Cơ sở pháp lý thực hiện nghiệp vụ ngoại hối phái sinh

Một phần của tài liệu mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 65 - 69)

Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Các giao dịch kỳ hạn đầu tiên được thực hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc với các ngân hàng thương mại khác được phép của Ngân hàng Nhà nước. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, trước ngày 28/4/2004, tỷ giá kỳ hạn được xác định bằng cách lấy tỷ giá giao ngay cộng với một biên độ giao động tùy theo kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn. Như vậy, cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo thông lệ quốc tế và của Việt Nam là hoàn toàn khác biệt. Điều này có thể dẫn đến sự khác nhau rất lớn giữa hai cách tính, và một khi cách xác định tỷ giá của NHNN không còn phù hợp với những diễn biến thị trường thì điều này sẽ làm nản lòng cá chủ thể tham gia loại nghiệp vụ này trên thị trường ngoại hối. Hơn nữa, thời hạn tối đa theo quy định lúc đó của NHNN đối với loại hợp đồng này chỉ là 6 tháng, không đáp ứng được nhu cầu về thời hạn trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối. Chính vì vậy, ngày 28/5/2004, Thống đốc NHNN đã ra quyết định số 648/2004. Theo đó, các NHTM được phép tự xác định tỷ giá kỳ hạn trên cơ sở chênh lệch lãi suất giữa USD và

VND, kỳ hạn của hợp đồng Forward cũng được nâng lên từ 3 ngày cho tới 365 ngày. Hai mức lãi suất được sử dụng để tính tỷ giá kỳ hạn là lãi suất cơ bản của VND (tính theo năm) do NHNN công bố. Có thể khẳng định rằng, quyết định này là tiền đề pháp lý quan trọng cho sự phát triển thịtrường ngoại hối Việt Nam nói chung và giao dịch ngoại hối kỳ hạn nói riêng.

Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định số 430/QĐ- NHNN13 ngày 24/12/1997 và sau này là quyết định số 893/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 của Thống đốc NHNN. Tuy nhiên, đây chỉ là những giao dịch hoán đổi thuận chiều giữa NHNN và NHTM. Giao dịch hoán đổi này chỉ được sử dụng trong trường hợp các NHTM dư thừa ngoại tệ, khan hiếm VND. Nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro do có biến động lãi suất và tỷ giá trên thị trường, NHNN có quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN ban hành quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất giữa các ngân hàng. Trong đó, các ngân hàng thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất tiền tệ chéo nhằm phòng ngừa rủi ro cho khách hàng phải có đủ điều kiện: vốn tự có từ 1000 tỷ đồng hoặc giá trị tương đương trở lên; đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh theo quy định của NHNN, đồng thời NHTM này phải được phép của NHNN cho phép hoạt động ngoại hối và phải thực hiện cac quy định về quản lý ngoại hối liên quan đến việc trao đổi vốn gốc.

Giao dch quyn chn gia ngoi t vi ngoi t, trong giai đoạn thí điểm, các NHTM muốn thực hiện quyền chọn ngoại tệ phải là ngân hàng đã được phép kinh doanh ngoại hối, vốn tự có tối thiểu là 200 tỷ VND, kinh doanh ngoại tệ có lãi trong ít nhất 5 năm gần nhất và doanh số mua bán ngoại tệ tối thiểu là 1 tỷ USD. Ngoài ra, NHTM phải lập ra quy trình nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ và trình cho Thống đốc NHNN chấp thuận bằng văn bản cho thực hiện thí điểm.

Đặc điểm giao dịch: Nguyên tắc chính của loại quyền chọn này là các doanh nghiệp và cá nhân được quyền đặt mua hay bán ngoại tệ thông qua một tỷ giá khác do khách hàng tự chọn, được gọi là tỷ giá thực hiện. Đặc biệt, quyền chọn ngoại tệ đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu: quyền chọn mua áp dụng cho nhà nhập khẩu, quyền chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu, trong đó:

Người mua quyền chọn là các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Người bán quyền chọn là các NHTM.

Đồng tiền giao dịch là ngoại tệ tự do chuyển đổi Kiểu quyền chọn là kiểu Mỹ hoặc Châu Âu.

Theo công văn số 135/NHNN-QLNH, Eximbank là ngân hàng đầu tiên trong cả nước thự hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ. Sau Eximbank, NHNN cũng cho phép 7 ngân hàng khác thực hiện thí điểm nghiệp vụ này, gồm có hai ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là Citibank, HSBC chi nhánh TPHCM và năm ngân hàng trong nước là BIDV, ACB, Vietcombank, ICB và Agribank. Ngày 10/11/2004, Thống đóc NHNN đã ký quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN về giao dịch hối đoái đều được quyền thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ mà không cần xin phép NHNN. Qua đó, NHNN đã chấm dứt thời gian thí điểm nghiệp vụ này. Quy định này là một sự chuyển biến lớn trong cung cách quản lý các hoạt động giao dịch ngoại hối, giúp thị trường quyền chọn nước ta ngày càng đa dạng hơn. Bên cạnh đó, quyết định này cho phép các cá nhân tham gia ngoài các TCTD, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và NHNN. Đây thực sự là một cơ hội cho các nhà đàu tư cá nhân có thêm một sân chơi mới trên thịtrường tiền tệ.

Giao dch quyn chn gia ngoi t vi VND, ngày 18/4/2005, NHNN đã có công văn số 326/NHNN-QLNH cho phép ngân hàng ACB triển khai thí

điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VND với mức tối đa giá trị hợp đồng là 10 triệu USD và mức tối thiểu là 10.000 USD (quy đổi ngoại tệ khác tương đương mức này cho quyền chọn ngoại tệ khác và VND). Tiếp theo ngân hàng ACB là ngân hàng Techcombank với giá trị hợp đồng là 100.000 USD - 8 triệu USD, và chỉ được thực hiện với quyền chọn Châu Âu. Ngân hàng BIDV được phép thí điểm từ ngày 22/8/2005 và kể từ nay không còn quy định giới hạn cho giá trị hợp đồng quyền chọn. Ngoài ra, còn có các ngân hàng như Eximbank, Gpbank cũng tham gia nghiệp vụ này. Như vậy, tính đến tháng 5/2008, đã có 7 ngân hàng được phép thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và VND.

Đặc điểm giao dịch: Cũng giống với giao dịch giữa quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ, quyền chọn ngoại tệ với VND yêu cầu các NHTM muốn thực hiện nghiệp vụ này phải có đề án chi tiết quy trình nghiệp vụ, phương án phòng ngừa rủi ro, và được NHNN chấp nhận bằng văn bản. Quy định về tỷ giá thực hiện như sau:

Đối với hợp đồng quyền chọn USD/VND: Tỷ giá này không vượt quá tỷ giá kỳ hạn USD/VND cùng thời hạn.

Đối với hợp đồng quyền chọn giữa ngoại tệ khác với VND: Tỷ giá do ngân hàng và khách hàngtự thỏa thuận.

Ngày 23 tháng 3 năm 2009, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản số 1820/NHNN-QLNH yêu cầu các ngân hàng thương mại dừng thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn giữa VND và ngoại tệ. Theo văn bản vừa ban hành, hiện nay NHNN đã dự thảo thông tư về giao dịch ngoại hối của các tỏ chức tín dung được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối theo hướng dẫn của Nghịđịnh 160/2006/NĐ-CP và thay thế Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN về giao dịch hối đoái. Do đó, NHNN yêu cầu các NHTM đã được phép

NHNN cho phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn giữa VND và nôaij tệ chấm dứt việc thực hiện ngiệp vụ này kể từ ngày 23/3/2009. Các hợp đồng quền chọn giữa VND và ngoại tệ đã ký trước ngày 23/3/2009 vẫn được thực hiện như đã ký kết.

Như vậy, có thể thấy, các văn bản pháp lý có liên quan đến chính sách quản lý ngoại hối và các nghiệp vụ phái sinh được ban hành là khá nhiều nhưng chúng vẫn chưa quy định cụ thể và mang tính thúc đẩy các giao dịch ngoại hối phái sinh phát triển. Nó chỉ mang tính tức thời bổ sung cho thị trường ngoại hối, cũng giống như Nhà nước chỉ ban hành văn bản luật khi thị trường cần thực hiện các giao dịch này trong ngắn hạn, chứ chưa đưa ra các bộ luật chuẩn quy định cụ thể, thống nhất về công cụ bảo hiểm phái sinh. Như vậy sẽ gây khó khăn cho các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư…trong việc hoạch định các chiến lược dài hạn để kinh doanh trên thị trường. Cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh còn có khá nhiều lỗ hổng so với nhu cầu thực tế. Vấn đề đặt ra là các cơ quan chức năng cần tập trung nghiên cứu, tham khảo và học hỏi kinh nghiệm từ các nước khá nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của thịtrường ngoại hối phái sinh Việt Nam.

Một phần của tài liệu mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 65 - 69)