Đối với nông hộ

Một phần của tài liệu Sử dụng hợp lý tiền đền bù giải phóng mặt bằng của người nông dân tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 93 - 97)

II. Sửdụng khơng đúng mục đích 27,13 41,37 28,13 35,84 68,87 80,

4.3.3.Đối với nông hộ

b. Lập kế hoạch sửdụng tiền đền bù trong nông hộ

4.3.3.Đối với nông hộ

Đối với các hộ gia đình thì cần phải cân nhắc, lựa chọn, tính tốn cẩn thận xem nên đầu tư vào lĩnh vực gì để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Khi không sản xuất nơng nghiệp nữa thì các hộ phải tự học hỏi, tham gia các ngành nghề mới, lĩnh vực mới để từ đó ổn định cuộc sống của mình.

- Chủ động nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất và hiệu quả đối với phần cịn lại diện tích đất nông nghiệp. Thực hiện phân công lao động trong nội bộ hộ một cách hợp lý.

- Sử dụng hợp lý các nguồn lực của hộ, bao gồm nguồn vốn đền bù và nguồn hỗ trợ của Nhà nước.

KẾT LUẬN

CNH –

HĐH đất nước là một xu hướng tất yếu của những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Và một vấn đề tất yếu trong quá trình CNH – HĐH là việc thu hồi đất (chủ yếu là đất nông nghiệp) để xây dựng các KCN. Thị xã Từ Sơn có điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển KCN nên việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang xây dựng KCN là điều khơng thể tránh khỏi. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ. Đặc biệt với số tiền đền bù đất nông nghiệp bị thu hồi nhằm mục đích giúp nơng hộ tìm kiếm tư liệu sản xuất mới, chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống và ổn định sản xuất lại được nông hộ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Qua nghiên cứu có thể thấy rằng:

Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề liên quan đến thu hồi và đền bù đất nông nghiệp, việc sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân.

Thứ hai, nghiên cứu, đánh giá việc sử dụng tiền đền bù đất nông nghiệp của nông hộ và các yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng tiền đền bù:

- Trước và sau khi nhận tiền đền bù đa số các hộ chưa có dự tính kế hoạch hoặc có dự tính nhưng khơng rõ ràng việc sẽ sử dụng số tiền đó ra sao.

- Khi nhận được tiền đền bù, đa số các hộ sử dụng vào chi tiêu những việc khác nhau, trong đó có khoản chi đúng mục đích, có khoản chi khơng đúng mục đích. Số hộ sử dụng tiền đền bù đúng mục đích khơng nhiều mà phần lớn các hộ sử dụng hỗn hợp.

- Địa phương có ngành cơng nghiệp và dịch vụ phát triển thì các hộ sử dụng nhiều tiền đền bù vào công nghiệp và dịch vụ nên số tiền đền bù sử dụng đúng mục đích cao hơn. Ngược lại tại xã thuần nơng số tiền sử dụng đúng mục đích của hộ thấp và gần như các hộ chưa có định hướng phát triển theo hướng nào, mọi đầu tư của hộ chỉ mang tính chất nhỏ lẻ.

- Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng tiền đền bù của nông hộ như tuổi, giới tính và trình độ của chủ hộ, thu nhập của hộ trước khi nhận tiền đền

bù, trình độ của các lao động trong hộ, số tiền đền bù mà hộ nhận được, thực trạng phát triển kinh tế của địa phương và khả năng thu hút lao động tại KCN.

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sử dụng tiền đền bù đất nông nghiệp tại các địa phương, các nhóm hộ và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng tiền đền bù của hộ. Đề tài đã đưa ra những giải pháp mới nhằm giúp nông hộ sử dụng hợp lý tiền đền bù vào ổn định cuộc sống, đầu tư phát triển sản xuất và chuyển đổi nghề nghiệp.

Sự phát triển nền kinh tế chung của đất nước địi hỏi phải có sự phát triển từng bước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó xu hướng phát triển và mở rộng các khu công nghiệp, khu đô thị, thể hiện cụ thể là CNH – HĐH nghề nghiệp nông thôn là điều tất yếu và phù hợp với sự phát triển của các địa phương. Quá trình này đã làm thay đổi căn bản bộ mặt của các vùng nông thôn Việt Nam, làm cho nó hồ nhập cùng sự phát triển nền kinh tế chung, đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Nhưng trước mắt cũng cịn một số khó khăn đối với người nơng dân sống chủ yếu bằng nơng nghiệp, địi hỏi mỗi hộ nói riêng và mỗi cá nhân nói chung phải thay đổi tư duy phù hợp với điều kiện phát triển của xu hướng đơ thị hố.

Với những kết quả nghiên cứu cụ thể cùng những nhận định bước đầu về hiệu quả hoạt động sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình là cơ sở căn bản để nghiên cứu đi đến khẳng định rằng các yếu tố như: trình độ học vấn, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp chính của gia đình và số lượng tiền đền bù có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sử dụng tiền đền bù. Những yếu tố này phần nào quyết định đến chất lượng cuộc sống các gia đình cũng như việc có hay khơng nâng cao mức sống của gia đình cả về mặt vật chất và tinh thần và làm thay đổi diện mạo đời sống xã hội ở nơng thơn trong tiến trình CNH – HĐH đất nước..

Trên cơ sở áp dụng lý thuyết trao đổi và lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý, chúng ta thấy rằng các gia đình mong muốn hiệu quả mà số tiền đền bù mang lại chính là đáp ứng được sự thoả mãn của các hộ và của từng thành viên trong hộ, trước khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực gì thì đã có sự tính tốn và đi đến nhất trí của các thành viên trong gia đình và cho dù các gia đình có đầu tư vào hoạt động gì thì nó cũng mang lại sự hài lịng đối với gia đình mình.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chính quyền địa phương chưa đi sâu sát, tham vấn, hướng dẫn cho các gia đình sử dụng số tiền đó như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất và cũng là để giúp các gia đình ổn định cuộc sống. Kết quả nghiên cứu trong báo cáo cũng phần nào chứng minh được mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố tới việc lựa chọn hoạt động sử dụng tiền đền bù và hiệu quả mà hoạt động này mang lại./.

Một phần của tài liệu Sử dụng hợp lý tiền đền bù giải phóng mặt bằng của người nông dân tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 93 - 97)