3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.4. Phương pháp phân tích
Sau khi thu nhận dữ liệu ý kiến phản hồi của các chuyên gia về quản lý DSTNTG VHL, người viết tiến hành mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Sau đó đưa ra những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Trong đề tài này, sau khi nhận lại kết quả điều tra phỏng vấn, người viết tiến hành xử lý dữ liệu theo kiểu thống kê mô tả , vẽ biểu đồ minh họa và sử dụng phần mềm excel để xác định trung bình và độ lệch chuẩn. Đồng thời sử dụng các phương pháp phân tích cụ thể như sau:
Phương pháp so sánh dữ liệu, Là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng liên quan đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất để xác định mức, xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau, chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi vấn đề. Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu liên quan đến công tác QLNN đối với VHL từ năm 2010 đến 2012. Các chỉ tiêu của phương pháp này được đưa vào nghiên cứu bao gồm: tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân, và một số chỉ tiêu so sánh khác.
Phương pháp tổng hợp, Dựa vào sự tác động của các nhân tố tác động ảnh hưởng đến VHL qua các năm và tác động trong những năm tới để có thể dự báo được những tác động tích cực và tác động tiêu cực đến VHL để có giải pháp hữu hiệu trong công tác quản lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phương pháp thống kê, Phương pháp này được sử dụng trong việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó tìm ra bản chất của vấn đề nghiên cứu. Trong luận văn này phương pháp thống kê được dùng để mô tả thực trạng tình hình QLNN đối với DSTNTG VHL; hệ thống hoá bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, cơ cấu, tỷ trọng... để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian cũng như ảnh hưởng của hiện tượng này lên hiện tượng kia. Từ đó thấy được sự biến đổi về lượng và chất của vấn đề nghiên cứu để rút ra bản chất, tính quy luật, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất giải pháp mang tính khoa học.
Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức SWOST: Phương pháp phân tíchbắt đầu hệ thống này bằng cách tự đặt câu hỏi về những điều "tốt" và "xấu" cho hiện tại và tương lai. Những điều "tốt" ở hiện tại là "Những điều hài lòng" (Satisfactory), và những điều "tốt" trong tương lai được gọi là "Cơ hội" (Opportunity); những điều "xấu" ở hiện tại là "Sai lầm" (Fault) và những điều "xấu" trong tương lai là "Nguy cơ" (Threat).
Trong luận văn dùng phương pháp SWOST để đánh giá điểm mạnh,điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị vịnh Hạ Long để ra những giải pháp quản lý phù hợp, hiệu quả.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cƣ́u
Trung bình mẫu (mean) trong thống kê là một đại lượng mô tả thống kê, được tính ra bằng cách lấy tổng giá trị của toàn bộ các quan sát trong tập chia cho số lượng các quan sát trong tập.
Số trung vị (median) là một số tách giữa nửa lớn hơn và nửa bé hơn của một mẫu, một quần thể, hay một phân bố xác suất. Nó là giá trị giữa trong một phân bố, mà số nằm trên hay dưới con số đó là bằng nhau. Điều đó có nghĩa rằng 1/2 quần thể sẽ có các giá trị nhỏ hơn hay bằng số trung vị, và một nửa quần thể sẽ có giá trị bằng hoặc lớn hơn số trung vị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Độ lệch chuẩn, hay độ lệch tiêu chuẩn, là một đại lượng thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số. Có thể tính ra độ lệch chuẩn bằng cách lấy căn bậc hai của phương sai. Nếu gọi X là giá trị của công cụ tài chính, m = E(X) là trung bình động của X, S là phương sai, d là độ lệch chuẩn thì độ lệch chuẩn sẽ được tính toán như sau: S = E[(X - m)2] d = Căn bậc hai của S
Tần suất và biểu đồ phân bổ tần suất, tần suất là số lần suất hiện của biến quan sát trong tổng thể, giá trị các biến quan sát có thể hội tụ, phân tán, hoặc phân bổ theo một mẫu hình nào đó, quy luật nào đó. Khi hai tập dữ liệu có cùng giá trị trung bình cộng, tập nào có độ lệch chuẩn lớn hơn là tập có dữ liệu biến thiên nhiều hơn. Trong trường hợp hai tập dữ liệu có giá trị trung bình cộng không bằng nhau, thì việc so sánh độ lệch chuẩn của chúng không có ý nghĩa. Độ lệch chuẩn còn được sử dụng khi tính sai số chuẩn. Khi lấy độ lệch chuẩn chia cho căn bậc hai của số lượng quan sát trong tập dữ liệu, sẽ có giá trị của sai số chuẩn.
Chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh:
- Đất đai, dân số, lao động.
- Chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, cơ cấu kinh tế. - Giáo dục, y tế.
- Cơ sở hạ tầng.
Chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long:
- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quy mô quản lý.
- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu cơ cấu quản lý di sản thiên nhiên qua các năm.
- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu xu hướng biến động di sản thiên nhiên qua các năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả quản lý nhà nước đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long:
- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nhiệm vụ kế hoạch và chấp hành kế hoạch
qua các năm.
- Hệ thống chỉ tiêu thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn du lịch và QLNN về du lịch và QLNN đối với DSTNTG VH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG
3.1. Khái quát tình hình cơ bản ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc đối với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh
* Vị trí địa lý
Quảng Ninh là tỉnh miền núi nằm trong giải hành lang Đông Bắc Việt Nam trên bờ vịnh Bắc Bộ, có đường biên giới với Trung Quốc là 132 km, có chiều dài đường biển 250 km, có diện tích tự nhiên 6110 km2, với 2077 hòn đảo lớn nhỏ, địa giới trải rộng, chiều dài của tỉnh gần 300 km. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Trong đất liền tiếp giáp Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và thành phố Hải Phòng.
*Đặc điểm địa hình và khí hậu
Do có vị trí địa lý tiếp giáp với nhiều vùng nên tỉnh Quảng Ninh có địa hình rất phong phú và đa dạng. Núi đồi chiếm trên 80% diện tích tự nhiên, dải đồng bằng nhỏ hẹp và vùng biển mênh mông rộng lớn nhất trong phần vịnh Bắc Bộ. Tính đa dạng và đặc biệt của địa hình, địa mạo là tiền đề cho việc phát triển một nền kinh tế nhiều ngành nghề của tỉnh.
Quảng Ninh không chỉ có vùng biển rộng lớn mà còn có 1 hệ thống sông ngòi khá dày đặc. Toàn tỉnh có khoảng 30 sông, suối với chiều dài trên 10 km. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 4 con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Tuy nhiên, hầu hết các sông suối đều ngắn, nhỏ và độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa.
Nhiệt độ không khí trung bình trong năm của Quảng Ninh khá thấp từ 21 - 23oC, lượng mưa trung bình hàng năm 1.995 mm, độ ẩm trung bình 82 - 85%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm thấp là do Quảng Ninh có vị trí địa lý nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, do tác động của biển nên khí hậu Quảng Ninh nhìn chung mát mẻ, ấm áp.
* Tài nguyên thiên nhiên
Quảng Ninh là tỉnh có tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch.
Tài nguyên đất: Quảng Ninh có quỹ đất dồi dào với 601.000 ha, trong đó 50.364 ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 146.019 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả.
Tài nguyên rừng: Quảng Ninh có 243.833,2 ha rừng và đất rừng (chiếm 40% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh), trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%. Còn lại là rừng trồng, rừng đặc sản khoảng 100 ngàn ha, đất chưa thành rừng khoảng 230 ngàn ha, là điều kiện để phát triển thành các vùng gỗ công nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mô lớn.
Tài nguyên khoáng sản: là một yếu tố nổi bật, quan trọng để tỉnh Quảng Ninh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cụ thể:
Quảng Ninh có tài nguyên khoáng sản khá phong phú bao gồm than đá, đá vôi, đất sét… phân bổ trong toàn tỉnh. Trong đó than đá là nguồn tài nguyên chủ lực với trữ lượng 3,5 tỷ tấn, cho phép khai thác 30 - 40 triệu tấn/năm, đã tác động rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn có Mỏ đá vôi Hoành Bồ trữ lượng gần 1 tỷ tấn cho phép sản xuất xi măng công suất vài triệu tấn/năm. Các mỏ sét gạch ngói Giếng Đáy, Quảng Yên có trữ lượng 45 triệu tấn có thể khai thác quy mô lớn. Các khoáng sản như cao lanh Tấn Mài, cao lanh Móng Cái, thuỷ tinh Vân Hải đều là các mỏ lớn của miền Bắc, có chất lượng cao, điều kiện khai thác thuận lợi, là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp phục vụ nhu cầu trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hiện nay, ngành khai thác than đá đang là một thế mạnh kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, việc quản lý khai thác than đá tại Quảng Ninh còn chưa tốt khiến cho tình trạng khai thác than tại Quảng Ninh khó kiểm soát, dẫn tới nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh than gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên.., đặc biệt là việc bảo tồn và phát triển DSTNTG vịnh Hạ Long. Chính sự ảnh hưởng này, có thể sẽ gây sự xung đột giữa ngành khai thác than và ngàn du lịch đặc biệt là việc quản lý, bảo tồn vịnh Hạ Long, đồng thời gây khó khăn trong việc hoàn thiện cơ sở kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch.
Tài nguyên du lịch: Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào bậc nhất cả nước với nhiều bãi biển, nhiều đảo đẹp cùng hàng trăm di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật tập trung dọc ven biển với mật độ cao.
Như vậy, Quảng Ninh là một trong số ít các tỉnh có tài nguyên du lịch vào bậc nhất cả nước. Do đó, việc phát triển ngành công nghiệp không khói (ngành du lịch) được Tỉnh ủy, UBND tỉnh xác định là một nhiệm vụ quan trọng và cần phải được đầu tư phát triển xứng tầm, là động lực cho các ngành khác phát triển. Mô hình tăng trưởng của tỉnh đang được chuyển đổi từ dần nâu sang xanh. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc phối hợp thực hiện giữa các ngành chức năng, cũng như bài toán phát triển ngành than tại Quảng Ninh không phải một sớm, một chiều giải quyết được mà nó đòi hỏi cần phải có thời gian và sự vào cuộc của tất cả các bộ, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương.
3.1.2. Nhân khẩu và lao động của tỉnh Quảng Ninh
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh năm 2011 là gần 1.163.700 người, mật độ dân số trung bình đạt 191 người/km². Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt gần 606.700 người, tức là khoảng 52% và khoảng 557.000 người sống tại nông thôn đạt 48%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên theo địa phương khá cao khoảng 9.2%/ năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cơ cấu dân số phân theo giới tỉnh của tỉnh Quảng Ninh là khá cân đối, cụ thể: nam là 597.100 người, tương đương 51,3% và nữ đạt 566.600 người, tương đương với 48,7%.
Từ những số liệu có được ta có thể cụ thể hóa cơ cấu dân số tỉnh Quảng Ninh theo biểu đồ sau:
Dân số sống tại thành thị (52%) Dân số sống tại nông thôn (48%)
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu dân số tỉnh Quảng Ninh
phân theo vùng miền năm 2011
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Dân số nam (51,3%) Dân số nữ (48,7%)
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu dân số tỉnh Quảng Ninh phân theo giới tính năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhìn vào biểu đồ 3.1 và 3.2 ta có thể thấy cơ cấu dân số tỉnh Quảng Ninh phân bố theo vùng miền và phân bố theo độ tuổi khá đồng đều giữa thành thị và nông thôn, giữa giới tính nam và nữ. Sự phân bố này chứng tỏ trình độ dân trí và nền kinh tế của người dân tại Quảng Ninh là khá đồng đều và phát triển.
Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh, hiện nay tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh là 623.400 người, tập trung chủ yếu ở các ngành nông - lâm - thủy sản, Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Trong đó, Có khoảng 271.000 người đang làm việc trong các ngành Nông, Lâm, Thủy sản, 170.100 người đang làm việc trong lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng, 133.400 người làm việc trong các ngành Dịch vụ.
Nhìn chung quy mô dân số của Quảng Ninh còn nhỏ bé so với đất đai, tài nguyên hiện có. Phần lớn lao động nằm trong các ngành kinh tế. Lực lượng lao động bổ sung rất hạn chế. Quảng Ninh là một tỉnh thiếu lao động cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội nhất là lực lượng lao động trẻ phục vụ cho phát triển công nghiệp nặng, đồng thời thiếu việc làm cho lao động nữ, thiếu lao động chất lượng cao phục vụ hoạt động dịch vụ.
* Đặc điểm dân cư sống trong khu vực vịnh Hạ Long:
Trong số 1.969 đảo của Hạ Long hiện nay chỉ có khoảng 40 đảo là có dân sinh sống, những đảo này có qui mô từ vài chục đến hàng ngàn hecta và tập trung chủ yếu ở phía đông và đông nam vịnh Hạ Long. Mấy chục năm gần đây, nhiều vạn chài sống trôi nổi trên mặt nước, bắt đầu lên một số đảo định cư biến những đảo hoang sơ trở thành trù phú như đảo Sa Tô (thành phố Hạ Long), đảo Thắng Lợi (huyện đảo Vân Đồn).
Dân số trên vịnh Hạ Long hiện nay khoảng 1.540 người, tập trung chủ yếu ở các làng đánh cá Cửa Vạn, Ba Hang, Cặp Dè (thuộc phường Hùng