Các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh khác

Một phần của tài liệu mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 35 - 36)

a. Nghiệp vụ kỳ hạn không chuyển giao (Non-deliverable forward –NDF)

Nghiệp vụ kỳ hạn không chuyển giao cũng có những điểm tương đồng với nghiệp vụ ngoại hối kỳ hạn nhưng các bên tham gia sẽ chỉ thanh toán phần chênh lệch giữa tỷ giá cam kết thực hiện trong hợp đồng và tỷ giá giao ngay tại thời điểm đáo hạn.

Nghiệp vụ này được sử dụng nhiều ở những nước mà chính phủ cấm sử dụng giao dịch ngoại hối kỳ hạn vì lo ngại hiện tượng đầu cơ ảnh hưởng giá trịđồng tiền nội tệ. Thịtrường NDF là thịtrường OTC. Một hợp đồng kỳ hạn không chuyển giao thường là hợp đồng ngắn đến hạn (từ hai tháng đến một năm). Và thường được thỏa thuận thanh toán bằng USD. Tại một ngày xác định, lãi (lỗ) sẽ được xá định giữa hai bên dựa vào chênh lệch tỷ giá quy định trên hợp đồng và tỷ giá giao ngay trên thị trường vào ngày thỏa thuận trước mà không hề có sự chuyển giao thực sự của lượng tiền được mua bán trong hợp đồng.

b. Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ chéo (Cross – currency swap hay CCS)

Giao dịch hoán đổi ngoại hối là một công cụ hữu ích để xử lý trạng thái luồng tiền mà không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng, tuy nhiên chỉ thực hiện hiệu quả trong ngắn hạn (dưới một năm) khi tỷ giá kỳ hạn tính toán theo mức lãi suất hiện hành trên thị trường tương đối sát với tỷ giá giao ngay dự tính trong tương lai, hay thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ liên kết hoàn hảo. Còn trong dài hạn, khó có thể xác định chính xác mức tỷ giá kỳ hạn, trao đổi định kỳ các khoản lãi sẽ an toàn trường ngoại hối, với thời hạn dài (hàng năm) và lãi được thanh toán định kỳ trong thời gian hiệu lực.

Giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo là giao dịch trong đó xuất hiện việc hoán đổi các dòng tiền trong tương lai bằng hai loại tiền tệ khác nhau giữa hai bên đối tác giao dịch.

Đặc điểm quan trọng nhất của hoán đổi tiền tệ chéo là việc trao đổi tiền gốc (cả khi bắt đầu và khi kết thúc) sẽ tiến hành theo tỷ giá ngoại hối giao ngay tại thời điểm ban đầu khi thực hiện giao dịch. Loại hợp đồngnày cũng có những điểm tương tự như hoán đổi ngoại hối, tuy nhiên có một số điểm khác biệt như: thời gian hợp đồng dài, do đó trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, các bên tiến hành thanh toán khoản lãi phát sinh theo định kỳ, khoản gốc chỉ được hoán đổi khi hợp đồng đáo hạn. Như vậy nếu như trong hợp đồng hoán đổi ngoại hối, lãi và gốc được thanh toán một lần tại thời điểm hợp đồng đến hạn, thì trong hợp đồng hoán đổi tiền tệ, lãi được thanh toán định kỳ, còn gốc chỉđược thanh toán một lần khi đến hạn hợp đồng. Đây là loại nghiệp vụ phái sinh cơ bản giúp đối tác có thể phòng ngừa rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất và giảm chi phí, nên thường được người đi vay sử dụng để tiếp cận thịtrường nợ nước ngoài và phòng ngừa rủi ro những khoản vay ngoại tệsang đồng nội tệ.

Trên thực tế các nước trong khu vực, nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ được sử dụng rất phổ biến. Nghiệp vụ này cho phép các công ty giảm đáng kể chi phí đi vay còn các ngân hàng thông qua cung cấp dịch vụ thì thu được phí.

Một phần của tài liệu mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối phái sinh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 35 - 36)