a. Khái niệm
Nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ là giao dịch trong đó người mua có quyền chứ không có nghĩa vụ mua hay bán một số lượng đồng tiền này lấy đồng tiền khác tại một tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian nhất định. Người bán có trách nhiệm thực hiện giao dịch nếu người mua muốn vào ngày đáo hạn.
b. Đặc điểm
Options không chỉcho phép nhà đầu tư đón đầu xu thế của một đồng tiền mà nó còn cho phép giới hạn rủi ro thua lỗ. Người tham gia giao dịch có thể kiếm lợi nhuận từ Options với bất cứ chiều nào của biến động giá: giá lên, giá xuống và thậm chí là cả trường hợp giá không biến động. Như vậy có thể nói Options là một công cụ giao dịch độc đáo và đa chiều, tạo linh hoạt lớn trong quá trình đầu tư. Để thành công với việc áp dụng Options trong danh mục đầu tư thì nhà đầu tư cần nắm rõ những đặc điểm riêng có của Options như sau:
− Các chủ thể tham gia hợp đồng quyền chọn bao gồm: Người bán hợp đồng quyền chọn, người mua hợp đồng quyền chọn và trung tâm thanh toán bù trừ của hợp đồng quyền chọn.
− Các loại hợp đồng quyền chọ bao gồm:
Quyền chọn mua (Call Option): Là hợp đồng cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua một số lượng ngoại tệ ở một mức giá và một thời hạn xác định trước.
Quyền chọn bán (Put option): Là kiểu hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có quyền nhưng không bắt buộc, được bán một số lượng ngoại tệ ở một mức giá và trong một thời hạn được xác định trước. Nếu tỷ giá biến động thuận lợi người mua sẽ thực hiện hợp đồng, ngược lại người mua sẽ không thực hiện hợp đồng cho đến khi hợp đồng hết hạn.
− Phí quyền chọn (Option Premium): Là khoản tiền mà người mua hợp đồng quyền chọn phải trả cho người bán. Nhờ có phí đặt cọc nên hợp đồng quyền chọn không bắt buộc các bên phải giao sản phẩm. Người mua quyền có thể thực hiện quyền, hay bán quyền cho một người mua khác, hay không thực hiện quyền. Các thỏa thuận mua và bán hợp đồng quyền chọn đựơc thực hiện khi hồ sơ cả hai bên đều thống nhất với nhau về giá thực hiện, phí quyền chọn, ngày đáo hạn; nếu không giao dịch phải tạm treo để chờ, hoặc trung tâm giao dịch sẽ làm việc để thanh lý.
− Tỷ giá quyền chọn là tỷ giá thanh toán trong trường hợp người mua đồng ý tiến hành giao dịch. Giá trị của quyền chọn tùy thuộc vào tỷ giá quyền chọn và sự biến động của tỷ giá trên thị trường. Tỷ giá biến động có thể làm cho quyền chọn trở nên sinh lợi (in-the-money), hòa vốn (at-the-money) hoặc lỗ vốn (out-of-the-money).
− Ngày hết hạn: Đây là ngày mà hợp đồng Options hết hạn hay hết giá trị nếu bên mua quyền không thực hiện quyền chọn.
− Tùy thuộc từng loại quyền chọn và vị thế của chủ thể khi tham gia giao dịch quyền chọn mà người mua, người bán sẽ phải đối diện với những loại rủi ro tài chính với mức độ rủi ro nhất định. Đối với người mua quyền chọn mua lỗ nhiều nhất là mức phí quyền chọn, lãi có thể rất lớn; ngược lại người bán quyền chọn mua: lãi tối đa là phí quyền chọn, lỗ có thể rất lớn. Đối với người mua quyền chọn bán, lỗ nhiều nhất là phí quyền chọn bán, lãi bị giới hạn, trong khi đó người bán quyền chọn bán lãi nhiều nhất là phí quyền chọn bán và lỗ bị giới hạn.
c. Ứng dụng của nghiệp vụ quyền chọn trong hoạt động ngân hàng
Ngân hàng có được doanh thu từ bán quyền chọn, bao gồm cả quyền chọn bán lẫn quyền chọn mua. Nếu ngân hàng lỗ khi bán quyền chọn mua thì ngân hàng sẽ lãi khi bán quyền chọn bán và ngược lại. Ngân hàng có thể sử dụng doanh thu do bán quyền chọn mua và quyền chọn bán để chi cho khách hàng khi khách hàng thực hiện quyền chọn. Ngân hàng có thể bù đắp phần lỗ này từ phía ngân hàng đối tác ở nước ngoài. Sử dụng hợp đồng quyền chọn như là giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối có ưu điểm là giúp ngân hàng vừa kiểm soát được rủi ro ngoại hối vừa giúp ngân hàng tận dụng được cơ hội đầu cơ nếu như tỷ giá biến động thuận lợi. Có thể nói hợp được cả hai mục tiêu: phòng ngừa rủi ro và đầu cơ. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là ngân hàng phải bỏ chi phí ra mua quyền cho dù thực hiện hay không thực không thực hiện quyền chọn.