Tình hình doanh thu của khách sạn theo từng loại hình dịch vụ

Một phần của tài liệu thực trạng và biện pháp thu hút khách tại khách sạn hoa hồng (Trang 61 - 65)

C/ THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN

2.2.3.1. Tình hình doanh thu của khách sạn theo từng loại hình dịch vụ

Trước kia khách sạn chỉ chú trọng phục vụ nhà nghỉ cho khách nhưng hiện nay với nền kinh tế thị trường nhu cầu đòi hỏi của con người ngày càng cao và ngày càng nhiều vì vậy khách sạn đã mở rông ra nhiều loại sản phẩm dịch vụđể phục vụ

nhu cầu của khách đồng thời mở rộng quy mô kinh doanh tăng doanh thu cho khách sạn như: bể bơi, sân tennis, phòng họp, phòng hội thảo,nhà hàng phục vụ tiệc cưới, liên hoan,karaoke,quầy hàng lưu niêm,mỹ nghệ,…Doanh số của các loại hình dịch vụ tại khách sạn thể hiện qua bảng sau

Bảng 2.8 : tình hình doanh thu theo từng loại hình kinh doanh dịch vụ của khách sạn Đvt : tr đồng chênh lệch 05/04 chênh lệch 06/05 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 ± % ± % tổng doanh thu 24384.61 25709.5 22495.71 1324.883 5.4 -3213.79 -12.5 doanh thu lưu trú 14456.23 16085.17 13568.65 1628.94 11.26 -2516.52 -15.6 doanh thu ăn uống 7542.6 7546.5 6842.2 3.9 0.05 -704.3 -9.3 doanh thu từ dịch vụ bổ sung 2385.783 2077.826 2084.86 -307.957 -5.9 7.034 12.48

Nhận xét:

Năm 2005 tổng doanh thu của khách sạn tăng sang năm 2006 thì tổng doanh thu lại giảm do các nhân tố sau:

- Ta thấy rõ là doanh thu lưu trú vẫn là chủ đạo. Năm 2005 so với năm do lượt khách tại khách sạn tăng nên doanh thu lưu trú cũng tăng 1.628.940.000đ

tương đương tăng 11,26%. Năm 2006 doanh thu lưu trú lại giảm 2.516.520.000đ

tương đương giảm 15,6%

- Doanh thu ăn uống chiểm tỷ trọng thứ 2 sau doanh thu lưu trú. Năm 2005 doanh thu này tăng nhẹ không đáng kể chỉ có 3.900.000đ tương đương tăng 0,05 % so với năm 2004 sang năm 2006 thì doanh thu phần ăn uống lại giảm mạnh 704.300.000đ tương đương giảm 9,3%. Do nhà hàng thiếu chú trọng trong xây dựng các chiến lược hợp lý, lúc này doanh thu ăn uống của khách sạn chủ yếu là từ phục vụ điểm tâm cho khách trích ra từ giá thuê phòng hay thỉnh thoảng từ những bữa tiệc lớn ở ngoài( hội nghị, cưới hỏi),chưa có chính sách nào khuyến khích, thu hút khách đang lưu trú ở khách sạn dùng bữa trưa và chiều – 2 bữa chính trong ngày. Thêm vào đó thực đơn không có gì mới nên không có sự hấp dẫn, thỏa mãn được nhu cầu của khách, đặc biệt các món ăn chế biến theo kiểu Pháp ,Nhật còn hạn chế.

- Doanh thu từ dịch vụ bổ sung bao gồm doanh thu từ dịch vụ giải trí, dịch vụ

bán hàng, vận chuyển,… ta thấy sang năm 2005 có xu hướng giảm nhẹ 307.957.000đ

động lưu trú tăng nên làm cho doanh thu của khách sạn. Nhưng sang năm 2006 thì doanh thu từ hoạt động này lại tăng do hoạt động giải trí và vận chuyển tăng nên doanh thu từ hoạt động này tăng 7.034.000đ tương đương tăng 12,48

Như vậy ta thấy năm 2005 doanh thu toàn khách sạn tăng do hầu hết doanh thu các loại hình dịch vụ tăng chỉ có doanh thu dịch vụ bổ sung nhưng vì loại hình này không phải là loại hình chủ lực của khách sạn không chiếm phần doanh thu lớn nên doanh thu năm 2005 tăng. Nhưng sang năm 2006 tất cả các loại hình dịch vụ đều kinh doanh kém hơn năm ngóai nên doanh thu các loại hình này đều giảm chỉ

có hoạt động bổ sung được cải thiện và nâng cao nhưng vì hoạt động này chỉ chiếm tỉ trọng thấp nên vẫn không cải thiện được tình hình kinh doanh của khách sạn nên doanh thu của khách sạn năm 2006 vẫn giảm. Vì vậy khách sạn phải có những biện pháp nhằm nâng cao doanh thu của toàn khách sạn như:

Đối với lĩnh vực kinh doanh lưu trú cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ, khách sạn cần nâng câp cải tạo một số phòng hiện nay đã xuống cấp, song song với nó là việc theo dõi biến động cung cầu du lịch để có mức giá linh động, tránh việc giảm giá không thích hợp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của dịch cụ lưu trú và uy tín của khách sạn.

Đối với lĩnh vực kinh doanh ăn uống, có thể nói khách sạn có khá nhiều thuận lợi để kinh doanh bởi hầu hết các nhà hàng đều nằm ở vị trí đẹp và thoáng mát. Hiện tại khách sạn có các hình thức phục vụ sau:

o Phục vụ theo thực đơn đặt trước. o Phục vụ theo thực đơn chọn món. o Phục vụăn tại phòng.

Để khai thác tối đa chi tiêu tối đa của khách cho nhu cầu ăn uống khách sạn cần tuyển những nhân viên trẻ, hoạt bát, có kinh nghiệm về chuyên môn lẫn ngoại ngữ

Đối với những loại hình dịch vụ có doanh thu tăng cần phát huy mặt tích cực này.

2.2.3.2. Tình hình doanh thu và mức chi tiêu theo cơ cấu du khách:

Trong điều kiện nguồn khách quốc tế đến khách sạn còn hạn chế và trong

điều kiện còn chính sách 2 giá trong kinh doanh du lịch, việc phân tích doanh thu theo nguồn gốc dân tộc của khách(quốc tế, nội địa) rất có ý nghĩa đối với khách sạn,

nó được đặt ra xuất phát từ chổ giá cho thuê buồng giường khách sạn đối với khách quốc tế và nội địa khác nhau, do đó dẫn đến việc tiêu dùng trong du lịch khác nhau

ở hai loại khách này. Ở phần trước ta đã nghiên cứu sự biến động tổng doanh thu của khách sạn theo từng loại hình kinh doanh dịch vụ, nguyên nhân sự biến động này là do nhiều yếu tố khách quan tạo nên, trong đó có ảnh hưởng không nhỏ của việc chi tiêu cho nhu cầu du lịch của du khách.

Công thức :

Tổng doanh thu khách quốc tế

Doanh thu bq một ngày khách quốc tế =

Tổng số ngày khách quốc tế

Tổng doanh thu khách nội địa Doanh thu bq một ngày khách nội địa =

Tổng số ngày khách nội địa

Tổng doanh thu Doanh thu bq một ngày =

Tổng số ngày khách

Vậy ta có bảng sau:

Bảng 2.9 : Tình hình doanh thu và mức chi tiêu theo cơ cấu du khách qua 3 năm 2004-2006

Đvt: triệu đồng

Chênh lệch 05/04 Chênh lêch 06/05 Chỉ tiêu 2004 2005 2006

± % ± %

Tổng doanh thu 24384.61 25709.5 22495.71 1324.89 5.43 -3213.79 -12.5 Doanh thu khách nội địa 12259.65 12998.95 10956.78 739.3 6 -2042.17 -15.7 Doanh thu khách quốc tế 12124.96 12710.55 11538.93 585.59 4.8 -1171.62 -9.2 Doanh thu bq một ngày khách

quốc tế 0.850636 0.805179 0.888567 -0.04546 -5.34 0.083388 10.3

Doanh thu bq một ngày khách

nội địa 0.623837 0.707618 0.601822 0.083781 13.42 -0.1058 -14.9 Doanh thu bq một ngày khách 0.719183 0.752708 0.721201 0.033525 4.6 -0.03151 -4.18

Nhận xét:

Doanh thu bình quân một ngày khách của khách sạn năm 2005 tăng 0,033525 (trđ/ngày) tương đương tăng 4,6% so với năm 2004 sang năm 2006 doanh thu bình quân bình quân một ngày lại giảm 0,03151 (trđ/ngày) tương đương tăng 4,18% so với năm 2005 da ảnh hưởng của 2 nhân tố :

- Năm 2005 doanh thu bình quân một ngày khách nội địa tăng 0,083781 (trđ/ngày) tương đương tăng 13,42 % do tốc độ tăng của doanh thu khách quốc tế

tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng số ngày khách . Sang năm 2006 doanh thu bình quân một ngày của khách nội địa giảm 0,1058 (trđ/ngày) tương đương giảm 14,9% do doanh thu khách nội địa giảm trong khi đó tổng ngày khách nội địa lại tăng

- Năm 2005 doanh thu bình quân một ngày khách quốc tế giảm 0,04546(trđ/ngày) tương đương giảm 5,34% so với năm 2004 do tốc độ tăng của doanh thu khách quốc tế không cao bằng tốc độ tăng của số ngày khách quốc tế..

Sang năm 2006 doanh thu bình quân một ngày khách quốc tế lại giảm 0,083388(trđ/ngày) tương đương giảm 10,3% so với năm 2005 do doanh thu khách quốc tế giảm trong khi đó số ngày khách quốc tế lại tăng

Như vậy ta thấy doanh thu bình quân một ngày khách khá cao và càng dần dần có xu hướng tăng.

Một phần của tài liệu thực trạng và biện pháp thu hút khách tại khách sạn hoa hồng (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)