Kinh nghiệm của Australia

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 25 - 27)

I. Doanh nhiệp thực hiện

1.2.1.2Kinh nghiệm của Australia

5. Bố cục của Luận văn

1.2.1.2Kinh nghiệm của Australia

* Dịch vụ hỗ trợ cho NNT

Đối với Australia,các hình thức dịch vụ hỗ trợ ĐTNT gồm: dịch vụ trả lời qua điện thoại không mất tiền, Internet, phần mềm kiểm tra việc tính thuế trên Internet và bằng đĩa CD, giảng bài và tƣ vấn trực tiếp, sổ tay về thuế, phát hành tạp chí...

* Kê khai thuế qua mạng Internet

Tại Australia, dịch vụ kê khai thuế qua mạng đƣợc giới thiệu từ năm 1990 và trƣớc hết đƣợc áp dụng cho các đại lý thuế, cho đến nay đã phát triển ở trình độ cao và phạm vi rộng. Đây là một chƣơng trình đƣợc ƣu tiên hàng đầu của cơ quan thuế Australia, và đƣợc mở rộng liên tục mỗi năm. Cho đến nay chƣơng trình này đã cung cấp hơn 100 loại mẫu khác nhau nhƣ tờ khai hàng năm đối với DN, cá nhân, các quĩ lƣơng hƣu, đăng ký kinh doanh, báo cáo hoạt động...vv. Phần mềm trọn gói đƣợc "tải" miễn phí từ trang thông tin điện tử của cơ quan thuế. Việc sử dụng chƣơng trình này đã mang lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan thuế và ngƣời nộp thuế. Đối với cơ quan thuế: giảm đƣợc khối lƣợng lớn về giấy tờ và công việc nhập dữ liệu, tiết kiệm đƣợc nhân lực để bố trí cho các khâu quản lý khác, hơn nữa số liệu chính xác, kịp thời đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý. ĐTNT đƣợc phục vụ một cách thuận lợi hơn và tiết kiệm đƣợc thời gian, chi phí.

* Thanh tra, kiểm tra

Đối với Australia cơ quan thuế chia đối tƣợng nộp thuế thành 5 nhóm để có chiến lƣợc và kế hoạch thanh tra, kiểm tra: đối với đối tƣợng nộp thuế lớn (doanh nghiệp lớn), việc kiểm tra đƣợc thực hiện một năm một lần. Việc

thanh tra thuế đƣợc thực hiện 5 năm/lần. Cơ quan thuế có quyền thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của đối tƣợng nộp thuế từ 5 năm trở về trƣớc., kể cả kiểm tra bên thứ ba có liên quan.

1.2.2 Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại Việt Nam

Thứ nhấtlà hầu hết các nƣớc đã chuyển từ cơ chế cơ quan thuế tính thuế sangcơ chế tự khai tự nộp và tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật.

Để tăng cƣờng việc tuân thủ các luật thuế và tăng thu NSNN, trƣớc sự phát triển nhanh chóng của NNT cả về số lƣợng và sự phức tạp của các loại hình kinh doanh do tác động của toàn cầu hoá và những thành tựu của công nghệ thông tin, các nƣớc trên thế giới đều hƣớng tới việc áp dụng cơ chế quản lý thuế hiện đại và có hiệu quả. Một hệ thống quản lý thuế hiện đại phải đảm bảo đƣợc nguyên tắc quản lý thuế cơ bản, đồng thời cũng là mục tiêu cao nhất của bất kỳ ngành thuế nào - đó là khuyến khích sự tuân thủ tự giác của NNT. Tuân thủ tự giác đi liền với quản lý theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế.

Việc áp dụng cơ chế tự khai tự nộp là một cơ chế quản lý thuế hiện đại đang đƣợc áp dụng khá phổ biến tại các nƣớc trên thế giới. Việc áp dụng cơ chế quản lý này sẽ giúp ngành thuế giảm bớt chi phí quản lý, nâng cao tính hiệu quả của công tác quản lý thu thuế, là cơ sở để thúc đẩy cải cách hành chính thuế và hiện đại hoá vì nó đòi hỏi các qui trình quản lý hiện đại với sự ứng dụng rộng rãi các thành tựu của công nghệ thông tin.

Thứ hai là xu hƣớng cải cách quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với DN nói riêng, đó là nâng cao tính tự giác tuân thủ của NNT bằng các biện pháp tăng cƣờng dịch vụ hỗ trợ NNT, tạo thuận lợi và giảm chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế cho NNT; Công tác này đƣợc quan tâm và trở thành một ƣu tiên của cơ quan thuế, đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức;

cùng với nó các biện pháp thanh tra và chế tài xử lý đƣợc tăng cƣờng để bảo đảm rằng các đối tƣợng không tuân thủ sẽ bị phát hiện và xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật.

Thứ ba là song song với việc áp dung cơ chế tự khai tự nộp nhằm tăng cƣờng tính tuân thủ tự nguyện của NNT, cơ quan thuế các nƣớc rất chú trọng đến việc quản lý các doanh nghiệp lớn. Ở nhiều quốc gia và ở Việt Nam hiện nay cơ quan thuế đã thành lập bộ phận quản lý DN lớn tại Tổng cục Thuế gọi là Vụ quản lý DN lớn nhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp có số thu chiếm tỷ trọng lớn.

Thứ tư là việc thực hiện các dịch vụ điện tử về thuế nói chung và kê khai thuế qua mạng Internet đƣợc phát triển và ứng dụng mạnh mẽ trong những năm gần đây (đặc biệt từ những năm đầu của thế kỷ 21).

Thứ năm là các điều kiện cơ bản thực hiện tốt cơ chế tự khai tự nộp và kê khai điện tử là: một hệ thống chính sách rõ ràng, đơn giản, minh bạch, đầy đủ; cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại với việc ứng dụng tin học ở mức độ ngày càng cao trong quản lý thuế; hệ thống thông tin trở thành công cụ quan trọng trong cơ chế TK-TN; đội ngũ cán bộ thuế phải đƣợc đào tạo để có trình độ năng lực đáp ứng đƣợc yêu cầu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 25 - 27)