Hoàn thiện quy hoạch và nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối vớ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Trang 87 - 88)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.3.2. Hoàn thiện quy hoạch và nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối vớ

Đặt Hạ Long vào vị trí ưu tiên trong hoạch định phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Hạ Long không chỉ là một di sản thế giới. Do có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế, nên trên vùng vịnh và khu vực ven bờ diễn ra các hoạt động khai thác khoáng sản, phát triển công nghiệp điện, xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, giao thông hàng hải, cảng biển, vận tải thủy nội địa, đánh bắt, nuôi trồng chế biến hải sản, phát triển du lịch, đô thị hóa với tốc độ nhanh. Những lĩnh vực trên mặc dù đã đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhưng đều là các hoạt động nhạy cảm có thể gây xung đột và phương hại đến môi trường của vịnh Hạ Long, hệ thống rừng ngập mặn vốn là hàng rào bảo vệ cho Hạ Long ở ven bờ hầu như bị hủy hoại hoàn toàn trong thời gian hơn 15 năm qua. Tình trạng đổ thải cao tại các khai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trường và mở rộng đô thị, phát triển các bến bãi thiếu kiểm soát gây nên nguy cơ bồi lắng và thay đổi chất lượng nước ven bờ Hạ Long đã là hình ảnh hiện thực, các rạn san hô đang suy kiệt dần.

Trong xu hướng và bối cảnh đó, việc hoạch định chiến lược và chính sách phát triển đảm bảo cân đối hài hòa giữa các lĩnh vực kinh tế, phát triển đô thị phải đặt trong mối quan hệ tương tác với vịnh Hạ Long, coi Hạ Long là ưu tiên số một. Những hệ lụy ảnh hưởng từ phát triển công nghiệp khai thác than, đô thị hóa thời gian qua dường như đã vượt quá giới hạn để cơ chế tự làm sạch của Hạ Long. Vấn đề đặt ra là phải quyết định tạm dừng lấn biển và đầu tư cho công tác nghiên cứu, xây dựng quy hoạch để đảm bảo mục tiêu phát triển xanh và bền vững, đặt vịnh Hạ Long vào vị trí trọng tâm, chuyển hướng sang phát triển dịch vụ, lấy Hạ Long làm động lực.

Hoàn thiện quy hoạch đồng bộ và nâng cao chất lượng QLNN đối với VHL là việc làm cần thiết, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch hiện nay, trước hết là phải rà soát, đánh giá kết quả triển khai quy hoạch tổng thể từ năm 2011 đến 2013 và kế hoạch QLVHL giai đoạn 2013- 2015. Trên cơ sở đó có kế hoạch đầu tư đồng bộ cơ sở kỹ thuật như: cảng, bến cập tàu, sàn ngắm cảnh, nhà làm việc, đường đi... để phục vụ và đón tiếp khách đến tham quan tốt hơn.

Mặt khác, để bảo tồn và giới thiệu cho các du khách về các loài động, thực vật đặc hữu trên VHL, cần triển khai nhanh chóng quy hoạch dự án đầu tư “Khu bảo tồn động, thực vật VHL trên đảo Soi Sim”. Kết hợp với Quy hoạch hệ thống cảng, bến, điểm lưu trú nghỉ đêm đồng bộ phù hợp với quy mô phát triển đội tàu du lịch.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Trang 87 - 88)