Hoàn thiện tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu thuế đối vớ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 96 - 118)

I. Doanh nhiệp thực hiện

5. Bố cục của Luận văn

4.2.5.8 Hoàn thiện tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu thuế đối vớ

doanh nghiệp

- Xây dựng cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ theo từng chức danh, vị trí công việc. Đảm bảo tạo đƣợc một đội ngũ cán bộ chuyên gia theo từng chức năng quản lý thuế. Phân cấp cán bộ theo năng lực và hiệu quả công việc.

- Rà soát, đánh giá năng lực cán bộ ngành thuế, phân loại cán bộ ngành theo trình độ, độ tuổi, năng lực. Xác định số cán bộ có thể bố trí vào các chức năng, bộ phận quản lý theo cơ cấu mới. Lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ phù hợp với yêu cầu mới. Xác định số cán bộ

không đủ điều kiện, tiêu chuẩn tiếp tục sử dụng trong bộ máy mới. Xây dựng phƣơng án xử lý, sắp xếp hoặc cho thôi việc đối với các cán bộ này. - Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, trƣớc hết đòi hỏi cán bộ quản lý thu thuế phải có trình độ cao. Tại cấp Cục Thuế cần phải tăng thêm cán bộ tốt nghiệp Đại học chính qui chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán. Đối với cán bộ mới tuyển dụng cũng nhƣ cán bộ hiện có, sau khi sắp xếp lại, ngoài kiến thức về thuế, cần trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên sâu theo từng kỹ năng (tuyên truyền hỗ trợ NNT, thanh tra, kiểm tra, cƣỡng chế thu nợ, xử lý thông tin dữ liệu thuế), khả năng sử dụng ứng dụng tin học trong việc phân tích, khai thác thông tin phục vụ cho từng chức năng quản lý.

4.3 Kiến nghị để thực hiện các giải pháp đề ra

Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tôi xin có một số kiến nghị nhƣ sau:

4.3.1 Đối với nhà nước

Xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế, phí và lệ phí hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nƣớc, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tƣ nhất là đầu tƣ áp dụng công nghệ cao, vào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trƣởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo nhu cầu chi tiêu cần thiết hợp lý của ngân sách nhà nƣớc.

Hệ thống chính sách thuế, phí và lệ phí đƣợc sửa đổi bổ sung phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc; góp phần chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia; khuyến khích thu hút đầu tƣ của các thành phần kinh tế và đầu

tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam; bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn các sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nƣớc phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế.

Hệ thống chính sách thuế đƣợc xây dựng, hoàn thiện bảo đảm minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện; mở rộng cơ sở thuế để phát triển nguồn thu, bao quát các nguồn thu mới phát sinh.

4.3.2 Đối với Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế

Tiếp tục hoàn thiện về pháp luật thuế tạo điều kiện để cải cách hiện đại hoá quản lý thu thuế

Sửa đổi, bổ sung đồng bộ các luật thuế hiện hành tạo cơ sở cho cải cách quản lý thuế theo hƣớng tiên tiến, hiện đại.

Để tạo môi trƣờng pháp lý công bằng, bình đẳng giữa các đối t- ƣợng, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, ổn định thị trƣờng, đảm bảo nguồn thu cho NSNN, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, minh bạch, công khai, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính và hiện đại hoá công tác quản lý thu thuế, thực hiện cơ chế tự khai-tự nộp, một số luật thuế cần phải đƣợc sửa đổi, bổ sung:

- Về Luật Thuế giá trị gia tăng:

+ Về phạm vi, đối tƣợng chịu thuế:

Thu hẹp đối tƣợng không chịu thuế trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện kinh tế - xã hội đất nƣớc, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc và tạo điều kiện cho cải cách quản lý thuế nói chung và DN nói riêng.

+ Về thuế suất: thống nhất một mức thuế suất chuẩn (khoảng 10%) để vừa đảm bảo nguồn thu, vừa phù hợp với mức bình quân chung của các nƣớc trong khu vực và lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu và để đơn giản

trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của DN, tránh đƣợc tình trạng áp sai thuế suất giữa 5% và 10%. Duy trì và mở rộng diện áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu.

+ Về phƣơng pháp tính thuế: Cải tiến và đi đến thống nhất sử dụng một phƣơng pháp tính thuế khấu trừ để đảm bảo tính nhất quán, chính xác, đơn giản và phù hợp với thông lệ quốc tế trong xác định nghĩa vụ thuế phải nộp của các đối tƣợng; qui định ngƣỡng doanh thu để xác định đối tƣợng nộp thuế GTGT.

+ Về hoàn thuế: xây dựng tiêu chí rõ ràng về điều kiện, thời hạn, mức hoàn thuế, đối tƣợng hoàn thuế, đơn giản hoá thủ tục hoàn thuế để đảm bảo hoàn thuế đúng đối tƣợng, đầy đủ và kịp thời cho DN.

- Về thuế tiêu thụ đặc biệt: ngoài các ý kiến đề xuất sửa đổi với mục tiêu chính sách và đảm bảo nguồn thu, cần sửa đổi về thời hạn kê khai, nộp thuế hàng tháng nhƣ thuế GTGT (thay cho việc kê khai nộp thuế 5 ngày, 10 ngày nhƣ hiện nay) để đảm bảo đồng nhất đối với các loại thuế tiêu dùng trong việc tính thuế, tính nợ, tính phạt và thuận lợi trong quá trình tin học hoá.

- Về thuế thu nhập doanh nghiệp:

Để tạo môi trƣờng pháp lý công bằng, bình đẳng giữa các DN, tiếp tục khuyến khích đầu tƣ, phát triển sản xuất kinh doanh và đổi mới công nghệ; đảm bảo nguồn thu cho NSNN, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và thông lệ quốc tế, đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, minh bạch, công khai, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính và hiện đại hoá công tác quản lý thu thuế, việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập DN tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

+ Về đối tƣợng chịu thuế: áp dụng thống nhất đối với mọi loại hình DN, không phân biệt thành phần kinh tế, nguồn vốn đầu tƣ và chủ sở hữu;

+ Về thu nhập chịu thuế: quy định mọi hình thức thu nhập, mọi khoản thu nhập, kể cả thu nhập từ chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất và quyền thuê đất đều là thu nhập chịu thuế để đảm bảo tính thống nhất, công bằng và bình đẳng về nghĩa vụ thuế đối với mọi đối tƣợng.

+ Về các khoản chi phí đƣợc khấu trừ khi tính thuế thu nhập DN: quán triệt nguyên tắc chi phí cho sản xuất, kinh doanh để tạo ra thu nhập của DN sẽ đƣợc khấu trừ khi đảm bảo các điều kiện: thực tế có chi ra, liên quan đến việc tạo ra thu nhập, mức chi đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và có đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ;

- Đối với thuế bảo vệ môi trường: Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Luật thuế bảo vệ môi trƣờng và Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu lực thi hành từ 01/01/2012, góp phần động viên nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc; tiếp tục nghiên cứu, bổ sung đối tƣợng thu, điều chỉnh mức điều tiết nhằm góp phần hạn chế sử dụng những hàng hóa gây tác động xấu đến môi trƣờng sinh thái.

- Đối với các khoản thu từ đất: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách thu từ đất đảm bảo thống nhất, phù hợp với sửa đổi, bổ sung của Luật đất đai theo hƣớng: Mức thu theo mục đích sử dụng của đất; góp phần hình thành thị trƣờng bất động sản có tổ chức, quản lý hiệu quả; đồng thời mở rộng việc giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá; góp phần thực hiện chính sách quy hoạch của Nhà nƣớc, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khuyến khích đầu tƣ vào địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, lĩnh vực khuyến khích đầu tƣ, lính vực xã hội hóa.

- Về quản lý thuế

Sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật, trong đó nghiên cứu, sửa đổi quy định về thời gian khai thuế, nộp thuế để giảm tần suất kê khai, nộp thuế, chi phí của ngƣời nộp thuế,

mở rộng diện doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế điện tử qua mạng internet; thay đổi phƣơng pháp tính thuế, mức thuế theo hƣớng đơn giản, tạo thuận lợi cho ngƣời nộp thuế kinh doanh dƣới “ngƣỡng tính thuế giá trị gia tăng” và hộ gia đình, cá nhân thuộc diện nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, các khoản phí, lệ phí; chuẩn hóa quy trình quản lý thuế trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo thống nhất, có tính liên kết cao; nghiên cứu bổ sung nhiệm vụ điều tra về thuế cho cơ quan thuế; xây dựng và áp dụng chế độ kế toán thuế đảm bảo ghi chép đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế.

Xây dựng cơ sở dữ liệu ngƣời nộp thuế đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất trên phạm vi cả nƣớc; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế có tính liên kết, tự động hóa cao, gắn chặt với quá trình cải cách thủ tục hành chính thuế và áp dụng thuế điện tử; xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, trụ sở làm việc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ; triển khai thực hiện cơ chế quản lý tài chính gắn với nhiệm vụ thu ngân sách nhà nƣớc tạo điều kiện để hiện đại hoá ngành thuế nhằm quản lý thu có hiệu quả.

Tăng cƣờng hợp tác, phối hợp với các cơ quan thuế các nƣớc, các tổ chức quốc tế trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật và tìm kiếm nguồn vốn vay, vốn tài trợ cải cách và hiện đại hóa công tác thuế. Quản lý chặt chẽ và khai thác tối đa hiệu quả nguồn vốn vay, vốn tài trợ với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế vào công tác cải cách và hiện đại hóa ngành thuế.

KẾT LUẬN

Thực hiện đƣờng lối đổi mới, công cuộc cải cách hệ thống thuế ở nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu rất quan trọng cả về xây dựng chính sách thuế và quản lý thuế. Đặc biệt quản lý thuế đối với doanh nghiệp đƣợc quan tâm và luôn đặt ra vấn đề cải cách hàng đầu: từ quản lý khép kín sang quản lý tách 3 bộ phận và quản lý theo cơ chế tự khai tự nộp. Nhờ đó, số thu từ thuế ngày càng tăng và trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN. Hiện. Thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, hàng năm có thêm hàng trăm doanh nghiệp ra đời; quy mô kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đa dạng, quản lý kinh doanh của DN ngày càng tiên tiến và hiện đại, đòi hỏi quản lý thuế đối với doanh nghiệp phải tiếp tục đƣợc cải cách phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

Đề tài: “Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” đã góp phần làm rõ những nội dung cơ bản sau đây:

Một là, đã hệ thống hoá và phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thuế và quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp.

Hai là, đã tìm hiểu kinh nghiệm nƣớc ngoài, kinh nghiệm của một số tỉnh ở Việt Nam trên những tiêu chí chủ yếu về quản lý thuế đối với doanh nghiệp theo hƣớng hiện đại. Từ đó rút ra những bài học có thể tham khảo và vận dụng vào điều kiện của nƣớc ta và tại tỉnh Thái Nguyên.

Ba là, đã phân tích trạng quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp theo cơ chế hiện hành; đánh giá kết quả bƣớc đầu thực hiện cơ chế tự khai tự nộp và thử nghiệm kê khai thuế qua mạng Internet; rút ra kết quả và những vấn đề đang đặt ra hiện nay.

Bốn là, đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo. Trong đó việc thực hiện cơ chế tự khai tự nộp đƣợc mở rộng dần với bƣớc đi vững

chắc theo một lộ trình hợp lý, kết hợp song song giữa quản lý hiện đại và quản lý truyền thống, ứng dụng những chức năng của cơ chế tự khai tự nộp cho hệ thống hiện hành. Cùng với cơ chế tự khai tự nộp, là việc triển khai về mặt pháp lý và tổ chức thí điểm kê khai thuế qua mạng Internet.

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên nhiều nội dung chƣa đi sâu phân tích kỹ hoặc những giải pháp đề xuất chỉ có tính chất gợi mở, vì vậy, luận văn không tránh khỏi những điểm cần đƣợc bổ sung, hoàn thiện. Tôi rất mong đƣợc sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý để luận văn có ý nghĩa thiết thực trong quản lý thực tiễn hiện nay./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2009), Hƣớng dẫn thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và chính sách thuế mới.

2. Bộ trƣởng Bộ Tài chính (2010), Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 “quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế”.

3. Cục Thống kê Thái nguyên (2012), Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên 2011.

4. Cục Thuế Thái Nguyên (2010), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2009. 5. Cục Thuế Thái Nguyên (2011), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2010. 6. Cục Thuế Thái Nguyên (2012), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2011.

7. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội (2005)-Hệ thống văn bản pháp luật thuế hiện hành.

8. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2007), Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007.

9. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2008), Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

10. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2008), Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

11. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2008), Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008.

12. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2009), Luật thuế Tài nguyên số 45/2009/QH12 ngày 25/11/2009.

13. Tổng cục Thuế (2007), Luật Quản lý thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.

14. Tổng cục Thuế (2012), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2011

15. Thông tƣ số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011hƣớng dẫn thi hành Luật quản lý thuế

16. http://www.gdt.gov.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu điều tra về quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên (Phiếu dành cho doanh nghiệp)

Phụ lục 2: Phiếu điều tra về quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên ( Phiếu dành cho cán bộ quản lý)

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VƠI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CỤC THUẾ TỈNH THÁI NGUYÊN

(Phiếu dành cho doanh nghiệp)

THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1. Tên doanh nghiệp……….

2. Địa chỉ trụ sở chính ……….

3. Thông tin liên hệ của ngƣời điền phiếu Họ tên: Nam/ nữ Năm sinh: Dân tộc Quốc tịch Vị trí công tác: ………...

Điện thoại: ………Email: ...………...

Trình độ bản thân: ...

4. Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh:...

5. Số lƣợng lao động Dƣới 30 ngƣời Từ 30-100 ngƣời Từ 100-300 ngƣời Trên 300 ngƣời 6. Vốn điều lệ (VND): Dƣới 1 tỷ Từ 1- <5 tỷ Từ 5- <10 tỷ Từ 10- <50 tỷ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 96 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)