2.1.2.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Do đề tài nghiên cứu việc sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp nên số liệu thứ cấp không đủ đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, vì vậy bước thu thập số liệu sơ cấp đóng vai trị rất quan trọng. Quá trình xây dựng KCNTT ảnh hưởng tới cả hộ gia đình và cộng đồng nên chúng tôi tiến hành thu thập số liệu sơ cấp như sau:
* Ở cấp gia đình
Nguồn số liệu chính chủ yếu được thu thập ở hộ gia đình. Qua khảo sát thực địa và tìm hiểu từ chính quyền địa phương, chúng tôi được biết đa phần các hộ nông dân sau khi chuyển đổi đất nông nghiệp cho KCN TT đều có biến động ít nhiều đến việc làm và thu nhập của gia đình. Vì thế, chúng tơi tiến hành thu thập số liệu ở cấp hộ chủ yếu bằng những phương pháp:
- Thảo luận nhóm (PRA- phương pháp đánh giá nhanh nông thôn qua sự tham gia của người dân): chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm theo các chủ đề về thuận lợi, khó khăn chung của các hộ nông dân sau khi quỹ đất nơng nghiệp giảm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
những thay đổi về kinh tế xã hội, các vấn đề có tính thời sự hiện nay, những vấn đề được nhiều người quan tâm là gì?, khi nhận tiền đền bù thì hộ quan tâm đến vấn đề gì?, kế hoạch sử dụng tiền đền bù của hộ như thế nào?, tại sao hộ lại quyết định chi tiêu như vậy?, những giải pháp về việc làm đã áp dụng tại địa phương đó đạt được những gì?, cịn những vấn đề gì bất cập trong các biện pháp đó?, mong muốn và đề xuất từ phía người dân...Đây là những thơng tin rất quan trọng góp phần làm nổi bật nội dung cần nghiên cứu, và được chúng tơi chú trọng vì có những thơng tin khơng thể điều tra bằng mẫu câu hỏi được Ở phương diện cá nhân họ không thể nhớ hết được, cho nên tiến hành thảo luận nhóm là phương pháp hỗ trợ đắc lực và có hiệu quả cho phương pháp phỏng vấn.
- Phỏng vấn theo mẫu câu hỏi: Bảng câu hỏi có chứa đựng những nội dung liên quan đến số diện tích đất bị giảm, giá đền bù đất, việc sử dụng số tiền đền bù như thế nào, tại sao họ lại quyết định sử dụng như vậy, có ai tư vấn cho hộ nên sử dụng như thế nào hay không? sự thay đổi ngành nghề kiếm sống ra sao sau khi quỹ đất giảm, các biện pháp giải quyết việc làm đã giúp gì cho họ, cịn tồn tại những bất cập gỡ,.... [PGS.TS Trần Thị Minh Châu, 2007].
- Thông qua phỏng vấn nhà lãnh đạo: phỏng vấn một số cán bộ chủ chốt của địa phương cũng như một số chuyên gia, chuyên khảo về vấn đề nghiên cứu... [Minh Triết, 2007].
*Ở cấp cộng đồng
Đặc trưng của cấp này là các thơng tin thu được thường mang tính chất kiểm nghiệm và kiểm chứng, tức thông tin này nhằm mục đích đối chứng với các thơng tin thu được ở cấp hộ có chính xác hay khơng?. Để thu thập thơng tin ở cấp cộng đồng chúng tơi dùng phương pháp phỏng vấn khơng chính thức và PRA. Tuy nhiên, phỏng vấn khơng chính thức được chúng tơi tiến hành nhiều hơn cả, hình thức rất phong phú. Người phỏng vấn có thể là: cán bộ đương chức hoặc đã nghỉ hưu ở địa phương, thanh niên làm nghề tại địa phương hoặc đi làm nghề nơi khác, các cụ già, các cô, bác nông dân...tất cả nhằm làm tăng thêm sự phong phú về số liệu cũng như tính hẫp dẫn cho đề tài [Tạ Dũng Tiến, 2003]..
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.1.2.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu, nghiên cứu có liên quan và được tiến hành bởi các trung tâm nghiên cứu, các cơ quan chính phủ, những thơng tin, báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội của thị xã Từ Sơn, các chính sách và tình hình giải phóng mặt bằng của các dự án đầu tư trong thị xã và khu cơng nghiệp - đơ thị. Thơng tin có qua sách báo tham khảo của các tác giả trong và ngồi nước và các cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực tiêu dùng, việc làm và thu nhập của các hộ nông dân...
- Số liệu thứ cấp chúng tôi thu thập những số liệu phản ánh tình hình: chuyển đổi đất nông nghiệp ở Việt Nam sang xây dựng các KCN (khu vực, diện tích đất chuyển đổi...). Những số liệu khái quát tình hình phát triển của các KCN trong cả nước. Thơng tin có qua sách báo tham khảo của các tác giả trong và ngồi nước và các cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực tiêu dùng, việc làm và thu nhập của các hộ nông dân... Đây là những số liệu có tính chất khái qt, nhưng góp phần giúp người nghiên cứu bước đầu hình dung được tình hình giải quyết những vấn đề mà đề tài nghiên cứu đang diễn ra như thế nào ở địa phương?
- Chúng tôi thu thập số liệu phác họa điều kiện tự nhiên (Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu,...), điều kiện kinh tế xã hội (diện tích đất đai, số lượng lao động,...). Những số liệu này được lấy từ báo cáo tổng kết hàng năm của Đảng ủy, HĐND UBND, xã, phường, báo cáo tình hình việc làm, các ngành nghề đang có xu hướng phát triển, đóng góp vào thu nhập của nông hộ cũng như vào sự phát triển của địa phương trong giai đoạn 2000- 2011, mà các phòng ban liên quan trực thuộc UBND thị xã cung cấp. Đây là những số liệu phản ánh tình hình kinh tế xã hội, xu hướng phát triển và các thuận lợi khó khăn trong khâu giải quyết việc làm của địa phương.