Giải pháp cụ thể cho từng nhóm hộ

Một phần của tài liệu Sử dụng hợp lý tiền đền bù giải phóng mặt bằng của người nông dân tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 90 - 92)

II. Sửdụng khơng đúng mục đích 27,13 41,37 28,13 35,84 68,87 80,

4.2.3.Giải pháp cụ thể cho từng nhóm hộ

b. Lập kế hoạch sửdụng tiền đền bù trong nông hộ

4.2.3.Giải pháp cụ thể cho từng nhóm hộ

4.2.3.1. Giải pháp cho nhóm hộ mất nhiều đất nơng nghiệp

Đối với nhóm hộ này, do đất nơng nghiệp khơng cịn hoặc cịn rất ít nên bắt buộc hộ phải chuyển đổi nghề nghiệp. Ngoài việc thực hiện các giải pháp trên hộ

cần làm tốt những việc sau:

- Đầu tư cho những lao động trẻ học nghề và nâng cao trình độ để vào làm việc tại các KCN, hoặc sau khi học xong có thể tự mở cở sở để sản xuất kinh doanh bằng số tiền đền bù nhận được.

- Đối với các lao động lớn tuổi (trên 35 tuổi) và những lao động trẻ nhưng khơng có trình độ, hộ cần tìm kiếm các ngành nghề phù hợp để đầu tư phát triển sản xuất giải quyết việc làm cho những lao động này, như: phát triển chăn nuôi, trồng cây cảnh, dịch vụ vận tải, làm mây tre đan, gốm sứ, xây dựng nhà trọ cho công nhân, đầu tư kinh doanh dịch vụ tạp hoá, ăn uống,… trên đất dịch vụ được cấp hoặc nếu hộ có đất mặt đường thuận lợi, làm gia công giấy, giầy dép,…

- Các hộ nên kết hợp góp vốn kinh doanh nếu lĩnh vực đầu tư cần nhiều vốn. Ví dụ tại phường Đồng Kỵ, nếu muốn mở xưởng thủ công mỹ nghệ nhỏ cũng phải mất tới 500 – 900 triệu đồng, nếu một hộ đầu tư sẽ không đủ cần kết hợp và huy động thêm vốn từ các hộ khác.

- Nếu hộ chưa tìm được nghề nghiệp để chuyển đổi thì nên gửi tiền vào ngân hàng hoặc cho người khác vay để đợi cơ hội. Tránh tình trạng sử dụng khơng đúng mục đích, đến khi cần đầu tư thì số tiền đền bù khơng cịn hoặc cịn khơng đủ đầu tư.

Hộ cần tìm hướng cho phát triển kinh tế phù hợp với nguồn lực của hộ, với những gợi ý trên nếu hộ làm tốt sẽ giúp hộ sử dụng tốt khoản tiền đền bù cho chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao thu nhập cho hộ sau mất đất.

4.2.3.2. Giải pháp cho nhóm hộ mất ít đất nơng nghiệp

Nếu xét về lợi thế, thì nhóm hộ mất ít đất có lợi thế hơn rất nhiều so với nhóm hộ mất nhiều. Vì nhóm hộ mất nhiều đất phải chuyển đổi nghề nghiệp hồn tồn trong khi đang là người nơng dân thuần tuý chỉ quen với đồng ruộng, và nếu không chuyển đổi nhanh thì hộ sẽ khơng có nguồn thu nhập nào. Với nhóm hộ mất ít đất, hộ vẫn cịn tương đối nhiều đất nơng nghiệp (vì hộ chỉ mất dưới 50% diện tích đất nơng nghiệp hiện có) để tiếp tục sản xuất, trong khi hộ vẫn có cơ hội để chuyển đổi nghề nghiệp dần dần bằng khoản tiền đền bù nhận được. Từ lợi thế này, nhóm hộ mất ít cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

- Đầu tư phát triển trồng trọt trên diện tích cịn lại theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng hệ số sử dụng đất, và tập trung vào những cây trồng có giá trị kinh tế cao.

- Đầu tư phát triển mạnh mẽ chăn nuôi theo hướng trang trại.

- Với những lao động trẻ của hộ cần năng động tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp, có thể học nghề mới hoặc vào làm việc tại KCN.

Như vậy, với những lao động lớn tuổi của nhóm hộ mất ít đất tập trung phát triển trồng trọt và chăn nuôi, những lao động trẻ tìm kiếm cơ hội kinh doanh, học nghề mới hoặc vào làm việc tại KCN.

4.3. Kiến nghị

Trên cơ sở phản ánh thực trạng hoạt động sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình bị thu hồi đất và các yếu tố tác động đến hiệu quả của hoạt động này thì nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể cho người dân trước khi tiến hành trưng thu đất, đó là những biện pháp cả về trước mắt và lâu dài cho các hộ gia đình chứ khơng phải chỉ là những số tiền đền bù để mặc các hộ gia đình tự quyết định lấy.

Một phần của tài liệu Sử dụng hợp lý tiền đền bù giải phóng mặt bằng của người nông dân tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 90 - 92)