Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Trang 75 - 76)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.4.2. Những mặt còn hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:

Hạn chế thứ nhất, từ năm 1987 Việt Nam tham gia công ước Quốc tế về bảo vệ di sản thiên nhiên và văn hoá được thông qua tại kỳ họp thứ 17 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 16/11/1972, nhưng các văn bản luật pháp liên quan đến di sản chưa hoàn thiện, nhất là đối với di sản thiên nhiên.

Hạn chế thứ hai , Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 142/2002/QĐ-TTg về việc phê duyệt qui hoạch bảo tồn và phát huy giá trị DSTNTG VHL đến năm 2020 nhưng việc xây dựng qui hoạch chi tiết bảo tồn và phát huy giá trị VHL đến năm 2020 thực hiện còn chậm.

Hạn chế thứ ba, công tác tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách thuộc một số lĩnh vực đối với di sản, chưa kịp thời và đồng bộ, một số chủ trương của tỉnh tuy đã triển khai nhưng hiệu quả còn thấp như việc sắp xếp, quản lý di chuyển nhà bè, kinh doanh dịch vụ trong phạm vi VHL, thực hiện Chỉ thị số 07/2006/CT- UBND về tăng cường công tác bảo vệ môi trường sinh thái VHL chưa triệt để.

Hạn chế thứ tư , việc thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành bảo vệ

di sản còn chưa thống nhất với các ngành liên quan trong việc chủ trì ,

phối hợp, thực hiện chức năng QLNN đã được phân công trách nhiệm, do đó có việc còn chồng chéo, hiệu quả thấp nhưng chưa được sửa đổi,bổ sung, điều chỉnh kịp thời. Chưa theo kịp tốc độ phát triển của các hoạt động Kinh tế - Xã hội trên vịnh.

Hạn chế thứ năm là cơ sở hạ tầng phục vụ chưa đồng bộ, năng lực của các cảng, bến cập tàu chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách du lịch với số lượng khách tham quan ngày càng tăng. Các cảng tầu du lịch chưa thực sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đảm bảo các điều kiện để đón khách đặc biệt là khách Quốc tế như: chưa có nhà chờ, phòng điều hành, phòng bán vé còn nhỏ hẹp... Tình trạng xuống cấp tại các điểm cập tàu, nhưng chậm được khắc phục.

Mặt khác, công tác thu nộp quản lý phí thăm quan còn nhiều bất cập, một số loại phí chưa triển khai kịp thời theo Quy định của UBND tỉnh như phí môi trường, phí neo đậu, phí sử dụng mặt nước.

Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và dự án đầu tư xây dựng ven bờ vịnh đã và đang triển khai thi công, tuy có báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhưng trong quá trình thực hiện thi công, các nhà thầu không thực hiện nghiêm túc các nội dung đã cam kết bảo vệ môi trường được duyệt, nên trong quá trình thi công đã làm cho đất đá, đẩy bùn trôi ra biển, việc đổ đất lấn biển ven bờ vịnh, của các dự án đầu tư hạ tầng đô thị, xả rác thải, xây dựng các công trình công nghiệp có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường và các giá trị của VHL; tại một số khu vực rác thải sinh hoạt chưa được quản lý, gây mất vệ sinh môi trường ảnh hưởng đến cảnh quan.

Hạn chế thứ sáu là trách nhiệm các ngành, địa phương trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật ở một số lĩnh vực hoạt động trên vịnh chưa chủ động thống nhất, đồng bộ nên dẫn đến tình trạng chồng chéo hoặc ít được quan tâm giám sát, kiểm tra thường xuyên và xử lý kịp thời vi phạm như: quản lý chất lượng hoạt động tàu du lịch; bảo vệ môi trường; bảo vệ nguồn lợi thủy sản; kiểm soát chất lượng, giá cả dịch vụ thương mại...Nhận thức của một số cơ quan, đơn vị và nhân dân về giá trị, về công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản chưa được đầy đủ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)