Hệ thống cơ sở hạ tầng tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Trang 45 - 124)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng tỉnh Quảng Ninh

*Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông tỉnh Quảng Ninh bao gồm: giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa, giao thông đường biển, giao thông đường sắt và các cảng hàng không.

Đường bộ: Giao thông đường bộ gồm có 5 tuyến quốc lộ với 381 km; 12 tuyến tỉnh lộ dài 301 km; Hơn 3000 km đường liên huyện, liên xã. Toàn tỉnh có tổng 16 bến xe khách với 125 tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh và liên tỉnh liền kề; 18 tuyến vận tải khách nội tỉnh và 11 tuyến xe buýt phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đường thủy và đường biển: Toàn tỉnh Quảng Ninh có 96 bến thuỷ nội địa và 5 cảng biển là cảng Cái Lân; cảng Vạn Gia; cảng Cửa Ông; cảng Hòn Nét; cảng Mũi Chùa, năm cảng biển này đóng vai trò thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế Quảng Ninh phát triển.

Số lượng tàu, xà lan lai dắt chuyên chở hàng hóa hoạt động trên vịnh rất nhiều, đồng thời còn có nhiều loại phương tiện tham gia dịch vụ vận chuyển khách du lịch tham quan vịnh Hạ Long, mỗi ngày có hơn 500 tàu du lịch hoạt động phục vụ khách tham quan và lưu trú nghỉ đêm trên vịnh. Theo Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh, mỗi ngày có hàng trăm chuyến tàu rời bến, đặc biệt vào những ngày cao điểm có tới trên 800 chuyến/ngày. Trong năm 2012, các cơ quan chức năng của tỉnh đã cấp phép hoạt động trên 130.000 chuyến để phục vụ cho trên 2,7 triệu lượt khách, trong đó trên 100.000 chuyến tham quan và gần 9.000 chuyến tàu lưu trú.

Từ số lượng tàu lưu trú, tàu hoạt động thường xuyên, số lượng tàu trong thời gian cao điểm ta có thể dễ dàng nhận thấy: Cơ sở hạ tầng tại các cảng, bến trong khu vực vinh Hạ Long chưa đáp ứng được các điều kiện đón khách hiện nay. Đồng thời, hệ thống cảng, bến nơi đây cũng chưa xứng tầm, chưa đáp ứng kịp thời sự phát triển của du lịch và nhu cầu của hành khách... đồng thời, việc lưu lượng các tàu thuyền du lịch, tàu vận chuyển hàng hóa tăng hàng năm mà việc mở rộng, sửa chữa nâng cấp cảng biển tại vịnh Hạ Long vẫn chưa được thực hiện thường xuyên dẫn tới việc ùn tắc, mất trật tự tại các cảng, bến, làm ảnh hưởng đến khách du lịch tham quan vịnh.

Đường sắt: Quảng Ninh có 65 km đường sắt quốc gia thuộc tuyến Kép -Hạ Long và một hệ thống đường sắt chuyên dùng để chuyên chở than.

Đường hàng không: Hiện nay tỉnh có 2 sân bay cho các máy bay trực thăng tại Bãi Cháy và Tuần Châu để phục vụ chuyên chở khách du lịch tới hai điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, hệ thống giao thông tại tỉnh Quảng Ninh khá đầy đủ các loại hình và rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế tại địa phương, cũng như khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh.

* Mạng lưới điện

Tính đến năm 2010, Quảng Ninh có 03 nhà máy điện với tổng công suất 1.010MW bao gồm: Nhiệt điện Uông Bí (110MW+ 300MW); Nhiệt điện Quảng Ninh I (300MW); Nhiệt điện Cẩm Phả I (300MW). Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn có hệ thống lưới điện truyền tải 220KV, 500KV đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của người dân và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh .

Hiện tại, các trạm biến áp vận hành ổn định, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.

*Cấp nước sạch sinh hoạt

Quảng Ninh đã xây dựng được hệ thống các nhà máy nước có công suất lớn, đáp ứng đủ nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất như nhà máy nước: Diễn Vọng công suất 60.000m2/ngày đêm, Đồng Ho 20.000m3, Mạo Khê 12.000m3, Uông Bí 8.000, Móng Cái 5.000, Quảng Yên 5.000m3.

*Hệ thống phát thanh, thông tin, bưu điện

Tính đến hết năm 2008, tổng số thuê bao di động trên toàn tỉnh là 1.795.970 tương đương với tỉ lệ 34,4 thuê bao/100 dân. Bên cạnh đó, số thuê bao sử dụng Internet trong năm 2008 cũng tăng lên đến 36.173 thuê bao.

Mặt khác, Quảng Ninh còn có hệ thống bưu chính viễn thông đã đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ điều kiện đáp ứng được các nhu cầu và hình thức thông tin của nhân dân. Mạng viễn thông được trang bị các thiết bị kỹ thuật số với công nghệ tiên tiến, hiện đại, đa dịch vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

*Hệ thống giáo dục, y tế

Về Giáo dục: Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến thời điểm ngày 30/9/2011, toàn tỉnh Quảng Ninh có 421 trường học. Trong đó, trung học phổ thông có 46 trường, trung học cơ sở có 100 trường, tiểu học có 177 trường và 205 trường mẫu giáo.

Như vậy, nhìn vào những con số trên, ta thấy hệ thống giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tương đối hoàn chỉnh, góp phần to lớn trong việc giảm thiểu nạn mù chữ cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Về Y Tế: Quảng Ninh có hệ thống cơ sở vật chất của ngành y tế được đầu tư đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và các du khách trong và ngoài nước, cụ thể: toàn tỉnh có 15 bệnh viện, 09 phòng khám đa khoa khu vực, 10 trung tâm y tế tuyến tỉnh, 14 trung tâm y tế tuyến huyện, 186 trạm y tế xã, phường. Đội ngũ y sỹ, bác sỹ chuyên nghiệp với 3630 Bác sỹ, y sỹ, kỹ thuật viên, điều dưỡng, dược sỹ và cán bộ chuyên trách đạt tỷ lệ 8 bác sỹ trên 10.000 dân và 30 giường bệnh trên 10.000 dân.

*Hệ thống chợ

Quảng Ninh là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao và có thế mạnh về thương mại và du lịch, do vậy tiềm năng về bán lẻ của địa phương rất lớn. Với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, hướng tới tăng trưởng xanh, tỉnh đang chú trọng phát triển và thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ, tạo sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2 trung tâm thương mại đang hoạt động với tổng diện tích là 14.616m2. Nhìn chung kết quả kinh doanh của siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây đều đạt được những kết quả khả quan các doanh nghiệp đang dần khẳng định được vị thế và thương hiệu của mình với người tiêu dùng bởi phong cách phục vụ nhiệt tình, chu đáo, hàng hoá đa dạng phong phú, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

biệt việc tập đoàn lớn của thế giới về lĩnh vực bán lẻ đầu tư xây dựng siêu thị tại TP Hạ Long là Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh, phục vụ đầy đủ nhu cầu của nhân dân địa phương và mua sắm của khách du lịch.

Như vậy, Các yếu tố cơ sở hạ tầng của tỉnh Quảng Ninh như giao thông đường biển, đường thủy, hệ thống cảng, bến… chưa thực sự đáp ứng được lượng khách ngày một tăng tới tham quan VHL, chưa đáp ứng kịp thời sự phát triển của du lịch, nhu cầu của khách...Điều kiện cơ sở Vật chất chưa xứng tầm với di sản gây khó khăn cho công tác quản lý.

3.1.4. Điều kiện kinh tế của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh luôn là tỉnh dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nước ta. Đồng thời, tỉnh còn được xếp vào một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.

Với nhiều di tích lịch sử, văn hóa ,thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh tế thông qua du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao và du lịch văn hóa tâm linh.. Có hệ thống cảng biển , cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn, tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới. Mặt khác, Quảng Ninh còn có nhiều Khu kinh tế, TP Móng Cái là đầu mối giao thương giữa Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2010, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 7 ở Việt Nam.

Quảng Ninh còn là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hệ thống cửa khẩu được phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư và là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỉnh còn có lợi thế về nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, với trữ lượng than trên cả nước thì riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 90%, nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh. Năm 2011, Quảng Ninh xếp thứ 5 cả nước về thu ngân sách. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2264 USD/năm.

3.1.5. Điều kiện văn hóa - xã hội tỉnh Quảng Ninh

Về thắng cảnh : VHL có diện tích 1.553 km2 với 1969 đảo. Trong đó, khu di sản thế giới được UNESCO công nhận có diện tích trên 434 km2 với 788 đảo, có giá trị đặc biệt về văn hoá, thẩm mĩ, địa chất, sinh học và kinh tế..

Bên cạnh đó còn có rất nhiều bãi tắm đẹp hiện đại như Trà Cổ (Móng Cái), Bãi Cháy, đảo Tuần Châu được cải tạo, nâng cấp với nhiều loại hình dịch vụ phục vụ đa dạng các nhu cầu của du khách . Đặc biệt, đảo Cô Tô có các bãi tắm đẹp như Hồng Vàn, Bắc Vàn, Vàn Chảy và đảo Cô Tô con được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất tại phía Bắc.

Về di tích lịch sử : Quảng Ninh không chỉ nổi tiếng với các thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà tỉnh còn nổi tiếng vì có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như : Bãi cọc Bạch Đằng; Thương cảng Vân Đồn; Khu quần thể di tích lăng các vua Trần; núi Yên Tử (nơi phát tích thiền phái Trúc Lâm)…Ngoài ra , toàn tỉnh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội truyền thống.

Ngoài ra, toàn tỉnh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng như đền Cửa Ông, đình Trà Cổ, chùa Long Tiên, Đệ tứ chiến khu Đông Triều, đình Quan Lạn, chùa Cái Bầu - Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm. Đây đều là những

điểm thu hút khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá , tôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.6. Nhân tố kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ nhưng có nhiều đặc điểm riêng biệt khác với các tỉnh khác trong vùng. Với vị trí địa lý, kinh tế, chính trị đặc biệt đối với vùng đông Bắc bộ của Tổ quốc, có 118,5 km đường biên giới trên bộ giáp Trung Quốc; với 250 km bờ biển với nhiều điểm rất thuận lợi cho việc phát triển hệ thống cảng, biển nước sâu; có 3 khu kinh tế: cửa khẩu Hoành Mô (Bình Liêu), bắc Phong Sinh (Hải Hà) và khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.

Tranh thủ sự ủng hộ của các bộ, ngành trung ương bằng cơ chế chính sách để thu hút các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách theo hình thức đầu tư - chuyển giao (BT), đầu tư kinh doanh chuyển giao (BOT), hợp tác công (PPP)...Vì vậy, nhiều công trình hạ tầng quan trọng, thiết yếu được hoàn thành đưa vào sử dụng không chỉ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn mà còn góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công mục tiêu phát triển chung của cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Đối với hệ thống giao thông đang từng bước đầu tư hoàn thiện. Hệ thống cảng biển, đã nâng cấp và mở rộng cảng Cái Lân đưa vào khai thác các bến số 1, 5, 6, 7 cho tàu có trọng tải đến 50.000DWT; đầu tư các bến số 2, 3, 4 để hoàn thành toàn bộ cảng theo công suất 21 triệu tấn/năm vào cuối 2012. Tiếp tục đầu tư các bến số 8, 9 để nâng công suất cảng biển lên 30 triệu tấn/năm vào năm 2015. Tỉnh đã tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến và thu hút đầu tư xây dựng cảng biển qua cảng cửa ngõ Lạch Huyện, phục vụ Khu công nghiệp đầm nhà Mạc. Đặc biệt để phát triển thế mạnh vùng nước sâu khu vực Hải Hà thuộc khu công nghiệp - Cảng biển Hải Hà, tỉnh đã đã kêu gọi đầu tư, đến thời điểm này đã có 2 nhà đầu tư vào nghiên cứu tại khu vực này là: Tập đoàn INDEVCO tiếp nhận dự án đầu tư từ tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam và xí nghiệp cơ khí Quang Trung đang nghiên cứu đầu tư cảng biển nước sâu tại đảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cái Chiên và Hòn Miều. Cảng Cẩm Phả đang được ngành than tập trung đầu tư để làm đầu mối phục vụ xuất khẩu than. Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục xúc tiến kêu gọi đầu tư các cảng: Vạn Gia; Mũi Chùa, Vạn Hoa… nhằm tăng năng lực hàng hoá thông qua cảng, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá cho các tỉnh trong vùng và các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và khu kinh tế Vân Đồn thông qua cảng Vạn Hoa và Mũi Chùa.

Về cầu và đường bộ đối với tuyến quốc lộ (tuyến đường huyết mạch), Quảng Ninh đã hoàn thành cải tạo nâng cấp 43 km Quốc lộ 279 (đạt cấp III và cấp V), 24 km Quốc lộ 4B (đạt cấp IV); hoàn thành 135 km đường cấp III đoạn Cửa Ông - Mông Dương - Móng Cái tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa và khách du lịch qua cửa khẩu Quốc tế Móng Cái tăng nhanh; gấp rút hoàn thành dự án cải tạo nâng cấp 50 km đường Quốc lộ 18C từ Tiên Yên lên cửa khẩu Hoành Mô vào cuối năm 2012. Phối hợp với Bộ GTVT cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Hạ Long là tuyến đường huyết mạch của tỉnh. Xúc tiến đầu tư xây dựng đường 4B kéo dài và cầu Vân Tiên nối Tiên Yên với Vân Đồn (dự kiến tổng mức đầu tư lên đến 90 triệu USD); chuẩn bị cùng với nước bạn Trung Quốc xây dựng cầu thứ 2 qua sông Bắc Luân. Đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh đã lựa chọn nhà đầu tư để trình Bộ GTVT và Chính phủ cho xây dựng đường nối Thành phố Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo hình thức BT, BOT.

Với tuyến đường tỉnh, hiện tại có 14 tuyến dài 383 km đã được đưa vào khai thác từ trước, tỉnh đang gấp rút hoàn thành đường tỉnh 340 từ Hải Hà lên cửa khẩu bắc Phong Sinh; tuyến đường tránh thành phố Hạ Long, đường tỉnh 329 từ thành phố Cẩm Phả đến trung tâm huyện Ba Chẽ.

Về hàng không, quy hoạch cảng hàng không Quảng Ninh đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Vân Đồn. Vừa qua, Bộ GTVT đã có Quyết định số 1564/QĐ-BGTVT ngày 4/7/2012 bổ sung vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, Hợp đồng BOT và hợp đồng BT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hệ thống cảng bến phục vụ khách tham quan VHL:

Trên vịnh Hạ Long hiện nay có trên 500 tàu du lịch đang hoạt động phục vụ khách tham quan và lưu trú nghỉ đêm trên vịnh, có 7 cảng, bến để

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Trang 45 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)