanh dịch vụ trên VHL.
3.2.6. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính về quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long
*Ƣu điểm
Ban QLVHL đã chú trọng thực hiện công tác cải cách hành chính trên cả 4 lĩnh vực: cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công; đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động để giảm văn bản, giấy tờ hành chính. Kết quả công tác cải cách hành chính đã góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ, trọng tâm là công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị VHL.
Lượng khách đến tham quan ngày một đông, thu phí tham quan tăng.
Bảng 3.4: Thống kê số lƣợng khách và thu phí tham quan vịnh Hạ Long
Năm
Số khách Thăm quan
vịnh Hạ Long (người) Phí thăm quan (Đồng)
Tống số Khách Việt Nam Khách nƣớc ngoài
2010 2.792.608 1.436.393 1.356.215 93.595.575.000
2011 2.737.047 1.478.032 1.259.015 100.367.970.000
2012 2.568.204 1.074.737 1.493.467 196.609.015.000
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
*Hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những mặt đã đạt được trong việc thực hiện cải cách hành chính về QLNN đối với VHL thì vẫn còn những hạn chế đó là:
Hạn chế 1: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính ở một số đơn vị, lĩnh vực công tác chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao.
Hạn chế 2: Năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ viên chức, người lao động còn hạn chế , chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; việc tham mưu tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở một số đơn vị trực thuộc còn chậm.
Hạn chế 3: Việc ứng dụng công nghệ thông tin tuy đã được triển khai nhưng chưa được áp dụng triệt để.
3.2.7. Công tác đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long
Công tác đào tạo, bồi dưỡng Ban QLVHL rất quan tâm, hàng năm Ban đã cử cán bộ viên chức, người lao động tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng và các Hội nghị, Hội thảo trong và ngoài nước, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trong đó tập trung vào các lĩnh vực: Du lịch; Cứu hộ cứu nạn; Quản lý bảo tồn Di sản; Môi trường; Ngoại ngữ, Công nghệ thông tin…
Về đào tạo: Ban quan tâm cử cán bộ, viên chức đi đào tạo lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.
Về bồi dưỡng : Hàng năm tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn , nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên . Trong đó , Ban đã tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ cho Hướng dẫn viên và trang bị kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ quản lý .
Ngoài ra, Ban còn tổ chức cho cán bộ , viên chức, người lao động họ c tập quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước, các Quy định của cơ quan; nhận thức của cán bộ , viên chức, người lao đ ộng về các giá trị VHL, về cơ chế chính sách liên quan đến quản lý di sản đã có chuyển biến rõ rệt và đáp ứng được yêu cầu công việc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.5: Kết quả đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, viên chức, lao động
Thời gian Lý luận chính trị Quản lý nhà nƣớc Ngoại ngữ An ninh quốc phòng Chuyên môn- Nghiệp vụ Tổng số 2010 1 2 8 12 82 93 2011 7 3 7 4 31 52 2012 5 21 2 3 132 162 Tổng 13 26 17 19 245 308
(Nguồn Ban quản lý vịnh Hạ Long)
3.2.8. Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, đối với vịnh Hạ Long
Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm: Ban QLVHL đã phối hợp với các ngành, địa phương liên quan tổ chức tuần tra, kiểm soát trên VHL, đã phát hiện các vi phạm như: vi phạm quy định an toàn giao thông đường thủy nội địa, vi phạm quy định về thủy sản, vi phạm quy định phí tham quan, vi phạm nhà bè neo đậu trái phép, vi phạm các quy định bảo vệ cảnh quan môi trường…Kết quả phát hiện và xử lý vi phạm trong 3 năm từ 2010 - 2012 như sau:
Bảng 3.6: Tổng hợp xƣ̉ lý vi phạm trên vịnh Hạ Long
ĐVT: Số vụ vi phạm
STT Nội dung kiểm tra Xử lý vi phạm Năm 2010 Xƣ̉ lý Vi phạm Năm 2011 Xƣ̉ lý vi phạm Năm 2012 1 An ninh trât tự 8 1 33 2 Nhà bè 2 7 10
3 An toàn giao thông
đường thủy nội địa 101 13 49
4 Cảnh quan môi trường 5 4 9
5 Phí thăm quan 0 3 1
6 Thủy sản 6 0 0
7 Vi phạm khác 4 4 2
Tổng 126 32 104
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhìn bảng 3.6 ta thấy các công tác thanh tra và xử lý vi phạm được Ban QLVHL thực hiện một cách đều đặn và được xử lý một cách triệt để ở mỗi năm. Cụ thể, năm 2010 số vụ vi phạm là 126 vụ, số vụ được xử lý cũng là 126 vụ; năm 2011 số vụ vi phạm giảm xuống còn 32 vụ, số vụ được xử lý cũng là 32; năm 2012 số vụ vi phạm lại tăng lên 104, số vụ được xử lý cũng là 104. Nếu nhìn vào số vụ vi phạm và xử lý vi phạm thông qua 3 năm từ 2010 đến 2012 thì ta thấy công tác kiểm tra vi phạm và xử lý vi phạm ch ưa được thực hiện triệt để nên năm 2011 số vụ vi phạm giảm nhưng đến năm 2012 số vụ vi phạm lại tăng lên gần bằng năm 2010.
Mặt khác , nội dung kiểm tra vi phạm tại mỗi năm đều giống nhau nhưng số vụ vi phạm tại mỗi nội dung kiểm tra lại thay đổi ở mỗi năm như : Số vụ vi phạm phí thăm quan năm 2010 là 0 nhưng tới n ăm 2011 số vụ vi phạm phí tham quan lại tăng lên 3 vụ, năm 2012 lại giảm xuống còn 1 vụ; hay số vụ vi phạm về an ninh trật tự mặc dù đã được xử lý nhưng vẫn tăng giảm đột biến (năm 2010 số vụ vi phạm an ninh trật tự là 8, năm 2011 là 1 vụ, năm 2012 là 33 vụ)…Như vậy, những con số vi phạm và nội dung v i phạm có thể thấy các hành vi vi phạm tại VHL là rất phức tạp. Đây cũng là một khó khăn trong công tác QLNN đối với VHL.
3.3. Kết quả quản lý nhà nƣớc đối với vịnh Hạ Long
Công tác QLNN đối với VHL đã đạt được kết quả về nhiều mặt: Các giá trị của VHL được quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị. Công tác QLNN về bảo vệ môi trường sinh thái đã được triển khai, phối hợp thực hiện, hạ tầng cơ sở phục vụ cho hoạt động du lịch và dịch vụ trên vịnh được đầu tư. Các hoạt động kinh doanh trên vịnh được quản lý, đặc biệt hoạt động dịch vụ du lịch đã đi vào nề nếp. Cơ sở hạ tầng phục vụ quản lý và khai thác di sản bước đầu đáp ứng. Vị thế, uy tín VHL ngày càng nâng cao, số lượng khách du lịch đến tham quan VHL ngày càng tăng.