Môi trường kinh tế trong nước

Một phần của tài liệu mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 37 - 38)

Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) đã đánh dấu mức độ hội nhập sâu rộng với thị trường kinh tế thế giới. Để phù hợp với các điều ước kinh kinh tế quốc tế, Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong quá trình điều hành và quản lý kinh tế thể hiện bởi các chính sách, chủ trương của chính phủ, từ đó tác động đến chính sách tài chính, thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối. Các tác động đó biểu hiện cụ thể qua cung cầu ngoại tệ:

Gia tăng nguồn cung ngoại tệ

+ Khi mở rộng giao thương và hợp tác quốc tế, Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn cung ngoại tệ mà điển hình là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), kiều hối và hoạt động xuất khẩu. Theo tờ Newyork Times số tiền người Việt Nam chuyển về nước đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á (sau Philipin), đứng thứ 4 châu Á sau Trung Quốc và Ấn Độ và đứng thứ 7 thế giới.

+ Bên cạnh nguồn vốn FDI, kiều hối và xuất khẩu nguồn cung ngoại tệ còn được tăng đáng kể thông qua các hoạt động như: Khách nước ngoài sang Việt Nam du lịch ngày càng đông; thịtrường chứng khoán phát triển kéo theo nhu cầu đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng ngày càng cao; nguồn vốn ODA mà Việt Nam được tài trợ cũng mang lại một nguồn

ngoại tệ không nhỏ, bên cạnh đó là người nước ngoài tới Việt Nam làm việc, học tập, nghiên cứu cũng như người Việt Nam làm cho các công ty nước ngoài ngày càng nhiều, lương và thu nhập của họ cũng là một trong những đóng góp cho nguồn cung ngoại tệ quốc gia.

Gia tăng nhu cầu ngoại tệ

+ Nhu cầu ngoại tệ tăng do nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ ngày càng cao.

+ Ngoài hoạt động nhập khẩu nhu cầu ngoại tệ còn phát sinh do nhu cầu người Việt Nam ra nước ngoài học tập, công tác, chữa bệnh, du lịch…đồng thời nhu cầu đầu tư ra nước ngoài cũng ngày càng ra tăng trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Chính vì vậy các sản phẩm dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại hối ngày càng đa dạng và hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng nhu cầu, tối ưu hóa lợi nhuận của khách hàng,các nhà đầu tư và cho chính các ngân hàng thương mại.

Sự gia tăng cung cầu ngoại tệ không cân đối tạo sức ép gây nên những biến động về tỷ giá ngoại tệ diễn ra liên tục từ đó tác động tới kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ảnh hưởng tới xu hướng kinh doanh và việc sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh trong thịtrường ngoại hối.

Một phần của tài liệu mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 37 - 38)