Giải pháp chung cho các hộ mất đất a Nâng cao trình độ của nông hộ

Một phần của tài liệu Sử dụng hợp lý tiền đền bù giải phóng mặt bằng của người nông dân tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 85 - 88)

II. Sửdụng khơng đúng mục đích 27,13 41,37 28,13 35,84 68,87 80,

4.2.2.Giải pháp chung cho các hộ mất đất a Nâng cao trình độ của nông hộ

a. Nâng cao trình độ của nơng hộ

Thực tế cho thấy, tuổi của chủ hộ tương đối cao, trình độ của chủ hộ cũng như các lao động trong nơng hộ cịn thấp, ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng và kết quả sản xuất kinh doanh của hộ. Chính vì vậy, việc đầu tiên cần làm là nâng cao trình độ của hộ, giúp hộ thay đối cách tư duy, cách nghĩ cho phù hợp với thời cuộc và thực tế đang diễn ra tại địa phương và đang ảnh hưởng trực tiếp đến nông hộ. Muốn làm được như vậy đề tài đề xuất một số hướng giải quyết như sau:

* Hộ phải tự trau dồi thông tin, kiến thức

Trên quan điểm: “trong khi chờ người khác cứu phải tự cứu lấy mình trước”. Chính vì vậy, hộ cần tích cực học hỏi, trau dồi những kiến thức mới để chuyển đổi nghề nghiệp về ngành nghề của mình đã, đang và sẽ đầu tư. Việc trau dồi kiến thức sẽ giúp hộ có cái nhìn tốt hơn cả về cơ hội phát triển và rủi ro của các ngành nghề mình sẽ tham gia đầu tư. Từ đó sẽ có những sự chuẩn bị tốt cho cuộc sống sau khi mất đất. Đặc biệt việc trau dồi kiến thức sẽ giúp cho hộ hiểu được mình nên sử dụng tiền đền bù như thế nào cho hợp lý, tránh tình trạng sử dụng khơng đúng mục đích và giúp cho hộ có thể đối mặt với rủi ro tốt hơn khi chúng xảy ra.

Tích cực trau dồi kiến thức, giúp cho lao động của hộ nhìn nhận tốt hơn về sản xuất kinh doanh của hộ. Đặc biệt, đối với những lao động đi làm thuê cho doanh nghiệp, việc làm này sẽ giúp họ nhìn nhận đúng đắn hơn các vấn đề của doanh nghiệp và các vấn đề liên quan đến quyền lợi của họ khi tham gia làm cho doanh nghiệp.

* Mời các chuyên gia kinh tế và những người thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà Nước về nói chuyện cùng nông dân tại các địa phương bị thu hồi đất với những nội dung như:

+ Giúp hộ hiểu và thấy rõ được những điểm mạnh và điểm yếu của hộ, giúp hộ thấy được những cơ hội và thách thức mà hộ sẽ phải đối mặt trong xu thế phát triển tại địa phương. Từ đó hộ sẽ có được cái nhìn tổng quát và khách quan hơn, thấy được những khó khăn và những nguy cơ mà hộ sẽ gặp phải, như vậy mỗi người nông dân sẽ tự ý thức được rằng mình cần phải có những định hướng khác trước đây trong phát triển kinh tế hộ.

hậu quả mà hộ gặp phải nếu tiêu dùng khơng hợp lý tiền đền bù. Để hộ có ý thức hơn trong việc cân nhắc sử dụng tiền đền bù như thế nào cho phù hợp với điều kiện của gia đình mình.

+ Chỉ ra được những ngành nghề, dịch vụ có triển vọng phát triển tại địa phương. Phân tích giúp hộ thấy được những nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế của địa phương, những lợi thế mà địa phương đang có và xu thế phát triển, để hộ có định hướng đầu tư, lựa chọn những ngành nghề phù hợp với năng lực của hộ.

+ Thơng qua những chính sách phát triển kinh tế của địa phương trong ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể hố các chính sách trong phát triển kinh tế và sự hỗ trợ của Nhà nước đối với địa phương để hộ nắm vững và yên tâm đầu tư cho sản xuất kinh doanh, chuyển đổi nghề nghiệp. Như các chính sách trong phát triển trồng trọt, chăn ni, phát triển công nghiệp – tiểu thu công nghiệp – làng nghề và dịch vụ.

+ Tư vấn giúp hộ giải quyết những băn khoăn và vướng mắc xoay quanh vấn đề sử dụng tiền đền bù và sinh kế của hộ.

Những buổi nói chuyện như vậy nên tổ chức trước khi thu hồi đất để hộ có được những định hướng đúng đắn trong việc sử dụng tiền đền bù đầu tư cho sản xuất kinh doanh, chuyển đổi nghề nghiệp. Sau khi thu hồi đất vẫn tiếp tục tổ chức định kỳ để cập nhật thông tin cho nông hộ và đánh giá về sự phát triển của các ngành nghề, chỉ ra những mặt tốt để phát huy và những điểm yếu cần khắc phục. Cung cấp cho nơng hộ những ngành nghề mới có triển vọng phát triển.

* Chuyển giao công nghệ và học hỏi kinh nghiệm:

+ Tổ chức cho nông hộ đi thăm quan, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi từ những mơ hình làm kinh tế giỏi: tổ chức thăm quan học tập đúc rút kinh nghiệm và mở rộng ứng dụng các mơ hình sản xuất có hiệu quả; trên cơ sở các mơ hình trình diễn tổ chức cho cán bộ lãnh đạo xã, thôn, hợp tác xã, hộ nông dân tham quan học tập, hội thảo rút kinh nghiệm để mở rộng áp dụng (đó là mơ hình về chuyển dịch đồng trũng; về chuyển đổi cơ cấu cây trồng; mơ hình phát triển chăn ni tập trung ngồi khu vực dân cư; mơ hình trồng rau an tồn, hoa cao cấp đạt hiệu quả kinh tế cao; mơ hình phát triển sản xuất cây vụ đông, các làng nghề và dịch vụ đang phát triển tại khu vực nông thôn,...)

những nông dân của địa phương với nông dân những vùng đã bị thu hồi đất. Để nơng hộ có cơ hội mắt thấy tai nghe, thấy được cả những hộ giầu lên và cả những hộ nghèo đi sau khi bị thu hồi đất và đã sử dụng hết tiền đền bù. Từ đó hộ sẽ có định hướng đúng đắn trong sử dụng tiền đền bù và phát triển kinh tế của gia đình.

+ Mời những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đến trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm làm giầu sau khi đã bị thu hồi đất.

+ Xây dựng các mơ hình điểm tại địa phương để các nông hộ khác làm theo:

 Tăng cường tập huấn hướng dẫn kỹ thuật và bồi dưỡng kiến thức quản lý,

thông tin thị trường cho cán bộ cơ sở và nông dân nhằm nâng cao nhận thức, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ mới vào sản xuất nhất là công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất, thu nhập và hiệu quả sản xuất.

 Củng cố và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ khuyến

nơng cơ sở, có chính sách khuyến khích để nâng cao hoạt động dịch vụ của Ban quản lý HTX, thành lập các HTX chun ngành như: HTX chăn ni bị sữa; HTX rau sạch; rau an toàn. Từ đó khuyến khích hộ tích cực đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập sau mất đất.

+ Đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động địa phương: tập trung đào tạo nghề và hướng nghiệp cho đội ngũ lao động từ 18 - 25 tuổi, cung cấp lao động cho các làng nghề và các khu công nghiệp. Trong tương lai trên địa bàn thành phố có nhiều ngành nghề có xu hướng phát triển mạnh như ngành may, mộc, điện nước, gò hàn, sửa chữa ôtô, xe máy, lái xe,...cần tập trung hướng đào tạo cho lao động vào các ngành nghề này. Từ đó tăng số tiền đền bù của nơng hộ vào việc học nghề và có thể đầu tư mở cơ sở sản xuất kinh doanh ngay sau khi học xong.

Bên cạnh đó cần tích cực tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo ra một cao trào đầu tư phát triển kinh tế từ quỹ tiền đền bù của nông hộ, tặng sách hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sách hướng dẫn kỹ thuật các nghề tiểu thủ cơng nghiệp,... Góp phần thay đổi nhận thức của hộ, sự nhận thức đúng đắn của hộ về xu thế phát triển của địa phương, về mục đích ý nghĩa của tiền đền bù, về cơ hội và nguy cơ mà hộ sẽ đối mặt sẽ giúp hộ có định hướng đúng đắn trong việc sử dụng tiền đền bù.

Một phần của tài liệu Sử dụng hợp lý tiền đền bù giải phóng mặt bằng của người nông dân tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 85 - 88)