Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sửdụng tiền đền bù của nơng hộ

Một phần của tài liệu Sử dụng hợp lý tiền đền bù giải phóng mặt bằng của người nông dân tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 76 - 79)

II. Sửdụng khơng đúng mục đích 27,13 41,37 28,13 35,84 68,87 80,

3.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sửdụng tiền đền bù của nơng hộ

3.2.5.1. Trình độ, giới tính và tuổi của chủ hộ

Trong gia đình, chủ hộ thường là người ra quyết định tất cả mọi việc, trong đó có cả việc sử dụng số tiền đền bù mà hộ nhận được như thế nào. Do đó việc sử dụng số tiền đền bù mà hộ nhận được phụ thuộc rất lớn vào trình độ, giới tính và tuổi của chủ hộ.

Yếu tố thứ nhất là trình độ của chủ hộ, chủ hộ có trình độ thấp thì số tiền sử dụng khơng đúng mục đích sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn do họ khơng có sự linh hoạt hay định hướng sử dụng cụ thể. Ngược lại, chủ hộ có trình độ cao hơn thường tính tốn và chi tiêu hợp lý hơn cho việc đầu tư phát triển ngành nghề, chuyển đổi nghề nghiệp của hộ nên việc sử dụng tiền đền bù mang lại hiệu quả cao hơn hẳn những hộ mà chủ hộ có trình độ thấp.

Giới tính của chủ hộ cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định sử dụng tiền của hộ. Những hộ có chủ hộ là nữ giới sử dụng số tiền đền bù khơng đúng mục đích nhiều hơn so với chủ hộ là nam. Trong khi những hộ có chủ hộ là nam thường quyết định sử dụng tiền đền bù rất đa dạng vào nhiều mục đích khác nhau thì chủ hộ là nữ lại chủ yếu sử dụng vào việc xây dựng sửa sang nhà cửa, mua đồ dùng sinh hoạt và chia cho con cháu, một phần đem gửi ngân hàng lấy lãi. Có sự khác nhau như vậy là do: chủ hộ là nữ thường kém năng động hơn nam, ngại va chạm kinh doanh và đặc biệt là sợ gặp rủi ro nên sau khi giải quyết những nhu cầu hiện tại, hộ đem số tiền còn lại gửi ngân hàng để đề phịng bất chắc.

Ngồi hai yếu tố là trình độ và giới tính thì tuổi của chủ hộ cũng có ảnh hưởng tới việc ra quyết định sử dụng số tiền đền bù như thế nào. Nếu tuổi của chủ hộ cịn trẻ thì khả năng nhạy bén, sự năng động, linh hoạt và khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn những chủ hộ lớn tuổi. Họ ham học hỏi, ham làm giàu nên số tiền đền bù nhận được phần lớn sẽ đầu tư cho sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế hộ. Ngược lại, những chủ hộ đã cao tuổi (trên 50 tuổi), sự năng động kém hơn, ln có tư tưởng “ăn chắc mặc bền”, sợ gặp rủi ro nên họ rất ngại đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh hay chuyển đổi nghề nghiệp.

3.2.5.2. Thu nhập của hộ trước khi nhận tiền đền bù

Với những hộ có thu nhập thấp thì mức sống cũng thấp và có nhiều khoản nợ khơng có khả năng thanh tốn như nợ hội phụ nữ, nợ ngân hàng nơng nghiệp, ngân hàng chính sách,…nên khi nhận được tiền đền bù, những hộ này chủ yếu sử dụng cho việc mua sắm đồ dùng sinh hoạt, xây dựng, sửa sang nhà cửa và trả nợ. Họ chỉ lo cải thiện cuộc sống trước mắt được tốt hơn mà khơng tính đến vấn đề cơng việc lâu dài trong tương lai. Vì vậy, những hộ này sẽ gặp khó khăn hơn khi số tiền đền bù đã hết hoặc cịn nhưng khơng đáng kể, việc chuyển đổi nghề nghiệp hay đầu tư

phát triển kinh doanh là khơng thể. Cịn những hộ có thu nhập cao hơn, cuộc sống của họ vốn đã có nền tảng tốt hơn, hộ khơng cịn phải lo sắm đồ dùng sinh hoạt và sửa sang nhiều nữa, hộ có điều kiện để đầu tư số tiền đền bù nhận được vào phát triển kinh tế hơn. Do đó, những hộ có thu nhập cao hơn sử dụng số tiền đền bù hiệu quả, đúng mục đích hơn hộ có thu nhập thấp.

3.2.5.3. Trình độ của các lao động trong hộ

Nếu trong nơng hộ có những lao động trẻ, có trình độ văn hóa và năng động thì sẽ có ảnh hưởng lớn việc ra quyết định của chủ hộ. Vì trong quá trình đầu tư cho sản xuất kinh doanh, chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế của hộ sau mất đất thì những lao động này sẽ là đối tượng trực tiếp tham gia và tư vấn cho chủ hộ, làm cho số tiền sử dụng đúng mục đích của hộ tăng lên và được sử dụng hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu trong hộ khơng có những lao động có trình độ và năng động thì mọi hoạt động đều do cá nhân chủ hộ quyết định.

3.2.5.4. Số tiền đền bù mà hộ nhận được

Việc sử dụng tiền đền bù của nông hộ như thế nào cịn phụ thuộc vào chính số tiền mà hộ nhận được nhiều hay ít. Theo phân tích sự khác nhau trong cơ cấu sử dụng tiền đền bù tại ba nhóm nghiên cứu, những hộ mất nhiều đất nhận được nhiều tiền đền bù hơn so với hộ mất ít và số tiền sử dụng đúng mục đích của tiền đền bù ở nhóm hộ mất nhiều cũng cao hơn nhóm mất ít cả về số tuyệt đối và số tương đối. Vì những hộ nhận được nhiều tiền đền bù sẽ có nhiều cơ hội để sử dụng hơn, sau khi chi tiêu cho những nhu cầu cơ bản, hộ vẫn còn một khoản tiền lớn hơn để đầu tư cho học nghề mới hay mở mang ngành nghề kinh doanh. Những hộ nhận được tiền đền bù ít hơn sẽ bị hạn chế trong việc sử dụng và cũng ít đầu tư cho sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề.

3.2.5.5. Thực trạng phát triển kinh tế của địa phương

Đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng tiền đền bù của hộ và cũng đã được chứng minh tại các phần trên bằng cách phân tích sự khác nhau trong việc sử dụng tiền đền bù của nơng hộ tại ba xã. Theo đó, tại các xã có ngành dịch vụ và cơng nghiệp phát triển, số tiền sử dụng đúng mục đích của hộ cao hơn xã nơng nghiệp. Có thể giải thích điều này là do tại địa phương có điều kiện kinh tế phát triển, cơ hội tìm kiếm việc làm cũng như chuyển đổi nghề nghiệp dễ dàng hơn.

Ngoài ra, do đời sống của hộ từ trước đã tốt hơn nên hộ không phải chi tiêu nhiều cho việc mua sắm đồ dùng sinh hoạt hay sửa sang nhà cửa. Ngược lại,ở xã nông nghiệp, nông hộ chủ yếu dựa vào sản xuất nơng nghiệp là thu nhập chính nên đời sống thấp hơn. Khi nhận được khoản tiền đền bù lớn, hộ chỉ lo mua sắm, sửa sang nhà cửa để đáp ứng nhu cầu trước mắt mà khơng tính đến lâu dài. Do đó, hiệu quả sử dụng tiền đền bù của các hộ ở xã nông nghiệp kém hơn hẳn xã có dịch vụ, cơng nghiệp phát triển. Để khắc phục được thực trạng này, các cấp chính quyền cần có những định hướng rõ ràng, xây dựng những chiến lược trong việc phát triển kinh tế địa phương để sau khi nông hộ bị mất đất sản xuất nông nghiệp không bị rơi vào hồn cảnh khó khăn, thất nghiệp.

3.2.5.6. Khả năng thu hút lao động tại KCN

Khi khả năng thu hút lao động địa phương vào làm việc tại KCN cao thì việc sử dụng tiền đền bù khơng đúng mục đích sẽ tăng lên. Vì khi đó lao động trong hộ sẽ có nhiều cơ hội vào làm tại các KCN với thu nhập cao hơn so với làm ruộng, hộ khơng cịn phải lo về việc đầu tư chuyển đổi nghề nghiệp nữa. Do đó, số tiền đền bù nhận được đa phần được sử dụng khơng đúng mục đích, chỉ một phần được gửi tiết kiệm.

Một thực tế là khi bắt đầu thu hồi đất nông nghiệp, các hộ đều kỳ vọng sẽ được làm việc tại các KCN khi nó hình thành.Với suy nghĩ đó, hộ sử dụng số tiền đền bù chủ yếu vào xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ dùng sinh hoạt,…ít hộ quyết định đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh và chuyển đổi nghề nghiệp. Nhưng sau khi các KCN đi vào hoạt động, trình độ lao động của hộ lại không đáp ứng được yêu cầu công việc dẫn tới tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng, tệ nạn xã hội ngày càng nhiều. Từ đó làm cho thu nhập của nhiều nông hộ sau mất đất giảm nghiêm trọng và bấp bênh, đời sống không được đảm bảo.

Một phần của tài liệu Sử dụng hợp lý tiền đền bù giải phóng mặt bằng của người nông dân tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)