Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Trang 76 - 124)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.4.3. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân kh iến những hạn chế nêu trên , tuy nhiên một số nguyên nhân chính dẫn tới những hạn chế trên là do:

Thứ nhất , VHL cũng giống như các DSTNTG khác của Việt Nam thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật di sản văn hóa, nhưng phạm vi, nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Luật di sản văn hóa chủ yếu điều chỉnh hoạt động quản lý di sản văn hóa, chưa có nội dung quy định cụ thể cho quản lý di sản thiên nhiên, rất khó khăn khi áp dụng vào thực tế quản lý.

Thứ hai, là việc chấp hành các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định cũng như văn bản chỉ đạo của Tỉnh về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị VHL của các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh tế-xã hội trên vịnh còn chưa nghiêm túc. Trách nhiệm của một số ngành, địa phương trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trên vịnh chưa cao, chưa chủ động, thống nhất, đồng bộ nên dẫn đến tình trạng chồng chéo, buông lỏng quản lý trên một số lĩnh vực hoạt động: Chưa có chế tài pháp lý đủ mạnh để điều chỉnh hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong việc thực hiện các quy chế, quy định bảo vệ di sản.

Thứ ba là công tác bảo vệ môi trường VHL tuy được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập như: Các tổ chức, cá nhân và dân cư sinh sống, hoạt động trên vịnh vẫn còn thói quen xả rác trực tiếp xuống vịnh.

Thứ tư là công tác kiểm tra xử lý vi phạm còn nhiều bất cập, các chế tài, biện pháp ngăn ngừa, xử phạt hành vi xâm hại chưa đủ mạnh và mang tính giáo dục, răn đe. Lực lượng thanh tra, kiểm tra các hoạt động trên vịnh của các sở, ban, ngành còn thiếu, phương tiện phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, nhất là xử lý tình hình an ninh, trật tự và các vi phạm.

Thứ năm, khách tham quan đông, phân bố không đều chủ yếu tập trung vào mùa hạ, trình độ của khách du lịch không đồng đều cho nên ý thức tự giác chấp hành các quy định chưa thực sự tốt; Trình độ văn hóa của dân cư sống trên vịnh còn thấp, đa phần là không biết chữ, một số ít biết chữ nhưng chỉ học hết lớp 6, cho nên nhận thức chưa cao; trình độ của cán bộ viên chức của cơ quan quản lý chưa cao, không đồng đều, chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi ngày càng cao của công tác quản lý. Các hoạt động kinh tế xã hội phát triển nhanh có nguy cơ xâm hại đến VHL.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.5. Phân tích Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOST) về quản lý nhà nƣớc đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long

Bảng phân tích SWOST

(Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức)

Điểm mạnh

- Là di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới. - Có văn bản pháp lý quản lý vịnh Hạ Long.

- Có quy hoạch tổng thể VHL 2020. - Đội ngũ nhân viên trẻ và năng lực quản lý đang từng bước được nâng cao.

- Nguồn tài chính tương đối ổn định. - Có cơ quan chuyên trách quản lý VHL. - Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành và các đơn vị có liên quan trong công tác quản lý di sản.

Điểm yếu

- Năng lực quản lý chưa ngang tầm với di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới.

- Nhận thức về vịnh Hạ Long của một số cán bộ quản lý di sản còn hạn chế.

- Thiếu chuyên gia giỏi về các lĩnh vực quản lý di sản.

- Địa bàn rộng và phức tạp.

- Quyền lực của cơ quan quản lý còn hạn chế. - Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan quản lý chưa hoàn thiện.

- Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý chưa đáp ứng yêu cầu.

Cơ hội

- Nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương.

- Quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học, hỗ trợ tài chính...tiếp tục được mở rộng.

- Trở thành một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới.

- Công nhận di sản thiên nhiên thế giới và có giá trị đa dạng sinh học và văn hóa-lịch sử.

- Có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội.

Thách thức

- Xung đột lợi ích giữa các bên có liên quan trong khai thác và quản lý vịnh Hạ Long. - Quy hoạch giữa các ngành còn chồng chéo. - Thiếu cơ chế quản lý đa ngành.

- Các hoạt động kinh tế-xã hội có chiều hướng gia tăng.

- Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế-xã hội trong khu vực VHL hiệu quả chưa cao.

- Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý di sản chưa đồng bộ.

- Ý thức cộng đồng còn hạn chế.

- Đời sống kinh tế của cộng đồng dân cư trên vịnh còn khó khăn.

- Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để quản lý một cách hiệu quả DSTNTG VHL cũng như xây dựng thương hiệu du lịch VHL vươn tầm thế giới, thì công tác QLNN đối với VHL là vô cùng quan trọng, góp phần to lớn trong việc thực hiện thành công các mục tiêu. Trên cơ sở bảng phân tích SWOST, cho thấy DSTNTG VHL đang có những cơ hội và thuận lợi nhưng cũng đứng trước những khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải nắm bắt được tận dụng cơ hội, phát huy những điểm mạnh chủ động khắc phục khó khăn vượt qua thách thức. Qua việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN đối với VHL trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG 4.1. Quan điểm quản lý nhà nƣớc đối với vịnh Hạ Long

VHL là di tích Quốc gia đặc biệt, hai lần được tổ chức UNESCO công nhận là DSTNTG và là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới phải được quản lý, bảo tồn, khai thác bền vững. Vì vậy, trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh với đất nước và cộng đồng Quốc tế là phải quản lý, bảo tồn và phát huy bền vững VHL. Bởi vậy, quan điểm QLNN đối với DSTNTG VHL bao gồm:

Quan điểm thứ nhất: QLNN đối với VHL là vừa bảo tồn, vừa khai thác, phát huy giá trị của VHL, kết hợp với việc bảo tồn để khai thác, phát huy giá trị di sản. Đồng thời khai thác, phát huy giá trị, tạo điều kiện bảo tồn, quản lý di sản hiệu quả.

Quan điểm thứ hai: Việc khai thác và phát huy giá trị của VHL phải đảm bảo mục tiêu bảo tồn toàn vẹn giá trị di sản và phù hợp yêu cầu phát triển kinh - tế xã hội nhanh, bền vững của tỉnh.

Quan điểm thứ ba: Việc quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản VHL phải coi trọng cơ chế phối hợp liên ngành, cơ chế hợp tác quốc tế kết hợp với phát huy cao nhất thẩm quyền trách nhiệm của tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, xây dựng các quy định về quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị VHL trên cơ sở: công ước Quốc tế về việc bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới; Luật di sản văn hóa ban hành năm 2001 và các văn bản của Chính phủ ban hành triển khai thực hiện luật; Luật bảo vệ Môi trường ban hành năm 1993 và các văn bản của Chính phủ, ban hành triển khai thực hiện luật; Luật Thủy sản ban hành 2003 và các văn bản của Chính phủ ban

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hành triển khai thực hiện luật; Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản: Nhà nước công bố ngày 25/4/1989; Pháp lệnh Du lịch ban hành năm 1999 và các văn bản của Chính phủ ban hành triển khai thực hiện pháp lệnh; Nghị định 40/CP của Chính phủ ban hành năm 1996 “Về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa” và các văn bản của Chính phủ ban hành triển khai thực hiện nghị định; Quyết định số 142/2002/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/10/2002 phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di sản VHL đến năm 2020; Thông tư 2891/TT - KCM ngày 19/12/1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về hướng dẫn bảo vệ môi trường VHL; Quyết định số 313 - VH/VP ngày 28/4/1962 của Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng VHL là Di tích danh lam thắng cảnh quốc gia; các chỉ thị, nghị quyết, chỉ đạo của tỉnh Quảng Ninh.

4.2. Định hƣớng, mục tiêu quản lý nhà nƣớc đối với vịnh Hạ Long

4.2.1. Định hướng quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long

DSTNTG VHL là tài sản vô giá của đất nước Việt Nam và là bộ phận quan trọng của hệ thống di sản thiên nhiên Thế giới, có vai trò to lớn trong việc quảng bá hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam đến các nước trên thế giới. Đồng thời, phát triển hoạt động du lịch, góp phần phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.Vì vậy, để bảo tồn, phát huy giá trị của DSTNTG VHL và quảng bá tới nhân dân các nước trên thế giới, nhà nước đã đề ra mục tiêu, định hướng quản lý nhà nước đối với VHL như sau:

Thứ nhất, nâng cao vai trò hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với VHL. Tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức và hành động của cộng đồng dân cư đối với việc giữ gìn, bảo vệ di sản;

Thứ hai, bảo tồn toàn vẹn các giá trị di sản trong đó ưu tiên bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ ba, triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp khai thác, phát huy giá trị để VHL ngang tầm Quốc tế, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Như vậy, định hướng quản lý nhà nước đối với DSTNTG VHL có vị trí rất quan trọng, góp phần to lớn trong việc thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản thiên nhiên thế giới.

4.2.2. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long

Mục tiêu chung của việc QLNN đối với VHL là giữ gìn, bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị tiềm năng của VHL. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu trên phải cụ thể hóa thành hai mục tiêu cơ bản đó là: Mục tiêu về công tác quản lý bảo tồn và mục tiêu khai thác và phát huy giá trị.

Mục tiêuvề công tác quản lý bảo tồn gồm

Một là, hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị VHL.

Hai là, Đẩy nhanh việc triển khai quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHL đến năm 2020.

Ba là, Đổi mới phương thức tổ chức quản lý VHL.

Bốn là, bảo vệ môi trường sinh thái của VHL trong đó chú trọng công tác bảo tồn, giá trị đa dạng sinh học.

Năm là, hoàn thành việc sắp xếp, di dời dân cư nhà bè sinh sống trên VHL.

Sáu là, thực hiện rác thải trên vịnh được thu gom, đưa về bờ xử lý.

Bảy là, 100% nhà bè, các công trình nổi được phép hoạt động trên vịnh phải được sử dụng vật liệu nổi bền vững, không gây ô nhiễm môi trường.

Tám là, Chất lượng môi trường nước biển ven bờ và nước VHL đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mục tiêuvề hoạt động khai thác, phát huy giá trị gồm:

Thứ nhất, quy hoạch được hệ thống cảng, bến, điểm lưu trú nghỉ đêm, tuyến, điểm tham quan du lịch.

Thứ hai, đảm bảo công tác an toàn, an ninh - trật tự cho các hoạt động kinh tế - xã hội, nhất là hoạt động du lịch trên vịnh.

Thứ ba, quản lý chặt chẽ môi trường kinh doanh du lịch, giải quyết triệt để tình trạng đeo bám, bán hàng rong, ăn xin, cò mồi, ép giá đối với khách du lịch.

Thứ tư, đổi mới công tác quản lý, tổ chức lại hoạt động tham quan du lịch trên vịnh đảm bảo khoa học, hiện đại và hiệu quả.

Thứ năm, phát triển, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ du lịch một cách bền vững, thân thiện với môi trường.

Thứ sáu, khai thác, phát huy hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của VHL trong các lĩnh vực: du lịch, giao thông, cảng biển, thủy sản… trên cơ sở bảo vệ vững chắc, lâu dài các nguồn tài nguyên thiên nhiên của di sản.

Các yêu cầu về quản lý và bảo tồn Di sản:

Năm 1962, VHL được Chính phủ xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia và được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt theo Luật di sản văn hóa sửa đổi năm 2009. Di sản được bảo vệ hiệu quả thông qua các luật có liên quan của nhà nước và các nghị định của Chính phủ như: luật di sản văn hóa, luật đa dạng sinh học, luật du lịch, luật bảo vệ môi trường, luật thủy sản, luật giao thông đường thủy. Trên cơ sở các luật đó, mọi hoạt động diễn ra trong khu vực di sản mà có tác động tới giá trị của di sản đều phải được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan.

Ngay sau khi VHL được công nhận là DSTNTG, Ban QLVHL đã được thành lập với chức năng, nhiệm vụ là quản lý, bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản. Ban đã tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên thế giới, thực hiện nghiêm túc các khuyến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghị của Ủy ban di sản thế giới, đồng thời thực thi các luật, nghị định và quy định có liên quan của Trung ương và tỉnh Quảng Ninh. Công tác quản lý di sản có sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành có liên quan và cộng đồng dân cư nhằm duy trì tính toàn vẹn của di sản và giám sát các hoạt động kinh tế- xã hội diễn ra trên vịnh.

Các hoạt động kinh tế - xã hội trên vịnh hiện được quy định rõ ràng, được giám sát, quản lý chặt chẽ. Công tác quản lý và bảo tồn di sản còn được thể hiện thông qua các quy định, quy hoạch và các kế hoạch hành động như: Quy định về quản lý tàu thuyền du lịch, nạo vét bùn thải, lấn biển, đổ thải, quản lý dân cư, nhà bè, tổ chức tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác bảo tồn di sản. Ngoài ra còn có các quy hoạch cụ thể về bảo vệ môi trường, quản lý và phát triển du lịch, quy hoạch bảo tồn, đặc biệt là Quy hoạch tổng thể bảo tồn, quản lý và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới VHL đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2001 và kế hoạch quản lý DSTNTG VHL giai đoạn 2010 - 2015 được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt năm 2010.

Những định hướng dài hạn cho công tác quản lý di sản tập trung vào các vấn đề: bảo đảm nguyên vẹn giá trị cảnh quan thiên nhiên, giá trị địa chất, địa mạo và môi trường của di sản. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách;

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Trang 76 - 124)