Tổng kết và mở rộng cơ chế tự khai-tự nộp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 85 - 89)

I. Doanh nhiệp thực hiện

5. Bố cục của Luận văn

4.2.5.2 Tổng kết và mở rộng cơ chế tự khai-tự nộp

Cơ chế TK-TN chỉ có thể thực hiện thành công trên cơ sở đạt đƣợc sự đồng thuận trong xã hội, khi doanh nghiệp thấy đƣợc lợi ích và muốn thực

hiện cơ chế này, cơ quan thuế quyết tâm thực hiện và sự ủng hộ của chính quyền địa phƣơng. Do đó, cần phải tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, trong và ngoài ngành thuế để có đƣợc sự thống nhất cao về nhận thức, tƣ tƣởng trong quá trình thực hiện mở rộng thí điểm cơ chế này và tiến tới thực hiện trên toàn quốc. Lấy thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế và tổ chức quản lý thuế theo mô hình chức năng làm xuất phát điểm, mũi nhọn thực hiện cải cách, hiện đại hoá, từ đó mở rộng dần với bƣớc đi vững chắc theo một lộ trình hợp lý, kết hợp song song giữa quản lý hiện đại và quản lý truyền thống mà không triển khai đồng loạt trong toàn ngành ở ngay thời gian đầu.

Xây dựng cơ chế thu thập thông tin từ DN: từ việc xác định các tiêu chí để đánh giá rủi ro trong công tác thanh tra, cƣỡng chế thu nợ thuế, từ yêu cầu tuyên truyền theo từng nhóm đối tƣợng, rà soát lại tờ khai đăng ký thuế, tờ khai thuế GTGT, tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập DN..., nghiên cứu bổ sung sửa đổi hệ thống chỉ tiêu trên tờ khai đăng ký thuế, tờ khai thuế GTGT, TNDN và các tờ khai thuế khác. Pháp luật hoá trách nhiệm nộp báo cáo báo cáo tài chính cho cơ quan thuế. Những chỉ tiêu cần thiết nhƣng chƣa có trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì kiến nghị Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu bổ sung sửa đổi báo cáo tài chính của DN nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu về thông tin phục vụ quản lý thuế. Các tờ khai và báo cáo này đƣợc cập nhật vào kho dữ liệu của ngành Thuế hàng tháng và hàng năm (tuỳ theo kỳ báo cáo). Nhƣ vậy, hệ thống thông tin về DN sẽ là một hệ thống thông tin "động": luôn luôn đƣợc cập nhật mới, đảm bảo chính xác do pháp luật hoá trách nhiệm và đƣợc cơ quan thuế kiểm soát mỗi khi nhận đƣợc tờ khai và các loại báo cáo tài chính.

Xây dựng cơ chế thu thập thông tin từ các nguồn bên ngoài ngành thuế: trên cơ sở xây dựng các qui chế phối hợp cung cấp thông tin với các Bộ, Ngành liên quan, ngành Thuế sẽ có thêm thông tin về doanh nghiệp để bổ sung những thông tin cần thiết phục vụ quản lý thuế, nhƣ thông tin từ cơ quan

đăng ký kinh doanh, thông tin về tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp từ cơ quan Hải quan, thông tin về tình tình hình thanh toán và tài khoản của DN, thông tin về số nộp từ Kho bạc...Qui chế phải qui định rõ: cơ chế, nội dung thông tin, trách nhiệm và hình thức cung cấp..., từ đó xây dựng phần mềm tin học để nhập hoặc nối mạng với các cơ quan cung cấp thông tin. Bắt đầu hình thành kho cơ sở dữ liệu thông tin về DN bao gồm: thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, thông tin về tình hình tuân thủ pháp luật, thông tin liên quan đến các hoạt động kinh tế và giao dịch của các DN... Có nhƣ vậy mới đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý thuế theo cơ chế TK- TN. Kho dữ liệu này không chỉ phục vụ cho chức năng thanh tra mà cả các chức năng khác nhƣ phân tích rủi ro trong cƣỡng chế thu nợ thuế, chức năng tuyên truyền hỗ trợ DN.

Xây dựng các qui chế phân quyền, phân cấp khai thác và sử dụng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu, đảm bảo bí mật thông tin cho DN.

- Trong phạm vi thực hiện cơ chế TK-TN sẽ tiếp tục thực hiện và bổ sung các nội dung nghiệp vụ, quy trình nghiệp vụ. Cụ thể:

- Trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp:

+ Tiếp tục xây dựng đầy đủ hệ thống tài liệu hỗ trợ đối với tất cả các sắc thuế, các lĩnh vực về thuế để sử dụng thống nhất trong cả nƣớc;

+ Tiến hành phân loại DN theo quy mô, theo ngành nghề; khảo sát, điều tra, phân tích đƣợc nhu cầu, vƣớng mắc của DN để có biện pháp hỗ trợ phù hợp.

+ Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ DN.

- Trong công tác xử lý tờ khai, kế toán thuế:

+ Xây dựng hệ thống kế toán thuế của cơ quan thuế nhằm theo dõi, ghi chép các giao dịch liên quan đến nghĩa vụ thuế của DN và theo dõi, ghi nhận việc thanh toán các nghĩa vụ đó; tính nợ, tính phạt và tính lãi đối với từng DN rõ ràng, chính xác và thống nhất giữa cơ quan thuế và DN.

- Trong công tác thanh tra:

+ Tiếp tục nghiên cứu, áp dụng thêm các tiêu thức và phƣơng pháp đánh giá rủi ro để sàng lọc, xác định các đơn vị có mức độ rủi ro cao cần phải tập trung thanh tra, kiểm tra.

+ Sửa đổi, bổ sung thêm vào qui trình thanh tra khâu phỏng vấn DN tại cơ quan thuế về những thông tin nghi ngờ trƣớc khi thực hiện kiểm tra tại doanh nghiệp để khẳng định hoặc loại bỏ các nghi ngờ sau khi có giải trình của DN (nhƣ đối với 6/15 nội dung có nghi ngờ nhƣng qua kiểm tra không có vi phạm nêu trên) từ đó nâng cao chất lƣợng, hiệu quả cuộc thanh tra.

+ Sửa đổi cách thức lập kế hoạch thanh tra: cần theo hƣớng giao quyền chủ động cho Cục Thuế lập và thực hiện kế hoạch thanh tra. Tổng cục chỉ kiểm soát và tổng hợp kế hoạch của các Cục Thuế, đồng thời thực hiện điều chỉnh kế hoạch và thông báo cho Cục Thuế khi cần thiết. Tuy nhiên Tổng cục phải nghiên cứu xây dựng và cài đặt chƣơng trình ứng dụng và hƣớng dẫn các Cục Thuế tập hợp dữ liệu, nhập vào hệ thống, để cho kết quả đầu ra. Trên cơ sở đó, việc lập kế hoạch thanh tra kiểm tra sẽ thuận lợi hơn.

+ Đào tạo nâng cao kỹ năng phân tích hồ sơ trƣớc thanh tra, đặc biệt là phân tích báo cáo tài chính của cán bộ thanh tra.

- Trong công tác thu nợ:

+ Xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống tiêu chí đánh giá rủi ro trong việc lập kế hoạch và thu nợ. Phân loại nợ thuế và dành ƣu tiên là hai phƣơng pháp quan trọng của bất kỳ một cơ quan thuế nào trong chiến lƣợc thu nợ thuế. Những DN có số nợ đọng lớn sẽ phải đƣợc chú ý hơn, tập trung nguồn lực nhiều hơn so với các DN nợ thuế ít.

+ Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thu nợ.

- Về tin học: Việc thực hiện quản lý theo cơ chế tự kê khai tự nộp thuế và áp dụng công nghệ quản lý hiện đại-quản lý theo rủi ro đòi hỏi ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong quản lý. Hệ thống tin học phải

đƣợc xây dựng theo hƣớng đảm bảo việc tập trung xử lý thông tin về ĐTNT ở cấp Trung ƣơng và ứng dụng công nghệ thông tin ở tất cả các chức năng quản lý thuế.

Với một khối lƣợng thông tin rất lớn của các DN đƣợc trao đổi, xử lý trong toàn ngành thuế trên phạm vi toàn quốc theo yêu cầu của cơ chế TK- TN, đòi hỏi hệ thống tin học tổng thể của ngành thuế phải đƣợc đầu tƣ, phát triển theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời xây dựng giải pháp kỹ thuật để đảm bảo các ứng dụng cũng nhƣ hạ tầng truyền thông của ngành Tài chính, Thuế phải phát triển kịp thời, phù hợp với tiến độ mở rộng thực hiện cơ chế TK-TN ở qui mô toàn bộ Cục Thuế.

- Về đào tạo cán bộ:

Để đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ đủ kiến thức, chuyên nghiệp, chuyên sâu cần phải tiếp tục đào tạo cho các cán bộ về kỹ năng theo từng chức năng, trong đó đặc biệt chú trọng kỹ năng về tuyên truyền, hỗ trợ và thanh tra thuế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)