Nhân tố kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Trang 51 - 54)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.6.Nhân tố kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ nhưng có nhiều đặc điểm riêng biệt khác với các tỉnh khác trong vùng. Với vị trí địa lý, kinh tế, chính trị đặc biệt đối với vùng đông Bắc bộ của Tổ quốc, có 118,5 km đường biên giới trên bộ giáp Trung Quốc; với 250 km bờ biển với nhiều điểm rất thuận lợi cho việc phát triển hệ thống cảng, biển nước sâu; có 3 khu kinh tế: cửa khẩu Hoành Mô (Bình Liêu), bắc Phong Sinh (Hải Hà) và khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.

Tranh thủ sự ủng hộ của các bộ, ngành trung ương bằng cơ chế chính sách để thu hút các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách theo hình thức đầu tư - chuyển giao (BT), đầu tư kinh doanh chuyển giao (BOT), hợp tác công (PPP)...Vì vậy, nhiều công trình hạ tầng quan trọng, thiết yếu được hoàn thành đưa vào sử dụng không chỉ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn mà còn góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công mục tiêu phát triển chung của cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Đối với hệ thống giao thông đang từng bước đầu tư hoàn thiện. Hệ thống cảng biển, đã nâng cấp và mở rộng cảng Cái Lân đưa vào khai thác các bến số 1, 5, 6, 7 cho tàu có trọng tải đến 50.000DWT; đầu tư các bến số 2, 3, 4 để hoàn thành toàn bộ cảng theo công suất 21 triệu tấn/năm vào cuối 2012. Tiếp tục đầu tư các bến số 8, 9 để nâng công suất cảng biển lên 30 triệu tấn/năm vào năm 2015. Tỉnh đã tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến và thu hút đầu tư xây dựng cảng biển qua cảng cửa ngõ Lạch Huyện, phục vụ Khu công nghiệp đầm nhà Mạc. Đặc biệt để phát triển thế mạnh vùng nước sâu khu vực Hải Hà thuộc khu công nghiệp - Cảng biển Hải Hà, tỉnh đã đã kêu gọi đầu tư, đến thời điểm này đã có 2 nhà đầu tư vào nghiên cứu tại khu vực này là: Tập đoàn INDEVCO tiếp nhận dự án đầu tư từ tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam và xí nghiệp cơ khí Quang Trung đang nghiên cứu đầu tư cảng biển nước sâu tại đảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cái Chiên và Hòn Miều. Cảng Cẩm Phả đang được ngành than tập trung đầu tư để làm đầu mối phục vụ xuất khẩu than. Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục xúc tiến kêu gọi đầu tư các cảng: Vạn Gia; Mũi Chùa, Vạn Hoa… nhằm tăng năng lực hàng hoá thông qua cảng, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá cho các tỉnh trong vùng và các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và khu kinh tế Vân Đồn thông qua cảng Vạn Hoa và Mũi Chùa.

Về cầu và đường bộ đối với tuyến quốc lộ (tuyến đường huyết mạch), Quảng Ninh đã hoàn thành cải tạo nâng cấp 43 km Quốc lộ 279 (đạt cấp III và cấp V), 24 km Quốc lộ 4B (đạt cấp IV); hoàn thành 135 km đường cấp III đoạn Cửa Ông - Mông Dương - Móng Cái tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa và khách du lịch qua cửa khẩu Quốc tế Móng Cái tăng nhanh; gấp rút hoàn thành dự án cải tạo nâng cấp 50 km đường Quốc lộ 18C từ Tiên Yên lên cửa khẩu Hoành Mô vào cuối năm 2012. Phối hợp với Bộ GTVT cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Hạ Long là tuyến đường huyết mạch của tỉnh. Xúc tiến đầu tư xây dựng đường 4B kéo dài và cầu Vân Tiên nối Tiên Yên với Vân Đồn (dự kiến tổng mức đầu tư lên đến 90 triệu USD); chuẩn bị cùng với nước bạn Trung Quốc xây dựng cầu thứ 2 qua sông Bắc Luân. Đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh đã lựa chọn nhà đầu tư để trình Bộ GTVT và Chính phủ cho xây dựng đường nối Thành phố Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo hình thức BT, BOT.

Với tuyến đường tỉnh, hiện tại có 14 tuyến dài 383 km đã được đưa vào khai thác từ trước, tỉnh đang gấp rút hoàn thành đường tỉnh 340 từ Hải Hà lên cửa khẩu bắc Phong Sinh; tuyến đường tránh thành phố Hạ Long, đường tỉnh 329 từ thành phố Cẩm Phả đến trung tâm huyện Ba Chẽ.

Về hàng không, quy hoạch cảng hàng không Quảng Ninh đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Vân Đồn. Vừa qua, Bộ GTVT đã có Quyết định số 1564/QĐ-BGTVT ngày 4/7/2012 bổ sung vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, Hợp đồng BOT và hợp đồng BT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hệ thống cảng bến phục vụ khách tham quan VHL:

Trên vịnh Hạ Long hiện nay có trên 500 tàu du lịch đang hoạt động phục vụ khách tham quan và lưu trú nghỉ đêm trên vịnh, có 7 cảng, bến để phục vụ khách gồm:

+ Cảng tàu du lịch Bãi Cháy: Là cảng chính phục vụ đón trả khách du lịch thăm vịnh Hạ Long, chiều dài cầu cảng 535,3m, diện tích vùng nước ≈ 250.000m2, nếu áp dụng tính toán theo công thức: Diện tích chiếm dụng vùng nước bình quân của 1 tàu là 100m2, khi cập cầu tàu đón khách 1 tàu chiếm 10md cầu cảng trong thời gian 25 phút, hệ số quay trở gấp 5 lần; thì công suất cảng có thể đáp ứng tối đa 500 tàu/1 ngày; Hiện tại có bình quân 420 tàu du lịch thường xuyên hoạt động tại cảng.

+ Cảng khách Tuần Châu: Cảng đã xây dựng hoàn thiện và công bố hoạt động từ tháng 10/2009, quy mô chiều dài cầu cảng: 1.739,8m, diện tích vùng nước: 111.840m2; cầu cảng kết cấu bê tông cốt thép đúc liền khối dạng bậc lên xuống, kết hợp với hệ thống cầu phao nỗi để cho khách lên xuống tàu thuận tiện nhất. Cảng có thể tiếp nhận các tàu du lịch vào đón trả khách tham quan không phụ thuộc vào cao độ thủy triều; nhà chờ cho khách và nhà điều hành đã được xây dựng hoàn thiện với đầy đủ dịch vụ phòng chờ máy lạnh, truyền hình vệ tinh, quầy bán vé, dịch vụ thông tin liên lạc, internet, phòng điều hành, hỗ trợ du khách, chủ tàu để khai báo tạm trú, cấp lệnh rời cảng, thông tin du lịch vịnh …

+ Bến tàu khách thuộc cảng khách Hòn Gai Vinashin: Chiều dài cầu cảng: 50,0m, diện tích vùng nước: 7.400m2, vùng nước sâu, đảm bảo cho các tàu du lịch có trọng tải lớn ra vào đón trả khách thuận lợi, an toàn. Hiện tại có 29 tàu du lịch thường xuyên hoạt động tại cảng.

+ Bến tàu khách Hòn Gai - Công ty cổ phần khách thuỷ Quảng Ninh: quy mô bến dạng cầu dẫn kết hợp pông tông nổi liền bờ, diện tích vùng nước: 10.800m2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Cầu tàu du lịch Sài Gòn Tourist: Quy mô bến dạng cầu dẫn kết hợp pông tông nổi liền bờ, diện tích vùng nước: 1.400m2, hiện tại bến phục vụ cho 01 tàu EMERAUDE và một số tàu du lịch do chi nhánh tổng Công ty du lịch Sài Gòn hợp đồng đón, tiếp chuyển khách du lịch tàu biển vào bờ và ngược lại.

+ Bến Hoàng Gia - Công ty TNHH Hương Hải: Bến thuộc sở hữu của Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia, bến hiện đủ các điều kiện đảm bảo hoạt động an toàn; quy mô bến dạng cầu dẫn kết hợp pông tông nổi liền bờ, diện tích vùng nước: 50.000m2;

+ Bến Bãi Cháy (bến phà Bãi Cháy cũ): Quy mô hoạt động tạm nhằm giảm tải cho cảng tàu khách du lịch Bãi Cháy; hiện tại bình quân có 17 tàu du lịch đón khách du lịch lưu trú nghỉ đêm tại bến.

Bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo thực hiện đồng bộ về cơ sở hạ tầng, tỉnh đã quan tâm thực hiện hạ tầng điện lực, nước, đảm bảo cung cấp đầy đủ điện, nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Như vậy, nhân tố kỹ thuật của tỉnh Quảng Ninh hiện tại đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế cũng như tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển tiềm năng du lịch trong nhiều năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Trang 51 - 54)