Nhóm giải pháp về nhận thức

Một phần của tài liệu Chất lượng đội ngũ cán bộ của ban tổ chức tỉnh ủy BOLIKHAMXAY nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay (Trang 54 - 56)

18 Bản tổng kết hoạt động 5 năm của Ban Tổ chức tỉnh Bolikhamxay, 2010, tr

3.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức

Đổi mới quan điểm, nhận thức, khẳng định công tác tổ chức cán bộ là một nghề. Theo từ điển Tiếng Việt, nghề được định nghĩa là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội. Xã hội càng phát triển đòi hỏi sự phân công lao động và tính chuyên nghiệp trong lao động càng cao.

Làm công tác tổ chức là chuyên làm những công việc về tổ chức, nhân sự. Những người được giao làm công việc tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn riêng. Đặc điểm nổi bật nhất, khác biệt nhất của nghề tổ chức so với những nghề khác là đối tượng và sản phẩm của nghề. Đối tượng của nghề tổ chức là con người. Sản phẩm của nghề tổ chức là sự phát triển của cá nhân và tổ chức. Nghề tổ chức cán bộ là khoa học về sử dụng con người, là nghệ thuật “dụng nhân như dụng mộc” (không lấy gỗ lim làm que diêm và không lấy gỗ bồ đề làm cột đình). Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích rất sâu sắc mà không một nhà lãnh đạo nào, không một

nhà tổ chức nào không biết. Sản phẩm của nghề tổ chức không chỉ thể hiện trực tiếp ở kết quả hoạt động của một tổ chức mà còn có tác động lâu dài, gắn với sự hưng thịnh hay suy vọng của một quốc gia, một chế độ.

Người làm nghề tổ chức không chỉ căn cứ vào công việc thiết kế tổ chức phù hợp mà còn căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của tổ chức để chọn người, bố trí người cho phù hợp. Để làm được việc đó, người làm nghề tổ chức không chỉ am hiểu con người mà còn cần có tri thức về khoa học tổ chức, am hiểu hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của nhiều ngành nghề khác nhau với những đặc điểm khác nhau. Đồng thời người làm nghề tổ chức cần phải từng trải, có vốn sống, kinh nghiệm dày dặn và bản lĩnh.

Hoạt động mang tính tổ chức về công tác cán bộ đã có từ rất lâu, thậm chí xuất hiện trước khi hình thành bất kỳ tổ chức nào. Trên thực tế, cơ quan, tổ chức nào cũng cần phải có bộ phận (hoặc có người) làm công tác tổ chức, nhân sự. Nhưng trong thời gian dài, hoạt động này ở Lào nói chung, tỉnh Bolikhamxay nói riêng chưa được chính thức thừa nhận là một nghề. Vì chưa được chính thức coi là một nghề nên quá trình lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, xây dựng và thực hiện chính sách đối với người làm công tác tổ chức, cán bộ chưa được đầu tư đúng mức.

Phải làm cho mọi tầng lớp trong xã hội, mà trước hết là các cấp uỷ đảng, cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị hiểu, thừa nhận hoạt động tổ chức - nhân sự là một nghề, có những đặc thù và ứng xử với ngành tổ chức- nhân sự một cách thích hợp. Bởi “sản phẩm” của nghề này tác động trực tiếp đến sự hưng thịnh của đất nước, tồn vong của Đảng và của chế độ XHCN. Có thừa nhận công tác tổ chức là một nghề thì mới có chính sách, chế độ đối với những người làm công tác bảo đảm đáp ứng yêu cầu của nghề. Đổi mới nhận thức, để công tác tổ chức cán bộ từ bí mật trở nên công khai. Công tác tổ chức cán bộ từng được coi là phải bí mật và nói chung, cho đến nay, vẫn không ít người cho rằng công tác cán bộ vẫn không thể công

khai rộng rãi và nhiều trường hợp thường được thực hiện một cách bí mật, khép kín.

Trong giai đoạn hiện nay, khi dân trí ngày càng cao, các phương tiện thông tin ngày một hiện đại, thông tin ngày càng nhanh nhạy, rộng rãi, dân chủ ngày càng mở rộng, đất nước đi lên trong điều kiện mở cửa, hội nhập, công tác cán bộ ngày càng phải công khai, dân chủ. Đến nay, nhiều khâu công tác cán bộ đã được thực hiện công khai, dân chủ và thấy rõ có tác động tích cực đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung, trong đó có đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ. Vì như khâu đánh giá cán bộ và quy hoạch cán bộ là hai trong nhiều khâu thuộc diện bí mật. Sau khi thực hiện công khai hai khâu này đã có hiệu quả rõ rệt, phát huy được dân chủ, trí tuệ tập thể, đánh giá cán bộ công bằng, chính xác hơn, chuẩn bị cán bộ chủ động hơn, giảm thiểu hẫng hụt cán bộ.

Công khai, dân chủ phát huy được tính tích cực, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân. Lãnh đạo Đảng - Nhà nước có thêm nhiều kênh thông tin trong nhìn nhận, đánh giá tổ chức và cán bộ khách quan, chính xác hơn. Vừa là điều kiện để cán bộ, đảng viên, quần chúng tham gia tiến cử thiên tài lựa chọn được người xứng đáng. Đồng thời kiểm tra, giám sát công tác cán bộ và hạn chế tiến tới chấm dứt tiêu cực, chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ.

Một phần của tài liệu Chất lượng đội ngũ cán bộ của ban tổ chức tỉnh ủy BOLIKHAMXAY nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay (Trang 54 - 56)