Thông tin thu thập sẽ được tập hợp, phân loại để dễ dàng nghiên cứu. Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel để tổng hợp và hệ thống hóa lại theo những tiêu thức cần thiết.
Sau khi thu thập được những số liệu cần thiết, để đánh giá thực trạng và tác động của việc sử dụng tiền đền bù tới đời sống, việc làm và thu nhập của các hộ nông dân, tác giả sử dụng các phương pháp: phương pháp miêu tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tổ có tính đến lợi ích kinh tế xã hội của người có đất bị thu hồi, quyền và lợi ích được hưởng khi di cư đến khu ở mới hay khu sản xuất mới, cụ thể như sau:
Phương pháp phân tổ:
Sử dụng số tương đối, tuyệt đối, số bình quân, số lớn nhất, số nhỏ nhất,.. nhờ đó có thể phân tích ý nghĩa các con số, từ đó rút ra kết luận về thực trạng công tác GPMB tại địa bàn nghiên cứu. [Tạ Dũng Tiến, 2003].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phương pháp so sánh, đối chiếu:
Được sử dụng để so sánh nhằm xác định sự thay đổi về: - Diện tích đất canh tác
- Tình hình sử dụng tiền đền bù của các hộ
- Lực lượng lao động làm nông nghiệp, làm trong các ngành nghề khác - Số lượng ngành nghề trong các hộ khu chuyển đổi đất canh tác
- Thu nhập của hộ trước và sau khi nhận tiền đền bù
- So sánh các chỉ tiêu nghiên cứu giữa các địa phương, các dự án,… [Tạ Dũng Tiến, 2003].
Phương pháp tính bình quân
Phương pháp này được sử dụng để tính các chỉ số bình quân như: bình quân thu nhập/khẩu/năm, bình quân thu nhập/hộ/năm, độ tuổi trung bình của các mẫu điều tra,…
Công thức tính:
Trong đó: : số bình quân : Giá trị thứ i
n: Số các giá trị