Đầu tư cho sản xuất kinh doanh từ quỹ tiền đền bù của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Sử dụng hợp lý tiền đền bù giải phóng mặt bằng của người nông dân tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 70 - 76)

II. Sửdụng khơng đúng mục đích 27,13 41,37 28,13 35,84 68,87 80,

3.2.4.Đầu tư cho sản xuất kinh doanh từ quỹ tiền đền bù của nhóm hộ điều tra

3.2.4.1. Tình hình sử dụng tiền đền bù cho sản xuất kinh doanh của các nơng hộ phân theo xã

Phân tích tình hình việc sử dụng tiền đền bù của hộ vào sản xuất kinh doanh nhằm làm rõ ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế tại địa phương tới phương hướng sản xuất kinh doanh của hộ, trên cơ sở này giúp đề tài đưa ra định hướng giải pháp giúp các nông hộ tăng số tiền sử dụng đúng mục đích trong tổng số tiền đền bù nhận được, có những định hướng về ngành nghề đầu tư cho nơng hộ. Tình hình đầu tư của nơng hộ cho sản xuất kinh doanh tại các xã được thể hiện qua bảng 3.13.

Cơ cấu tiền đền bù đầu tư cho dịch vụ, CN&TTCN và đầu tư cho nông nghiệp của các nơng hộ tại các xã khác nhau có sự khác nhau rõ rệt:

Phường Đồng Nguyên: số tiền đền bù bình quân hộ đầu tư cho dịch vụ chiếm tỷ lệ cao, tới 28,51 triệu đồng chiếm 74,15% số tiền sử dụng đúng mục đích của hộ, số tiền đầu tư cho CN&TTCN bình quân hộ chiếm tỷ lệ không đáng kể, có 4,19 triệu đồng, chiếm 10,9% tổng số tiền sử dụng đúng mục đích của hộ, số tiến đầu tư cho nông nghiệp bình quân hộ chiếm tương đối, 5,75 triệu đồng tương đương với 14,95% số tiền sử dụng đúng mục đích của hộ. Như vậy, cơ cấu đầu tư tiền đền bù nhận được vào các ngành kinh tế của các nông hộ tại Đồng Nguyên cao nhất là đầu tư cho Dịch vụ chiếm 74,15% tiếp đến là đầu tư cho nông nghiệp chiếm 14, 95% và thấp nhất là ngành CN&TTCN chỉ chiếm 10,9%.

Phường Đồng Kỵ: Số tiền đầu tư cho dịch vụ bình quân hộ là 17,36 triệu đồng chiếm 11,65% số tiền sử dụng đúng mục đích của hộ, số tiền đầu tư cho CN&TTCN là 31,82 triệu đồng/hộ chiếm 63,19% và số tiền đầu tư cho nông nghiệp là 1,18 triệu đồng/hộ chiếm 2,34% số tiền sử dụng đúng mục đích của hộ. Như vậy, cơ cấu đầu tư vào các ngành dịch vụ, CN&TTCN và Nông nghiệp của các nông hộ tại phường Đồng Kỵ lần lượt là 34,47%; 63,19% và 2,34%. Các nông hộ chủ yếu đầu tư vào ngành nghề truyền thống và dịch vụ kèm theo, đầu tư cho nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, chỉ có 2,34% số tiền sử dụng đúng mục đích.

nhiều 2 xã cịn lại, trong khi đó cơ cấu sử dụng tiền đền bù vào sản xuất kinh doanh của các nông hộ cho dịch vụ chiếm tỷ lệ cao, và cơ cấu số tiền của hộ đầu tư vào nông nghiệp cao hơn Đồng Nguyên và Đồng Kỵ. Số tiền đầu tư cho dịch vụ là 11,65 triệu đồng/hộ, chiếm 69,2%; cơ cấu số tiền đầu tư cho CN&TTCN là 10,48% tương ứng với 1,76 triệu đồng/hộ; đầu tư cho nông nghiệp chiếm 20.32% tương ứng với 3,42 triệu đồng/hộ.

Khi so sánh về số tuyệt đối để đánh giá mực độ đầu tư của hộ cho các ngành nghề thì: Đồng Ngun có số tiền đầu tư cho dịch vụ là 28,51 triệu đồng/hộ và đầu tư cho nông nghiệp là 5,75 triệu đồng/hộ, cao hơn nhiều so với Đồng Kỵ và Tam Sơn (Số tiền đầu tư cho dịch vụ của Đồng Kỵ là 17,36 triệu đồng/hộ, Tam Sơn là 11,65 triệu đồng/hộ; Số tiền đầu tư cho Nơng nghiệp của Đồng Kỵ chỉ có1,18 triệu đồng/hộ, Tam Sơn là 3,42 triệu đồng/hộ). Số tiền đầu tư cho nơng nghiệp bình qn hộ của Đồng Nguyên cao hơn cả xã Tam Sơn – một xã nông nghiệp, do Đồng Nguyên là vùng sản xuất nơng nghiệp mang tính chất hàng hố cao, chủ yếu là các sản phẩm nơng nghiệp địi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao như giống rau mầu, hoa, cây cảnh nên địi hỏi nhiều chi phí hơn. Phường Đồng Kỵ đứng đầu 3 xã về số tiền đền bù bình quân hộ sử dụng cho CN,TTCN tới 31,82 triệu đồng/hộ, trong khi đó Đồng Nguyên là 4,19 triệu đồng/hộ và Tam Sơn là 1,76 triệu đồng/hộ.

Tình hình đầu tư cho ngành dịch vụ của các nơng hộ tại các xã:

Nơng hộ Đồng Ngun có số tiền đền bù bình quân hộ đầu tư cho dịch vụ cao nhất, trong đó các dịch vụ được đầu tư nhiều nhất là hàng ăn, tạp hoá, VLXD, đồ điện nước, dịch vụ vận tải,... chiếm tới 43,95% số tiền đầu tư cho dịch vụ của hộ, tiếp đến là đầu tư cho dịch vụ nhà trọ, nhà nghỉ chiếm 30,34% và dịch vụ cho vay lấy lãi chiếm 24,03%, chủ yếu là cho các hộ khác hoặc người thân, bạn bè vay để kinh doanh, một phần gửi tiết kiệm.

Nông hộ phường Đồng Kỵ đầu tư chủ yếu vào dịch vụ vận tải, chiếm tới 53,17% số tiền đầu tư vào dịch vụ của hộ, việc cho vay lấy lãi chiếm vị trí thứ 2 sau dịch vụ vận tải, do đây là vùng làng nghề nên nhu cầu về vốn của các hộ là rất lớn, khi có tiền đền bù nhiều hộ cho vay tự do trong khu vực dân cư, một số ít gửi tiết kiệm vì một mặt do họ hàng, người thân, người làng xin vay nên rủi ro thấp hơn, mặt khác tiền lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm tại ngân hàng.

Chi tiết tình hình sử dụng tiền đền bù đầu tư cho SXKD chuyển đổi nghề nghiệp của nhóm hộ điều tra phân theo xã được tính bình qn cho nhóm hộ điều tra thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.13. Tình hình sử dụng tiền đền bù đầu tƣ cho SXKD chuyển đổi nghề nghiệp của nhóm hộ điều tra phân theo xã

(Tính bình qn cho 1 hộ)

Diễn giải

Đồng Nguyên Đồng Kỵ Tam Sơn

SL (Tr.đ) CC (%) SL (Tr.đ) CC (%) SL (Tr.đ) CC (%) Tổng số tiền sử dụng đúng mục đích 38,45 100,00 50,36 100,00 16,83 100,00 I. Đầu tƣ cho Dịch vụ 28,51 74,15 17,36 34,47 11,65 69,20 1. Kinh doanh dịch vụ

(dịch vụ vận tải, hàng ăn, tạp hoá, VLXD, đồ điện nước,…)

12,53 43,95 9,23 53,17 0,86 7,38

2. Xây nhà trọ cho thuê 8,65 30,34 1,02 5,876 3,05 26,18

3. Cho vay lấy lãi (gửi tiết kiệm,

cho vay tự do) 6,85 24,03 6,42 36,98 7,66 65,77

4. Đầu tư khác 0,48 1,68 0,69 3,975 0,08 0,67

II. Đầu tƣ cho CN, TTCN 4,19 10,90 31,82 63,19 1,76 10,48

1. Đầu tư phát triển nghề

truyền thống, nghề phụ… 0,37 8,83 23,54 73,98 1,37 77,42

2. Đầu tư cho việc học nghề 3,82 91,17 6,85 21,53 0,40 22,58

3. Đầu tư khác 0 0,00 1,43 4,49 0 0

III. Đầu tƣ cho NN 5,75 14,95 1,18 2,34 3,42 20,32

1. Đầu tư cho phát triển chăn nuôi 0,44 7,65 0,67 56,78 2,21 64,62

2. Đầu tư cho phát triển trồng trọt 1,23 21,39 0,51 43,22 0,69 20,18

3. Đầu tư khác (dịch vụ nông nghiệp,

thuỷ sản, mua đất NN tiếp tục SX…) 4,08 70,96 0 0 0,52 15,2

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Nông hộ xã Tam Sơn có lựa chọn tương đối khác so với Đồng Nguyên và Đồng Kỵ, chủ yếu số tiền đầu tư cho dịch vụ của hộ là cho vay lấy lãi, chiếm

65,57% và đa số gửi tiết kiệm tại Ngân hàng, một số ít cho vay tự do. Tam Sơn là xã nông nghiệp, các ngành nghề dịch vụ chưa phát triển, nhu cầu về vốn trong khu vực dân cư cũng hạn chế, mặt khác do các hộ kém năng động và lé tránh rủi ro nên chủ yếu các hộ lựa chọn giải pháp gửi tiết kiệm tại Ngân hàng. Khi KCN đi vào hoạt động thì nhiều hộ đã rút tiền gửi Ngân hàng hoặc vay thêm của người thân để xây dựng nhà trọ cho công nhân, việc xây dựng nhà trọ cho công nhân chiếm 26,18% số tiền đầu tư cho dịch vụ bình quân hộ. Dịch vụ nhà trọ cho thuê là một lợi thế của Tam Sơn vì nhìn chung các hộ đều có diện tích đất thổ cư tương đối rộng, có khả năng xây nhiều phòng trọ trên đất thổ cư của gia đình, trong khi đó Đồng Nguyên và Đồng Kỵ đất trật người đông, việc tách hộ tại 2 xã này còn gặp rất nhiều khó khăn do giá đất đắt đỏ. Ngồi ra, khi có nhiều cơng nhân th trọ thì dịch vụ tạp hóa, ăn uống,... cũng dần phát triển, một số hộ đó nhanh nhạy đầu tư mở các cửa hàng tạp hoá, ăn uống,... đáp ứng nhu cầu công nhân và nhân dân trong thôn, xã. Tuy nhiên, số tiền đầu tư vào các dịch vụ này mới phát triển tại các khu vực bị thu hồi đất nên số tiền đầu tư không đáng kể, chỉ chiếm 7,38% số tiền đầu tư cho dịch vụ bình quân hộ, tương ứng với 0,86 triệu đồng/hộ.

Tình hình đầu tư cho ngành CN, TTCN & XD của các nông hộ tại các xã:

Việc đầu tư từ quỹ tiền đền bù của hộ cho ngành nghề truyền thống và nghề phụ tại Đồng Kỵ chiếm tỷ lệ cao, tới 73,98% số tiền đầu tư cho CN, TTCN & XD của hộ, tương đương với 23,54 triệu đồng/hộ, các hộ chủ yếu đầu tư vào phát triển nghề mộc truyền thống. Tỷ lệ đầu tư này của các nông hộ xã Tam Sơn cũng chiếm tới 77,42% nhưng số tiền khơng đáng kể, bình qn chỉ có 1,37 triệu đồng/hộ, được đầu tư vào các nghề như làm đậu, sửa chữa xe máy, làm than tổ ong, đồ chuyên dùng cho xây dựng (máy trộn bê tông, đầm nền, đầm rùi,...),. Trong khi đó, tỷ lệ đầu tư này của Đồng Nguyên chỉ chiếm 8,83% tương ứng với 0,37 triệu đồng/hộ.

Đầu tư cho học nghề mới tại các nông hộ chủ yếu là cho những lao động trẻ của hộ. Về số tuyệt đối, Đồng Kỵ là xã có số tiền đền bù bình qn hộ đầu tư cho học nghề mới nhiều nhất, bình quân mỗi hộ đầu tư 6,85 triệu đồng, tiếp đến là Đồng Nguyên với 3,82 triệu đồng/hộ và Tam Sơn chỉ có 0.4 triệu đồng/hộ. Các nghề được theo học chủ yếu là nghề làm mộc, nghề cơ khí, học may, lái xe,... một số hộ đầu tư cho con em mình đi học ngoại ngữ để dễ xin việc vào các khu công nghiệp. Sở dĩ

các nghề này được hộ chọn là do trên địa bàn có nhiều doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ, các doanh nghiệp cơ khí trong cụm công nghiệp làng nghề Đồng Kỵ, các cơng ty may xuất khẩu.

Tình hình đầu tư cho ngành nơng nghiệp của các nơng hộ tại các xã:

Số tiền đầu tư cho nông nghiệp tại các nông hộ chiếm tỷ lệ không đáng kể so với tổng số tiền đền bù hộ nhận được. Số tiền đầu tư cho nông nghiệp nhiều nhất là các hộ của xã Tam Sơn, bình quân 3,42 triệu đồng/hộ, các hộ chủ yếu đầu tư vào phát triển chăn nuôi lợn, một số hộ đã xây dựng trang trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, số hộ chăn nuôi quy mơ 5 - 20 con/lứa có xu hướng tăng, một phần do mất đất nông nghiệp nên các hộ đầu tư vào chăn nuôi, một phần là do các hộ đã tận dụng được thức ăn thừa của công nhân tại các công ty trong khu công nghiệp và trong khu nhà trọ nên tiết kiệm được nhiều chi phí cho chăn ni. Tại Đồng Nguyên các nông hộ chủ yếu đầu tư cho trồng trọt, phát triển cây rau màu và hoa, cây cảnh, nhiều hộ cũng muốn phát triển chăn ni nhưng do diện tích đất vườn và đất thổ cư nhỏ, khơng đủ cho xây dựng chuồng trại chăn nuôi.

Như vậy, qua phân tích trên ta thấy phương hướng sản xuất kinh doanh và số tiền sử dụng đúng mục đích của hộ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện phát triển kinh tế hiện tại của địa phương. Tại vùng dịch vụ phát triển thì các hộ đầu tư nhiều vào dịch vụ, vùng có ngành nghề phát triển thì các hộ đầu tư vào phát triển ngành nghề, tại xã thuần nông số tiền sử dụng đúng mục đích của hộ thấp và gần như các hộ chưa có định hướng phát triển theo hướng nào, mọi đầu tư của hộ mang tính chất nhỏ lẻ, thăm dị. Qua đây ta cũng thấy một đặc điểm nổi bật của nông hộ là việc lé tránh rủi ro, khơng ưa thích mạo hiểm và kém năng động, nông hộ chỉ làm theo và đầu tư vào những ngành nghề đã được người khác làm và cho hiệu quả kinh tế. Nắm bắt tốt thực tế này sẽ giúp các địa phương giải quyết tốt việc chuyển đổi nghề nghiệp cho nông hộ tuỳ theo điều kiện của từng địa phương, từ đó sẽ nâng cao được tỷ lệ tiền đền bù sử dụng đúng mục đích.

3.2.4.2. Tình hình sử dụng tiền đền bù cho sản xuất kinh doanh của các nông hộ phân theo nhóm hộ

Qua bảng 3.14 cho thấy sự khác nhau trong hướng sản xuất kinh doanh của hai nhóm hộ. Nhóm 1 do mất trên 50% diện tích đất nơng nghiệp, có nhiều hộ mất 100% diện tích nên các hộ có xu hướng đầu tư chủ yếu vào dịch vụ và CN, TTCN&XD, số tiền đầu tư vào các lĩnh vực này của hộ chiếm tới 95,5% số tiền sử dụng đúng mục đích, số tiền đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm 4,45% tương ứng với 2,43 triệu đồng/hộ. Trong khi đó, nhóm 2 do diện tích đất nơng nghiệp bị mất ít nên số tiền đầu tư cho nông nghiệp cao gần gấp 2 lần nhóm 1, tới 4,47 triệu đồng/hộ tương đương với 27,9% số tiền sử dụng đúng mục đích của hộ.

Một lý do khác khiến các hộ nhóm 2 đầu tư ít hơn vào phát triển ngành nghề dịch vụ, theo tìm hiểu thực tế các hộ phản ánh: Với số tiền ít ỏi nhận được khơng đủ để đầu tư cho ngành nghề và dịch vụ, chỉ có một số hộ vay thêm vốn mới đầu tư được. Như vậy, nếu giá tiền đền bù cao thì kể cả những hộ mất ít đất nơng nghiệp sẽ nhận được số tiền tương đối lớn và hộ cũng sẽ tham gia đầu tư vào phát triển ngành nghề dịch vụ. Theo tiến trình phát triển và mở rộng của các khu cơng nghiệp thì trong tương lai nhiều hộ này cũng sẽ mất hết số đất cịn lại, khi đó nếu hộ đã xây dựng được một ngành nghề, dịch vụ cho gia đình từ trước thì hộ sẽ dựng số tiền đền bù này vào đầu tư phát triển ngành nghề, dịch vụ đó và sẽ giảm thiểu tối đa số tiền đền bù sử dụng khơng đúng mục đích của hộ.

Chi tiết tình hình sử dụng tiền đền bù đầu tư cho SXKD chuyển đổi nghề nghiệp phân theo nhóm hộ điều tra được tính bình qn cho một hộ điều tra thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.14. Tình hình sử dụng tiền đền bù đầu tƣ cho SXKD chuyển đổi nghề nghiệp phân theo nhóm hộ

(Tính bình qn cho một hộ điều tra)

Diễn giải Nhóm 1 Nhóm 2 SL (Tr.đ) CC (%) SL (Tr.đ) CC (%) Tổng số tiền sử dụng đúng mục đích 54,40 100,00 16,03 100,00 I. Đầu tƣ cho Dịch vụ 31,63 58,15 6,72 41,89 1. Kinh doanh dịch vụ

(Vận tải,hàng ăn, tạp hoá, VLXD,… 11,73 37,09 3,35 49,88

2. Xây nhà trọ cho thuê 6,88 21,75 1,60 23,82

3. Cho vay lấy lãi (gửi tiết kiệm+cho vay tự do) 12,39 39,16 1,57 23,37

4. Đầu tư khác 0,64 2,01 0,20 2,93

II. Đầu tƣ cho CN, TTCN 20,34 37,39 4,84 30,20

1. Đầu tư phát triển nghề

truyền thống, nghề phụ… 14,85 73,01 2,00 41,31 2. Đầu tư cho việc học nghề 5,12 25,17 2,26 46,65

3. Đầu tư khác 0,37 1,819 0,58 12,04

III. Đầu tƣ cho NN 2,43 4,46 4,47 27,91

1. Đầu tư cho chăn nuôi 1,38 56,91 0,83 18,62

2. Đầu tư cho phát triển trồng trọt 0,23 9,48 1,39 31,06 3. Đầu tư khác(dịch vụ nông nghiệp, thuỷ sản,

mua đất NN tiếp tục SX…) 0,82 33,61 2,25 50,32

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Một phần của tài liệu Sử dụng hợp lý tiền đền bù giải phóng mặt bằng của người nông dân tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 70 - 76)