Kinh nghiệm quản lý thu thuế ở Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 30 - 32)

I. Doanh nhiệp thực hiện

5. Bố cục của Luận văn

1.2.3.2 Kinh nghiệm quản lý thu thuế ở Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Năm 2011, xác định đƣợc những khó khăn chung của nền kinh tế trong nƣớc, đặc biệt là tác động của thảm họa thiên tai động đất và sóng thần ở Nhật Bản, lũ lụt nghiêm trọng tại Thái Lan, thu hút đầu tƣ cả FDI và DDI đều giảm,

chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh tụt bậc..., ngành Thuế Vĩnh Phúc đã đề ra nhiều biện pháp chỉ đạo thu quyết liệt ngay từ những tháng đầu năm với các mục tiêu cụ thể, nhằm tăng cƣờng việc quản lý thu, chủ động khai thác nguồn thu, chống thất thu trên các lĩnh vực. Trong năm, 14/15 chỉ tiêu thu đạt và vƣợt dự toán HĐND tỉnh giao; trong đó có các khoản tăng cao là: Thu tiền thuê đất đạt 239%; thu tiền sử dụng đất đạt 247%; thu lệ phí trƣớc bạ: 144%, thu lệ phí: 160%... Duy có một chỉ tiêu thu không đạt dự toán năm nhƣng lại là số thu lớn nhất, tác động trực tiếp đến thu nội địa trên địa bàn tỉnh là thu từ lĩnh vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đạt gần 9.300 tỷ/ 10.200 tỷ đồng dự toán. Trong khi đó, dự toán thu từ lĩnh vực này chiếm trên 80% tổng thu ngân sách Nhà nƣớc của tỉnh. Nguyên nhân chính do trên địa bàn có 2 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bị ảnh hƣởng trực tiếp của động đất, sóng thần tại Nhật Bản đó là Công ty Honda và Toyota Việt Nam. Tuy nhiên, với con số 16.714 tỷ đồng tổng thu năm 2011, trong đó có 11.366 tỷ đồng thu nội địa, số thu ngân sách Nhà nƣớc tỉnh vẫn tăng trƣởng so với cùng kỳ.

Một trong những giải pháp quan trọng nhất để có đƣợc những kết quả ngoài mong đợi trong năm 2011 đó là công tác cải cách, hiện đại hoá ngành Thuế. Các ứng dụng của ngành đƣợc triển khai đến từng bộ phận, đã và đang tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngƣời nộp thuế. Bên cạnh việc tuyên truyền, hỗ trợ về chính sách, giải đáp kịp thời vƣớng mắc cho ngƣời nộp thuế, ngành Thuế còn đi sâu tìm hiểu, phân tích các hoạt động kinh tế, thị trƣờng, tài chính doanh nghiệp để kịp thời phát hiện những sai sót trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, kịp thời chấn chỉnh và khai thác những khoản thu phát sinh, tận thu và truy thu thuế tồn đọng. Song song với đó là việc thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt nhằm đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế.... Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn chống thất thu ngân sách. Ngành Thuế đã tích cực tham mƣu cho tỉnh ban hành nhiều cơ chế khuyến khích thu hút đầu tƣ và ƣu đãi giúp các

doanh nghiệp trên địa bàn phát triển ổn định, góp phần hạn chế suy giảm kinh tế và tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách.

Vƣợt qua khó khăn để tiếp tục tăng trƣởng và giữ vững những kết quả khả quan, đầy ấn tƣợng, ngành Thuế tỉnh luôn vững bƣớc trên tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và sự quyết tâm. Đó cũng là tiền đề và động lực để ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ trong những năm tiếp theo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)