Cải cách hiện đại hoá hệ thống quản lý thuế hiện hành đối vớ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 89 - 92)

I. Doanh nhiệp thực hiện

4.2.5.4Cải cách hiện đại hoá hệ thống quản lý thuế hiện hành đối vớ

5. Bố cục của Luận văn

4.2.5.4Cải cách hiện đại hoá hệ thống quản lý thuế hiện hành đối vớ

phù hợp với chính sách thuế sửa đổi.

- Tiếp tục hoàn thiện cấu trúc các tờ khai, bảng kê, quy trình thu thập và xử lý tờ khai tại cơ quan thuế để phù hợp với phƣơng thức kê khai thuế qua mạng. - Tiếp tục hoàn thiện giải pháp kỹ thuật đã đƣợc áp dụng trong quá trình thử nghiệm để có thể triển khai trên diện rộng.

4.2.5.4 Cải cách hiện đại hoá hệ thống quản lý thuế hiện hành đối với doanh nghiệp doanh nghiệp

Nhƣ trên đã đề cập là lấy thực hiện cơ chế TK-TN thuế và tổ chức quản lý thuế theo mô hình chức năng làm xuất phát điểm, mũi nhọn thực hiện cải

cách, hiện đại hoá, từ đó mở rộng dần với bƣớc đi vững chắc theo một lộ trình hợp lý. Tuy nhiên, không phải hệ thống hiện hành (khu vực không thực hiện thí điểm) sẽ "đứng im" mà ngƣợc lại: những chức năng nào, những công việc nào áp dụng cho thí điểm nhƣng có thể áp dụng đƣợc cho hệ thống hiện hành thì cần nhanh chóng triển khai cho toàn bộ hệ thống. Có nhƣ vậy mới rút ngắn đƣợc khoảng cách và thời gian triển khai cơ chế tự khai-tự nộp cho toàn bộ hệ thống quản lý đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy, một số yếu tố của quản lý thuế đối với DN cần đƣợc cải cách theo hƣớng sau:

- Tuyên truyền, giáo dục và cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối với doanh nghiệp

Thông qua công tác tuyên truyền (các phƣơng tiện thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục và dƣới nhiều hình thức phong phú khác) làm cho mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội nói chung và DN hiểu rõ bản chất tốt đẹp của thuế: tiền thuế là của dân, do dân đóng góp và đƣợc sử dụng vì lợi ích của nhân dân; tiền thuế không chỉ là lợi ích Nhà nƣớc mà chủ yếu là lợi ích của cộng đồng. Mọi tổ chức, cá nhân hiểu rõ đƣợc nội dung cơ bản của các chính sách thuế. Trên cơ sở đó, tạo sự đồng tình cao với các chính sách thuế của Nhà nƣớc, sẵn sàng và tự nguyện cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan Thuế để thu thuế, lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm về thuế. Vận động DN thực hiện tốt các chính sách thuế của Nhà nƣớc.

Mục tiêu của công tác tuyên truyền hỗ trợ DN là thông qua việc tuyên truyền và cung cấp đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ có chất lƣợng cao về thuế để nâng cao tính tuân thủ, tự giác chấp hành tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nƣớc theo quy định của các luật thuế trên cơ sở hiểu nội dung quy định cụ thể của các chính sách thuế, các thủ tục hành chính về thuế.

Đối với chức năng này, có thể tiến hành song song: vừa triển khai cho các DN thí điểm vừa triển khai cho các DN của hệ thống hiện hành, đó là:

+ Trên cơ sở đánh giá kết quả công tác tuyên truyền hỗ trợ trong phạm vi thực hiện thí điểm cơ chế TK-TN về: hình thức áp dụng, nội dung tuyên truyền hỗ trợ, quy trình nghiệp vụ, tiếp tục hoàn thiện và triển khai các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ đối với DN ngoài thí điểm. Điều tra, khảo sát nhu cầu hỗ trợ của DN (cả DN thực hiện thí điểm TK-TN và DN ngoài thí điểm) về hình thức, nội dung yêu cầu hỗ trợ theo từng nhóm lĩnh vực, ngành nghề hoặc mới thành lập. Lập kế hoạch phát triển các hình thức, nội dung tuyên truyền hỗ trợ đối với doanh nghiệp, tập trung tuyên truyền hỗ trợ theo nhu cầu của DN.

+ Nghiên cứu, hệ thống hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ đƣợc áp dụng đối với DN ở các nƣớc có trình độ quản lý thuế tiến tiến trên thế giới. Đánh giá và đề xuất phƣơng án áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ mới. Triển khai áp dụng một số hình thức tuyên truyền, hỗ trợ hiện đại, hiệu quả nhƣ:

Xây dựng và triển khai hình thức trao đổi thông tin trực tuyến và thƣ điện tử với ĐTNT, thông qua hệ thống mạng ngành Thuế.

Xây dựng nội dung và thiết kế kỹ thuật để nhanh chóng triển khai hệ thống trả lời về thuế tự động qua điện thoại.

- Chuẩn hóa các nội dung tuyên truyền, hỗ trợ. Từng bƣớc hoàn thiện các nội dung tuyên truyền hỗ trợ và thống nhất triển khai toàn tỉnh.

Rà soát toàn bộ nội dung của hệ thống tài liệu tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp bao gồm: các thông tin trên cơ sở dữ liệu của ngành thuế, tài liệu hƣớng dẫn về đăng ký, kê khai, nộp thuế, các văn bản pháp luật về thuế, các ấn phẩm tuyên truyền về thuế, các bảng áp phích, pa nô...; xây dựng các tài liệu hỗ trợ hƣớng dẫn kê khai, nộp thuế theo sắc thuế, theo ngành, nhóm DN.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Website của ngành thuế: nâng cao chất lƣợng thông tin cho các chuyên mục trên Website, cập nhật các

thông tin tại các văn bản qui phạm pháp luật về thuế đã sửa đổi, bổ sung, mới ban hành, thủ tục về thuế, câu hỏi thƣờng gặp và tin, bài về thuế đăng trên Website; tiếp tục nghiên cứu, cải tiến về hình thức, nội dung Website cho phù hợp với yêu cầu tra cứu thông tin của trong và ngoài ngành. Nhanh chóng hoàn thiện để khai trƣơng nội dung thông tin của Website ngành Thuế bằng tiếng Anh để quảng bá hình ảnh của tỉnh Thái Nguyên, môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài, các DN và các nhà đầu tƣ ở nƣớc ngoài muốn tìm hiểu về hệ thống thuế của Việt Nam để đầu tƣ vào Thái Nguyên.

- Rà soát, hoàn thiện các qui trình, qui chế tuyên truyền hỗ trợ ĐTNT nói chung và xây dựng qui trình và sổ tay nghiệp vụ hƣớng dẫn công tác tuyên truyền hỗ trợ đối với DN; xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng, hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ.

Tổ chức xây dựng mẫu biểu, phƣơng pháp điều tra đánh giá chất lƣợng phục vụ của cơ quan thuế đối với DN. Triển khai điều tra, thu thập thông tin đánh giá hàng năm từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.

- Trình cấp có thẩm quyền về cơ chế hoạt động để khuyến khích phát triển các hình thức dịch vụ tƣ vấn, kế toán thuế, đại lý kê khai thuế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 89 - 92)