Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ:

Một phần của tài liệu Chất lượng đội ngũ cán bộ của ban tổ chức tỉnh ủy BOLIKHAMXAY nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 67)

18 Bản tổng kết hoạt động 5 năm của Ban Tổ chức tỉnh Bolikhamxay, 2010, tr

3.2.2.5.Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ:

Công tác đào tạo cán bộ có tầm quan trọng chiến lược và là nhiệm vụ rất cấp bách đối với Đảng và Nhà nước Lào hiện nay. Để thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải thực hiện đồng bộ các khâu, từ việc xác định nội dung, chương trình, xây dựng cơ sở trường lớp, chuẩn bị đội ngũ giáo viên đến việc bố trí, sắp xếp cán bộ đảm bảo đã qua đào tạo, thực hiện từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ theo tiêu chuẩn.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hệ thống trường lớp chính quy. Đây là biện pháp cơ bản trong mục tiêu nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tổ chức cho trước mắt và lâu dài. Căn cứ vào yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, cần lần lượt cử nhiều đợt cán bộ đi học tại các trường của tỉnh và Trung ương nhằm đào tạo đạt chuẩn và đào tạo nâng cao. Hằng năm, rà soát chất lượng cán bộ để cử đi đào tạo. Cán bộ thiếu kiến thức nào kịp thời bù đắp kiến thức đó. Để phấn đấu 100% số cán bộ làm công tác nghiệp vụ có ít nhất một bằng cử nhân về chuyên môn, một bằng cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị, Ban tổ chức cần sắp xếp công việc để cán bộ luân phiên đi đào tạo tập trung hoặc tại chức. Chủ động cử cán bộ trẻ, có triển vọng đi học tập trung về chuyên ngành tổ chức xây dựng Đảng, quản trị nhân sự, quản lý nhà nước v.v. Có kế hoạch đưa cán bộ tham gia dự án đào tạo cán bộ chung của cấp địa phương như chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài. Luân chuyển cán bộ trong BTC qua nhiều vị trí khác nhau là một hình thức đào tạo, bồi dưỡng thiết thực, giúp cán bộ có kinh nghiệm và kiến thức nghiệp vụ toàn diện.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:

Cán bộ tham mưu về công tác tổ chức cần kiến thức về nhiều mặt, đặc biệt về khoa học tổ chức, xây dựng Đảng, lĩnh vực công tác được phụ trách, về quản lý kinh tế, quản lý nhà nước. Điều này sẽ giúp người cán bộ làm công tác tổ chức, cán bộ hiểu và đánh giá đúng phẩm chất, năng lực cán bộ thuộc diện quản lý. Do đó, cần đổi mới nội dung, chương trình, đặc biệt đi

sâu kiến thức khoa học tổ chức, khoa học về con người, tâm lý con người, các phương pháp đánh giá, kỹ năng tổ chức, kỹ năng tuyển dụng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin v.v... Coi trọng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phương pháp xử lý tình huống.

Đối với cán bộ tổ chức, đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị về chủ nghĩa Mác - lênin, là rất quan trọng, nhằm trang bị cho họ thế giới quan, phương pháp tư duy khắc phục sự giáo điều, máy móc. Trên cơ sở nắm chắc những vấn đề cơ bản và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của ĐNDCM Lào mà người cán bộ tổ chức vận dụng vào thực tiễn và có thể phát triển sáng tạo, bổ sung.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ qua thực tế công tác mang lại hiệu quả cao. Không có thực tiễn công tác xây dựng đảng, cán bộ, chuyên viên ban tổ chức không thể làm tốt việc tham mưu, hướng dẫn. Đặc biệt với đội ngũ cán bộ trẻ, việc đào tạo, bồi dưỡng qua thực tế công tác là con đường giúp họ trưởng thành nhanh nhất. Bồi dưỡng bằng cách giao việc từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, vừa sức và phù hợp với năng lực, sở trường của từng người. Người có năng khiếu bao quát bố trí làm những việc mang tính tổng hợp. Người có khả năng tổng hợp giao theo dõi và triển khai những việc mang tính tổng kết. Bố trí cán bộ lớn tuổi, có kinh nghiệm công tác dìu dắt cán bộ trẻ. Quá trình tiếp xúc thực tiễn sẽ giúp cán bộ trẻ trưởng thành nhanh.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ qua các hoạt động nghiên cứu khoa học. Các chuyên đề nghiên cứu góp phần hoàn thiện kiến thức cho đội ngũ cán bộ ban tổ chức. Có thể phân công mỗi phòng chuẩn bị một vài chuyên đề nghiệp vụ và tổ chức thảo luận trong toàn cơ quan hoặc trong phạm vi những người am hiểu, những chuyên gia. Các chuyên đề giúp cán bộ, chuyên viên vừa am hiểu công việc chung, vừa cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chyên sâu. Các sinh hoạt nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học gắn với công tác chuyên môn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực. Giao kế hoạch nghiên cứu khoa học theo nội dung công tác hằng năm.

Đổi mới căn bản cơ chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tổ chức:

Đào tạo theo chức danh: cần tổ chức các lớp khác nhau với nội dung phù hợp với lĩnh vực công tác (cán bộ, cơ sở, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ...). Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý cho trưởng, phó ban, trưởng phó phòng. Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn: chuyên viên, chyên viên chính, chuyên viên cao cấp. Chỉ quy định độ tuổi đối với cán bộ trong quy hoạch. Không quy định độ tuổi đối với bồi dưỡng ngắn hạn.

Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng:

Kết hợp giữa đào tạo, bồi dưỡng ở trường lớp với việc cá nhân tự học và rèn luyện qua thực tiễn công tác. Tập trung bồi dưỡng nghiệp vụ cho những đồng chí mới, đi đôi với chú ý quan tâm bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho những đồng chí đã làm công tác cán bộ lâu năm, có nhiều kinh nghiệm. Kết hợp tốt cả hai hình thức đào tạo tập trung và bồi dưỡng tại chức, thông qua thực tiễn quản lý cán bộ. Giải quyết tốt quan hệ giữa đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Đào tạo nhằm trang bị kiến thức cơ bản, có hệ thống. Bồi dưỡng cán bộ để cập nhật kiến thức, nâng cao hiểu biết và kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành. Để khắc phục tình trạng công tác chỉ bằng kinh nghiệm, hằng năm Ban Tổ chức tỉnh cần tổ chức những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ. Nội dung bồi dưỡng chú trọng chuyên sâu về kỹ năng, thao tác nghiệp vụ, xử lý tình huống trong công tác tổ chức, các môn khoa học bổ trợ như xã hội học, tâm lý học, quản trị nhân sự… công tác bồi dưỡng cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và có hệ thống.

Hệ thống trường hợp, cán bộ giảng dạy:

Cần có chuyên khoa đào tạo, bồi dưỡng về tổ chức, cán bộ ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào và trường chính trị tỉnh. Cán bộ giảng dạy có chất lượng, được tuyển chọn, được bồi dưỡng cập nhật kiến thức. Ngoài đội ngũ giảng viên của các trường, cần mời một số cán bộ công tác lâu năm đến chia sẻ kinh nghiệm.

Bộ giáo trình này thích hợp cả kiến thức lý luận và thực tiễn, do các cán bộ chuyên sâu về lý luận tổ chức xây dựng Đảng và những cán bộ am hiểu thực tiễn tổ chức xây dựng Đảng viết. Hằng năm được sửa đổi, bổ sung. Trong giáo trình đào tạo, bồi dưỡng cần có những chuyên đề chuyên sâu về nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng; về kỹ năng giải quyết tình huống; về rèn luyện tư duy, phong cách lãnh đạo, quản lý; về kỹ năng nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tổ chức cán bộ.

Bồi dưỡng ở nước ngoài:

Nội dung bồi dưỡng cơ bản tập trung về học tập kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, phong cách, kỹ năng làm việc, điều hành, quản lý trong lĩnh vực tổ chức, nhân sự. Đối tượng bồi dưỡng phải là những người đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành, có trình độ, năng lực chuyên môn tốt. Không vận dụng đưa đi học ở ngoài nước để giải quyết chính sách, đãi ngộ. Thời gian bồi dưỡng nên ngắn hạn từ 1 đến 5 tháng. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng bằng ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Chất lượng đội ngũ cán bộ của ban tổ chức tỉnh ủy BOLIKHAMXAY nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 67)