Nghiệp vụ tương lai

Một phần của tài liệu mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 28 - 30)

a. Khái niệm

Hợp đồng tương lai (hay còn gọi là hợp đồng giao sau) là một hợp đồng giữa hai bên người mua và người bán, để mua bán tài sản (ngoại tệ) vào một ngày trong tương lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay. Hợp đồng tương lai được phát triển từ hợp đồng kỳ hạn nên có những điểm giống với hợp đồng kỳ hạn. Tuy vậy, khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai được giao dịch trên thị trường có tổ chức gọi là sàn giao dịch tương lai (hay sàn giao dịch giao sau).

b. Đặc điểm

Tại thịtrường giao dịch tương lai chính là thịtrường giao dịch có kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa về loại ngoại tệ giao dịch, số lượng ngoại tệ giao dịch và ngày chuyển giao ngoại tệ. Trong nghiệp vụ kỳ hạn, các chi tiết do hai bên đàm phán và thỏa thuận cụ thể. Một số điểm khác biệt cơ bản giữa nghiệp vụ kỳ hạn và nghiệp vụtương lai có thể được liệt kê như sau:

+ Nghiệp vụ tương lai được thỏa thuận và mua bán thông qua người môi giới. Nghiệp vụ kỳ hạn được thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên của hợp đồng.

+ Nghiệp vụ tương lai thực hiện tính giá hàng ngày theo giá thị trường (Making to market). Trong nghiệp vụ kỳ hạn, hợp đồng kỳ hạn được thanh toán vào ngày đáo hạn.

+ Khác với nghiệp vụ kỳ hạn, trong nghiệp vụ tương lai, thị trường chỉ sẵn sàng cung cấp đối với một vài loại ngoại tệ nhất định. Chẳng hạn thị trường

Chicago chỉ cung cấp hợp đồng với 6 loại ngoại tệ đó là: GBP, CAD, EUR, JPY, CHF và AUD.

+ Tất cả các nghiệp vụ tương lai đều thực hiện qua một sở giao dịch có tổ chức. Sở giao dịch là người đề ra quy chế và kiểm soát hoạt động của các hội viên. Hội viên của sở giao dịch là các cá nhân, có thể là đại diện của các công ty, ngân hàng thương mại hay cá nhân có tài khoản riêng. Sở giao dịch giới hạn số lượng hội viên và vì thế quyền hội viên có thể mua bán, thuê hay ủy quyền giao dịch lại cho các nhà giao dịch không phải là hội viên. Trên thực tế chính nơi giao dịch của các NHTM cũng đồng thời là “sàn” giao dịch các hợp đồng tương lai, và khi đó các NHTM đảm nhiệm luôn vai trò là trung tâm thanh toán bù trừ để làm dịch vụ cho khách hàng, hoặc tự mình kinh doanh với khách hàng. Khi tự mình kinh doanh, các NHTM thường “nhường” cho khách hàng đóng vai trò chọn trước là người mua hay người bán còn bản thân mình sẽ sẵn sàng làm đối tác. Khi đó các ngân hàng thông thường sẽ giữ vị thế sở hữu ngoại tệ, ngược với vị thế hiện thời trên thị trường giao ngay, thì cùng lúc đó ngân hàng sẽ ký luôn hợp đồng bán ngoại tệ trên thịtrường tương lai. Nếu đến thời điểm đáo hạn, tỷ giá trên thị trường giao ngay giảm thì khoản lợi nhuận thu được từ thịtrường tương lai sẽ bù đắp cho mức biến động tỷ giá trên thịtrường giao ngay giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro tỷ giá.

c. Ứng dụng của hợp đồng tương lai trong hoạt động của các NHTM

Với các NHTM, nghiệp vụ ngoại hối tương lai được sử dụng với mục đích đầu cơ và phòng ngừa rủi ro hối đoái.

Trong nghiệp vụ kỳ hạn, các bên tham gia không thể bán hợp đồng khi thấy có lời cũng không thể hủy bỏ hợp đồng khi thấy bất lợi. Trong khi đó hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao hơn bởi vì phòng giao hoán sẵn sàng đứng ra “đảo hợp đồng” bất cứ khi nào có một bên yêu cầu. Khi đảo hợp

đồng thì hợp đồng cũ bị xóa bỏ và hai bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch giá trị tại thời điểm đảo hợp đồng. Đặc điểm này khiến cho hầu hết các hợp đồng tương lai đều tất toán thông qua đảo hợp đồng, chỉ có khoảng 1,5% hợp đồng tương lai được thực hiện thông qua chuyển giao ngoại tệ vào ngày đáo hạn. Cũng chính đặc điểm này khiến hợp đồng tương lai nói chung là công cụ thích hợp cho các nhà đầu cơ. Nhà đầu cơ dự báo một loại ngoại tệ nào đó lên giá trong tương lai sẽ mua hợp đồng tương lai loại ngoại tệ đó. Ngược lại nhà đầu tư khác dự đoán ngoại tệ đó xuống giá trong tương lai sẽ bán hợp đồng tương lai. Sở giao dịch với tư cách là nhà tổ chức và trung gian trong giao dịch sẽ đứng ra thu xếp các loại hợp đồng này.

Một phần của tài liệu mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 28 - 30)