Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý thu thuế đố

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 118)

I. Doanh nhiệp thực hiện

1.2.4Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý thu thuế đố

5. Bố cục của Luận văn

1.2.4Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý thu thuế đố

với doanh nghiệp

Năm 2011, ngành thuế Thái Nguyên đƣợc Bộ Tài chính giao nhiệm vụ thu NSNN 1.886 tỷ đồng; HĐND-UBND tỉnh giao dự toán 2.169,6 tỷ đồng; Tổng cục Thuế giao nhiệm vụ thu phấn đấu 2.231 tỷ đồng. Cùng với nhiệm vụ thu NSNN, năm 2011 ngành thuế phải triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng là: Triển khai thực hiện kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015; Tổ chức triển khai các Luật thuế mới; Thực hiện những chính sách của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; một số chính sách về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngƣời nộp thuế; ...

Bƣớc vào thực hiện nhiệm vụ năm 2011 tình hình kinh tế thế giới suy giảm, khủng hoảng nợ công ở châu âu, ... Trong nƣớc, thị trƣờng chứng khoán giảm sâu, giá lƣơng thực thực phẩm, hàng tiêu dùng tăng, lạm phát và mặt bằng lãi suất ở mức cao; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tăng trƣởng kinh tế chậm lại, ... Trên địa bàn tỉnh, tình trạng tồn kho sản phẩm hàng hoá công nghiệp, đặc biệt là sản phẩm thép, xi măng tƣơng đối lớn; tiến độ triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh tốc độ chậm đã ảnh hƣởng đến tốc độ phát triển kinh tế-xã hội và nguồn thu ngân sách của tỉnh.

Do vậy để hoàn thành đƣợc nhiệm vụ thu NSNN rất là nặng nề ngành thuế Thái Nguyên cần phải làm tốt hơn nữa công tác quản lý thu thuế đối với

doanh nghiệp, cụ thể là:

Thứ nhất: Công tác tuyên truyền hỗ trợ

Tiếp tục đổi mới các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, tƣ vấn pháp luật về thuế cho cộng đồng xã hội, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nộp thuế để nâng cao sự hiểu biết và tính tuân thủ, tự giác trong việc kê khai, nộp thuế. Tôn vinh các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính thuế, trong đó trọng tâm là các thủ tục hành chính thuế liên quan đến các cấp, các ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cao nhất cho ngƣời nộp thuế, góp phần thu hút vốn đầu tƣ, tăng thu cho NSNN.

Thứ hai: Về công tác kê khai-kế toán thuế

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo 100% ngƣời nộp thuế nộp tờ khai thuế đúng thời hạn, phát hiện ngay các trƣờng hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh, xử phạt nhằm nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế.

Kiểm tra thƣờng xuyên hồ sơ khai thuế tháng để thu thuế theo giá bán, doanh thu, chi phí thực tế; chống thất thu thuế do kê khai không đúng giá bán.

Tiếp tục mở rộng diện áp dụng mã vạch hai chiều trong kê khai thuế, kể cả kê khai thuế thu nhập cá nhân. Giải quyết nhanh chóng các vƣớng mắc về hoàn thuế GTGT theo đúng quy trình đã đƣợc ban hành.

Thứ ba: Công tác quản lý nợ thuế

Tổ chức theo dõi, giám sát thƣờng xuyên sự biến động của các khoản nợ thuế. Phân loại các khoản nợ, đối tƣợng nợ để có biện pháp quản lý phù hợp, có hiệu quả. Phối hợp với Ngân hàng, Kho bạc, các tổ chức tín dụng, ... thực hiện trích tiền từ tài khoản tiền gửi của các tổ chức, cá nhân chây ỳ

không thực hiện nghĩa vụ thuế để thu tiền thuế, tiền phạt; Công khai trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng các đối tƣợng trốn thuế, chây ỳ nợ thuế.

Tiếp tục thực hiện các thủ tục cần thiết để xoá nợ, gia hạn nợ theo quy định của Luật quản lý thuế và các hƣớng dẫn của Bộ Tài chính. Thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính về việc triển khai thực hiện bình ổn giá, chống lạm phát, thúc đẩy SXKD phát triển.

Thứ tư: Công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra thuế trên cơ sở phân tích thông tin và tờ khai hàng tháng để yêu cầu ngƣời nộp thuế giải trình bổ sung kịp thời trên cơ sở đó lựa chọn những đối tƣợng có dấu hiệu gian lận thuế, bổ sung vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra; đặc biệt, tập trung vào nhóm doanh nghiệp lớn, các địa bàn trọng yếu, các ngành hàng, các lĩnh vực, các loại hình tổ chức có dấu hiệu thất thu lớn. Tăng cƣờng kiểm tra theo kế hoạch tại trụ sở cơ quan thuế, việc kiểm tra phải đƣợc tăng cƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng, thực hiện kiểm tra ngay quý 2/2011. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng; kết hợp kiểm tra thuế với kiểm tra giá nhằm kiềm chế lạm phát và chống gian lận thƣơng mại.

Thực hiện tốt Quy chế phối hợp số 373/QCPH/CT-CA ngày 8/4/2009 giữa Cục Thuế với Công an tỉnh trong đấu tranh phòng, chống các hành vi tội phạm trong lĩnh vực thuế và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn đẩy mạnh công tác thanh tra, điều tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi chuyển giá, trốn thuế, gian lận thuế, tội phạm buôn bán và sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để chiếm đoạt tiền thuế của ngân sách Nhà nƣớc.

Quản lý chặt chẽ diện hộ kinh doanh, điều chỉnh doanh thu tính thuế sát thực tế kinh doanh và phù hợp với doanh thu tính thu nhập xếp bậc

thuế môn bài. Kiểm soát chặt chẽ các trƣờng hợp thuộc đối tƣợng miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân và các trƣờng hợp có kê khai ngƣời phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh theo đúng quy định.

Thứ năm: Về công tác cải cách, hiện đại hoá

Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình cải cách, hiện đại hoá ngành Thuế theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế. Tiếp tục đầu tƣ xây dựng mới và duy tu, bảo dƣỡng, nâng cấp các công trình trụ sở làm việc đã đƣợc xây dựng từ những năm trƣớc và lắp đặt các trang thiết bị đồng bộ để khi hoàn thành đƣa vào sử dụng sẽ phục vụ tốt cho công tác quản lý thu NSNN cũng nhƣ yêu cầu hiện đại hoá ngành.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang diễn ra nhƣ thế nào, có hiệu quả không?

- Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?

- Những giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên những năm tiếp theo là gì?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài

2.2.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin số liệu

Để đánh giá đƣợc thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích, so sánh làm sáng tỏ các nhận định hoặc rút ra các kết luận của vấn đề nghiên cứu.

Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đánh giá đƣợc thu thập từ hai nguồn; (i) nguồn số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo, các kết quả nghiên cứu, các số liệu đã đƣợc công bố chính thức của các cơ quan, tổ chức. (ii) nguồn số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc và phỏng vấn trực tiếp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Số liệu , tài liệu đã công bố nhƣ: các báo cáo tổng kết năm, các bài viết có liên quan đến đề tài luận văn c ủa Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, các Cục Thuế của các địa phƣơng , Cục Thuế và các Chi cục Thuế thuộc tỉnh Thái Nguyên . Tài liệu thứ cấp còn đƣợc thu thập từ các b áo cáo của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên…, các t ạp chí thuế, internet,…

tháng, tờ khai tạm tính thuế TNDN hàng quý và quyết toán thuế TNDN năm, tờ khai tài nguyên hàng tháng và tờ khai quyết toán năm, chứng từ nộp tiền, số liệu thanh tra, kiểm tra hàng năm, từ hệ thống dữ liệu thông tin cấp Cục, trên các chƣơng trình phần mềm tin học ứng dụng quản lý thuế: QLT, TINC, QTT có tại Cục Thuế Thái Nguyên, số liệu báo cáo của các Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế quản lý. Hệ thống các văn bản pháp quy về thuế, văn bản hƣớng dẫn về thuế của Bộ Tài Chính, Tổng cục Thuế.

2.2.1.2 Số liệu mới

a) Chọn điểm nghiên cứu

Các doanh nghiệp nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên là những doanh nghiệp lớn, có vốn đầu tƣ từ 10.000.000.000 đồng trở lên, doanh nghiệp có vốn của nhà nƣớc, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài...

Tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên NNT đƣợc chia thành 4 loại hình doanh nghiệp nhƣ sau:

Doanh nghiệp nhà nƣớc trung ƣơng: Bao gồm những doanh nghiệp lớn có vốn góp thuộc sở hữu của nhà nƣớc, tồn tại dƣới hình thức chủ yếu là công ty TNHH một thành viên và công ty cổ phần. Ví dụ Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, Điện lực Thái Nguyên, Viễn thông Thái Nguyên, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên, Ngân hàng TMCP công thƣơng Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên...

Doanh nghiệp nhà nƣớc địa phƣơng: Bao gồm những doanh nghiệp do ngân sách tỉnh Thái Nguyên quản lý, tồn tại dƣới hình thức chủ yếu là công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần. Ví dụ Công ty Cổ phần kinh doanh nƣớc sạch Thái Nguyên, Bến xe khách Thái Nguyên, Viện quy hoạch xây dựng Thái Nguyên, Trung tâm Kiểm định chất lƣợng xây dựng Thái Nguyên, Công ty TNHH MTV Khai thác Thuỷ lợi Thái Nguyên...

Doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài: Bao gồm những doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tồn tại dƣới hình thức là công ty TNHH từ hai thành viên trở lên. Ví dụ Công ty TNHH Nasteelvina, Công ty TNHH Wiha Việt Nam, Công ty TNHH Thực nghiệp Trung nhất Bảo thắng Việt Nam, Công ty TNHH Shinwon Enebenezer Hà Nội, Công ty Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo...

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Bao gồm những doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10.000.000.000 đồng trở lên, tồn tại dƣới hình thức là công ty cổ phần, hợp tác xã, công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, doanh nghiệp tƣ nhân. Ví dụ Công ty Cổ phần Tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên, Công ty TNHH Tƣ vấn Kiến trúc Thái Nguyên, Hợp tác xã vận tải Chiến Công, Doanh nghiệp tƣ nhân Anh Thắng....

Do vậy việc chọn điểm nghiên cứu đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Số lƣợng mẫu điều tra chia theo loại hình DN Loại hình DN Số lƣợng DN Tỷ trọng (%) Số DN điều tra DN nhà nƣớc trung ƣơng 70 14 20 DN nhà nƣớc địa phƣơng 55 10 15 DN đầu tƣ nƣớc ngoài 25 5 5

DN ngoài quốc doanh 375 71 50

Tổng 525 100 90

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên)

Hiện tại năm 2011 tổng số doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên quản lý là 525 doanh nghiệp trong đó DN nhà nƣớc trung ƣơng chiếm tỷ trọng 14%, DN nhà nƣớc địa phƣơng chiếm 10%, DN đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm 5% và doanh nghiệp NQD chiếm tỷ trọng chủ yếu là 71%.

Đồ thị 2.1: Số lƣợng mẫu điều tra chia theo loại hình DN

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên) b) Tiến hành thu thập số liệu mới

Đề tài tiến hành điều tra bằng các phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp (Interview) 90 chủ doanh nghiệp nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên theo từng loại hình doanh nghiệp , các chuyên viên, kiểm soát viên thuế của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên bằng các câu hỏi đã chuẩn hóa trên phiếu điều tra liên quan đến công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp.

Trong quá trình điều tra , nếu chủ doanh nghiệp đƣợc chọn vắng mặt thì doanh nghiệp kế theo trong danh sách đƣợc chọn thay thế và tiến hành phỏng vấn trực tiếp d oanh nghiệp theo phi ếu điều tra đã đƣợc chuẩn hóa .

Lập Phiếu điều tra, khảo sát doanh nghiệp khi thực thi pháp luật thuế đƣợc chọn ngẫu nhiên về những khó khăn hạn chế và những vấn đề phát sinh trong quá trình tiếp cận chính sách pháp luật thuế, thủ tục hành chính thuế cũng nhƣ việc kê khai nộp thuế vào NSNN.

Qua việc phỏng vấn chuyên viên thuế, phỏng vấn doanh nghiệp để từ đó có cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý thuế và đƣa ra các giải pháp thực hiện thu thuế có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

- Nội dung Phiếu điều tra: Thiết kế các câu hỏi, các chỉ tiêu liên quan đến từng doanh nghiệp

- Phỏng vấn chủ doanh nghiệp: “Chính sách thuế hiện nay luôn thay đổi có ảnh hƣởng gì đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp không?”; “Thuế suất thuế GTGT cao có ảnh hƣởng nhiều đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không?”; “Chính phủ đã đề ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN, theo ông (bà) chính sách đó mang lại lợi ích gì cho DN?”

- Phỏng vấn đối với kế toán doanh nghiệp: “Khi thực hiện Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN, Luật thuế TNCN ông (bà) thấy vƣớng mắc nhất ở phần nào?”

- Phỏng vấn cán bộ làm công tác chuyên môn về thuế: “Chính sách thuế ngày càng phức tạp có gây khó khăn gì cho công tác quản lý thu thuế không?”

- Phiếu điều tra bằng câu hỏi

2.2.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

2.2.2.1 Phương pháp thống kê so sánh và mô tả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- So sánh số tuyệt đối và so sánh số tƣơng đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tƣợng, sự vật theo thời gian và không gian.

- So sánh mô tả: Thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, tần số, số tối đa và tối thiểu.

2.2.2.2 Phương pháp dự báo

Dự báo số thuế thu đƣợc của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên trong năm 2012 và tốc độ thu của ngành thuế Thái Nguyên trong những năm tiếp theo.

2.2.2.3 Phương pháp tổng hợp thông tin

Qua việc thu thập, chắt lọc các ý kiến của các chuyên gia về thuế có kinh nghiệm để từ đó có cơ sở đƣa ra các biện pháp thực hiện thu thuế có hiệu quả hơn trong thời gian tới. Tham khảo ý kiến của Tổng cục Thuế và kinh nghiệm của một số tỉnh bạn để ứng dụng cho công tác quản lý thu

thuế trên địa bàn Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2.4 Phương pháp chuyên gia

Qua việc thu thập, chắt lọc các ý kiến của các chuyên gia về thuế có kinh nghiệm để từ đó có cơ sở đƣa ra các biện pháp thực hiện thu thuế có hiệu quả hơn trong thời gian tới. Tham khảo ý kiến của Tổng cục Thuế và kinh nghiệm của một số tỉnh bạn để hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng nhƣ kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1 Chỉ tiêu phản ánh độ phát triển của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình gia tăng số lƣợng doanh nghiệp theo từng loại hình doanh nghiệp.

2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh quy mô doanh nghiệp

- Chỉ tiêu vốn điều lệ: Đây là chỉ tiêu nói lên quy mô và loại hình doanh nghiệp

- Chỉ tiêu tổng doanh thu HHDV: Phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

2.3.3 Chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Chỉ tiêu về Lợi nhuận kế toán trƣớc thuế TNDN: Đây là chỉ tiêu nói lên tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lãi hay lỗ, từ đó tính ra đƣợc số thuế phát sinh phải nộp.

- Chỉ tiêu về số thuế phát sinh: đây là chỉ tiêu làm cơ sở để dự toán số thuế thu đƣợc của ngành thuế.

- Chỉ tiêu về số thuế đã nộp: Đây là chỉ tiêu đánh giá tình hình thực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 118)