Nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối

Một phần của tài liệu mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 32 - 35)

a. Khái niệm:

Nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối là việc đồng thời mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau.

Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là sản phẩm của thị trường phi tập trung (OTC) được kết hợp trực tiếp giữa hai ngân hàng, hoặc giữa ngân hàng với khách hàng. Theo đó không có mẫu chuẩn của hợp đồng giao dịch hoán đổi và các hợp đồng kiểu này khác nhau về một số nội dung.

Giao dịch hoán đổi được tạo ra để xử lý những không tương xứng trong các luồng tiền, giúp ngân hàng, doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn những dòng lưu chuyển tiền tệ của mình.

b. Đặc điểm

Giao dịch hoán đổi bao giờ cũng bao gồm hai vế song song là mua vào và bán ra. Trong đó việc mua vào và bán ra đối với một đồng tiền nhất định được cam kết đồng thời và và cùng có giá trị vào ngày ký kết hợp đồng hoán đổi. Số lượng mua vào và bán ra đối với đồng tiền đó là bằng nhau trong cả hai vế hợp đồng. Trong một số trường hợp nếu có thỏa thuận đặc biệt, có thể khác nhau do có thêm khoản lãi phát sinh trên khoản tiền gốc ban đầu. Ngày giá trị của vế mua vào và bán ra là khác nhau.

Giao dịch hoán đổi có thể là:

+ Hoán đổi ngay – kỳ hạn: Gồm một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn. Đây là loại giao dịch hoán đổi ngoại hối được sử dụng phổ biến nhất.

+ Hoán đổi kỳ hạn – kỳ hạn: Gồm hai giao dịch kỳ hạn được ký kết đồng thời tại cùng một ngày nhưng có ngày giá trị khác nhau (Forward – Forward Swap). Trên thực tế loại này là sự kết hợp hai giao dịch hoán đổi giao ngay – kỳ hạn ngược chiều ở vế giao ngay.

c. Ứng dụng

Tùy điều kiện cụ thể mà mỗi nhóm tham gia giao dịch ngoại hối hoán đổi với một hoặc nhiều mục đích khác nhau nhưng đều dựa trên đặc trưng của

loại hình giao dịch này, đó là tạo ra độ chênh lệch về thời gian đối với các luồng tiền mà không hề làm thay đổi trạng thái ngoại hối, tức tránh được rủi ro tỷ giá.

Với khách hàng lợi ích thể hiện ở chỗ khách hàng thỏa mãn nhu cầu về ngoại tệ hoặc nội tệ của mình ở thời điểm hiện tại, tức là ngày hiệu lực, đồng thời thỏa mãn nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ vào ngày đáo hạn. Điều này cũng giống như nghiệp vụ kỳ hạn, do đó khách hàng có thể phòng ngừa được rủi ro biến động tỷ giá.

Đối với ngân hàng lợi ích thể hiện ở chỗ một mặt ngân hàng đáp ứng được nhu cầu khách hàng nhằm nâng cao uy tín và gia tăng giá trị thương hiệu của mình. Mặt khác ngân hàng có thể kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra ngoại tệ từ giao dịch với hai khách hàng có nhu cầu giao dịch ngoại tệ ngược chiều nhau. Bên cạnh đó, các giao dịch hoán đổi có vai trò tuần hoàn trạng thái tiền tệ của NHTM, giúp các NHTM kiểm soát nguồn vốn của mình. Cụ thể, đặc trưng trong hoạt động ngân hàng là ngân hàng thực hiện rất nhiều nghiệp vụ giá trị khác nhau với sự tham gia của vô số đồng tiền vào những ngày giá trị khác nhau, đặt ngân hàng vào trạng thái trường với một số đồng tiền tại một số ngày nhất định và đoản đối với những đồng tiền khác vào những ngày giá trị khác. Giao dịch hoán đổi giúp ngân hàng tuần hoàn trạng thái ngoại tệ trường hoặc đoản, kéo dài vào một ngày giá trịtrong tương lai, làm thay đổi trạng thái luồng tiền và phòng ngừa rủi ro lãi suất. Việc tuần hoàn có thể được thực hiện hàng ngày hoặc hàng tuần từ thời điểm phát sinh giao dịch giao ngày đến khi đáo hạn hợp đồng kỳ hạn tương ứng, bên cạnh đó ngân hàng còn dễ dàng xử lý những giá trị nhỏ do chênh lệch giữa các hợp đồng. Ngoài ra, nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối cũng rất hiệu quả trong việc huy động vốn của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)