Định hướng quản lý nhà nước đối vớivịnh Hạ Long:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Trang 81 - 124)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.2.1. Định hướng quản lý nhà nước đối vớivịnh Hạ Long:

DSTNTG VHL là tài sản vô giá của đất nước Việt Nam và là bộ phận quan trọng của hệ thống di sản thiên nhiên Thế giới, có vai trò to lớn trong việc quảng bá hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam đến các nước trên thế giới. Đồng thời, phát triển hoạt động du lịch, góp phần phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.Vì vậy, để bảo tồn, phát huy giá trị của DSTNTG VHL và quảng bá tới nhân dân các nước trên thế giới, nhà nước đã đề ra mục tiêu, định hướng quản lý nhà nước đối với VHL như sau:

Thứ nhất, nâng cao vai trò hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với VHL. Tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức và hành động của cộng đồng dân cư đối với việc giữ gìn, bảo vệ di sản;

Thứ hai, bảo tồn toàn vẹn các giá trị di sản trong đó ưu tiên bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ ba, triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp khai thác, phát huy giá trị để VHL ngang tầm Quốc tế, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Như vậy, định hướng quản lý nhà nước đối với DSTNTG VHL có vị trí rất quan trọng, góp phần to lớn trong việc thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản thiên nhiên thế giới.

4.2.2. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long

Mục tiêu chung của việc QLNN đối với VHL là giữ gìn, bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị tiềm năng của VHL. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu trên phải cụ thể hóa thành hai mục tiêu cơ bản đó là: Mục tiêu về công tác quản lý bảo tồn và mục tiêu khai thác và phát huy giá trị.

Mục tiêuvề công tác quản lý bảo tồn gồm

Một là, hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị VHL.

Hai là, Đẩy nhanh việc triển khai quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHL đến năm 2020.

Ba là, Đổi mới phương thức tổ chức quản lý VHL.

Bốn là, bảo vệ môi trường sinh thái của VHL trong đó chú trọng công tác bảo tồn, giá trị đa dạng sinh học.

Năm là, hoàn thành việc sắp xếp, di dời dân cư nhà bè sinh sống trên VHL.

Sáu là, thực hiện rác thải trên vịnh được thu gom, đưa về bờ xử lý.

Bảy là, 100% nhà bè, các công trình nổi được phép hoạt động trên vịnh phải được sử dụng vật liệu nổi bền vững, không gây ô nhiễm môi trường.

Tám là, Chất lượng môi trường nước biển ven bờ và nước VHL đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mục tiêuvề hoạt động khai thác, phát huy giá trị gồm:

Thứ nhất, quy hoạch được hệ thống cảng, bến, điểm lưu trú nghỉ đêm, tuyến, điểm tham quan du lịch.

Thứ hai, đảm bảo công tác an toàn, an ninh - trật tự cho các hoạt động kinh tế - xã hội, nhất là hoạt động du lịch trên vịnh.

Thứ ba, quản lý chặt chẽ môi trường kinh doanh du lịch, giải quyết triệt để tình trạng đeo bám, bán hàng rong, ăn xin, cò mồi, ép giá đối với khách du lịch.

Thứ tư, đổi mới công tác quản lý, tổ chức lại hoạt động tham quan du lịch trên vịnh đảm bảo khoa học, hiện đại và hiệu quả.

Thứ năm, phát triển, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ du lịch một cách bền vững, thân thiện với môi trường.

Thứ sáu, khai thác, phát huy hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của VHL trong các lĩnh vực: du lịch, giao thông, cảng biển, thủy sản… trên cơ sở bảo vệ vững chắc, lâu dài các nguồn tài nguyên thiên nhiên của di sản.

Các yêu cầu về quản lý và bảo tồn Di sản:

Năm 1962, VHL được Chính phủ xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia và được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt theo Luật di sản văn hóa sửa đổi năm 2009. Di sản được bảo vệ hiệu quả thông qua các luật có liên quan của nhà nước và các nghị định của Chính phủ như: luật di sản văn hóa, luật đa dạng sinh học, luật du lịch, luật bảo vệ môi trường, luật thủy sản, luật giao thông đường thủy. Trên cơ sở các luật đó, mọi hoạt động diễn ra trong khu vực di sản mà có tác động tới giá trị của di sản đều phải được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan.

Ngay sau khi VHL được công nhận là DSTNTG, Ban QLVHL đã được thành lập với chức năng, nhiệm vụ là quản lý, bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản. Ban đã tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên thế giới, thực hiện nghiêm túc các khuyến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghị của Ủy ban di sản thế giới, đồng thời thực thi các luật, nghị định và quy định có liên quan của Trung ương và tỉnh Quảng Ninh. Công tác quản lý di sản có sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành có liên quan và cộng đồng dân cư nhằm duy trì tính toàn vẹn của di sản và giám sát các hoạt động kinh tế- xã hội diễn ra trên vịnh.

Các hoạt động kinh tế - xã hội trên vịnh hiện được quy định rõ ràng, được giám sát, quản lý chặt chẽ. Công tác quản lý và bảo tồn di sản còn được thể hiện thông qua các quy định, quy hoạch và các kế hoạch hành động như: Quy định về quản lý tàu thuyền du lịch, nạo vét bùn thải, lấn biển, đổ thải, quản lý dân cư, nhà bè, tổ chức tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác bảo tồn di sản. Ngoài ra còn có các quy hoạch cụ thể về bảo vệ môi trường, quản lý và phát triển du lịch, quy hoạch bảo tồn, đặc biệt là Quy hoạch tổng thể bảo tồn, quản lý và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới VHL đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2001 và kế hoạch quản lý DSTNTG VHL giai đoạn 2010 - 2015 được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt năm 2010.

Những định hướng dài hạn cho công tác quản lý di sản tập trung vào các vấn đề: bảo đảm nguyên vẹn giá trị cảnh quan thiên nhiên, giá trị địa chất, địa mạo và môi trường của di sản. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách; quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trên VHL; ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý di sản; tăng cường nghiên cứu làm rõ các giá trị của di sản; nâng cao năng lực quản lý và nhận thức cộng đồng, thu hút họ cùng tham gia quản lý và bảo vệ di sản.

Việc gia tăng lượng khách du lịch và những tác động có liên quan đang tiếp tục ảnh hưởng đến công tác quản lý di sản. Tính nhạy cảm, chất lượng thẩm mỹ và việc quan tâm đến sự an toàn chung của hệ thống cơ sở hạ tầng như đường đi, bậc lên xuống và lối đi dọc bãi biển với tiêu chuẩn cao cùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

với sự ổn định của việc gia tăng lượng khách du lịch và chất lượng quản lý du khách cũng đang được quan tâm, cải thiện. Các áp lực phát triển liên quan tới sự gia tăng lượng khách du lịch, tiếp tục là một vấn đề đặt ra với các cấp chính quyền và sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển là một giải pháp quan trọng đối với việc bảo vệ các giá trị của di sản.

4.3. Giải pháp quản lý nhà nƣớc đối với vịnh Hạ Long

VHL là DSTNTG cần được bảo vệ vững chắc và lâu dài. Với quan điểm: vừa bảo tồn, vừa khai thác và phát huy giá trị của di sản. Bảo tồn để khai thác, phát huy tốt giá trị đồng thời khai thác, phát huy giá trị tốt sẽ tạo điều kiện để bảo tồn, quản lý di sản tốt hơn để vịnh Hạ Long trở thành một trong những trung tâm du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Từ một điểm đến chưa thực sự nổi tiếng, Hạ Long đã trở thành một địa chỉ có tầm quan trọng hàng đầu trên bản đồ du lịch Việt Nam. Năm 2011, Hạ Long đã thu hút trên 5 triệu lượt khách du lịch, trong đó có trên 2 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu du lịch đạt gần 4000 tỷ đồng, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Với tâm điểm là Hạ Long, Quảng Ninh đã trở thành địa chỉ thu hút hàng trăm dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, đã huy động các nguồn lực của các doanh nghiệp và nhân dân đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch. Du lịch phát triển đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị thành phố Hạ Long và vùng phụ cận, tạo ra sức sống mới cho toàn vùng. Du lịch Hạ Long đã trở thành động lực và có đóng góp quan trọng đối với du lịch Việt Nam thời gian qua.

Những thành tựu trên là to lớn và rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, bất kỳ ai tâm huyết với Hạ Long đều không thể không trăn trở, mong muốn chúng ta cần phải và có thể làm nhiều hơn như thế để đảm bảo cho Hạ Long một tương lai phát triển bền vững, tính toàn vẹn và giá trị của Hạ Long được bảo vệ, hiệu quả đầu tư và phát triển được nâng cao; phải đánh giá đúng mức những thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tựu và tồn tại, hạn chế; nhận diện rõ cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn để từ đó định vị tầm nhìn, đưa ra kế hoạch hành động và những giải pháp thực sự phù hợp để vịnh Hạ Long xứng đáng với vị thế và hình ảnh của di sản và kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Để thực hiện được nhiệm vụ đó, phải thực hiện một số giải pháp sau:

4.3.1. Đẩy mạnh tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật, chính sách quản lý Nhà nước đối với vịnh Hạ Long

Vai trò của cộng đồng dân cư, khách du lịch và doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đối với bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long. Điều này phụ thuộc vào nhận thức và hành vi của cộng đồng dân cư và thái độ ứng xử của các doanh nghiệp. Vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng và khách du lịch cần được xác định là sự ưu tiên. Tại Quảng Ninh, chương trình giáo dục về Hạ Long cần được đưa vào nội dung giáo dục bắt buộc ở tất cả các cấp học, có sự đầu tư xứng đáng và đa dạng hóa nội dung giáo dục về vịnh Hạ Long, có chính sách bắt buộc giáo dục và nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long cho tất cả nhân viên làm việc trên tàu du lịch cũng như người lao động làm việc tại các cơ sở dịch vụ trong vùng.

Tuyên truyền quảng bá, giáo dục cộng đồng về các chính sách QLNN đối với DSTNTG và trách nhiệm bảo tồn, phát huy những giá trị VHL là công việc cần thiết, tạo tiền đề cho sự phát triển ngành du lịch Quảng Ninh nói riêng và du lịch cả nước nói chung. Bởi vậy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật, chính sách QLNN đối với DSTNTG VHL là một trong những mục tiêu trọng tâm được Ban QLVHL xác định. Việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về QLNN đối với DSTNTG VHL được Ban QLVHL tổ chức thành nhiều chương trình tuyên truyền với hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc tham gia bảo tồn giá trị di sản VHL và kết quả đạt được trong những năm qua như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ nhất, ý thức của dân cư sống trên vịnh được nâng lên, các khu dân cư làng chài đã thành lập các tổ thu gom, vận chuyển rác đến nơi quy định.

Thứ hai, khách tham quan du lịch không có hiện tượng vi phạm xâm hại đến giá trị di sản. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên vịnh thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý, bảo tồn di sản.

Thứ ba, cơ quan quản lý thường xuyên cập nhật thông tin về hoạt động liên quan đến công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHL;

Thứ tư, có điều kiện xuất bản, tái bản các ấn phẩm tuyên truyền với nội dung phong phú nhằm tuyên truyền, quảng bá giá trị di sản VHL đến cộng đồng

Như vậy, đẩy mạnh công tác tuyên phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách QLNN đối với VHL thời gian qua là một trong những giải pháp hữu hiệu để nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo tồn giá trị di sản thiên nhiên, cũng như tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của cộng đồng. Tạo tiền đề phát triển du lịch và góp phần bảo vệ di sản.

4.3.2. Hoàn thiện quy hoạch và nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long với vịnh Hạ Long

Đặt Hạ Long vào vị trí ưu tiên trong hoạch định phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Hạ Long không chỉ là một di sản thế giới. Do có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế, nên trên vùng vịnh và khu vực ven bờ diễn ra các hoạt động khai thác khoáng sản, phát triển công nghiệp điện, xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, giao thông hàng hải, cảng biển, vận tải thủy nội địa, đánh bắt, nuôi trồng chế biến hải sản, phát triển du lịch, đô thị hóa với tốc độ nhanh. Những lĩnh vực trên mặc dù đã đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhưng đều là các hoạt động nhạy cảm có thể gây xung đột và phương hại đến môi trường của vịnh Hạ Long, hệ thống rừng ngập mặn vốn là hàng rào bảo vệ cho Hạ Long ở ven bờ hầu như bị hủy hoại hoàn toàn trong thời gian hơn 15 năm qua. Tình trạng đổ thải cao tại các khai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trường và mở rộng đô thị, phát triển các bến bãi thiếu kiểm soát gây nên nguy cơ bồi lắng và thay đổi chất lượng nước ven bờ Hạ Long đã là hình ảnh hiện thực, các rạn san hô đang suy kiệt dần.

Trong xu hướng và bối cảnh đó, việc hoạch định chiến lược và chính sách phát triển đảm bảo cân đối hài hòa giữa các lĩnh vực kinh tế, phát triển đô thị phải đặt trong mối quan hệ tương tác với vịnh Hạ Long, coi Hạ Long là ưu tiên số một. Những hệ lụy ảnh hưởng từ phát triển công nghiệp khai thác than, đô thị hóa thời gian qua dường như đã vượt quá giới hạn để cơ chế tự làm sạch của Hạ Long. Vấn đề đặt ra là phải quyết định tạm dừng lấn biển và đầu tư cho công tác nghiên cứu, xây dựng quy hoạch để đảm bảo mục tiêu phát triển xanh và bền vững, đặt vịnh Hạ Long vào vị trí trọng tâm, chuyển hướng sang phát triển dịch vụ, lấy Hạ Long làm động lực.

Hoàn thiện quy hoạch đồng bộ và nâng cao chất lượng QLNN đối với VHL là việc làm cần thiết, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch hiện nay, trước hết là phải rà soát, đánh giá kết quả triển khai quy hoạch tổng thể từ năm 2011 đến 2013 và kế hoạch QLVHL giai đoạn 2013- 2015. Trên cơ sở đó có kế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Trang 81 - 124)